Năm 2050 sẽ là năm mà Terminator đụng độ chiến binh hoàn hảo. Đó kết luận rút ra từ một buổi hội thảo được quân đội Mỹ tài trợ nhàm thảo luận các xu hướng tương lại trên chiến trường.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 12-02-2016
- Cập nhật : 12/02/2016
Mỹ, Nhật, Hàn tăng cường hợp tác quân sự đối phó Triều Tiên
Hình ảnh vụ phóng tên lửa ngày 7/2 của Bình Nhưỡng trên kênh truyền hình Triều Tiên KRT. Ảnh: Reuters.
Tướng thủy quân lục chiến Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, găp trực tiếp Đô đốc Katsutoshi Kawano, đứng đầu Các lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tại Trân Châu Cảng, Hawaii. Tướng Lee Sun-jin, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, họp trực tuyến từ xa với hai quan chức trên, Reuters đưa tin.
Ba quan chức ra thông báo chung sau cuộc họp, gọi việc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 4 ngày 6/1 và "phóng tên lửa tầm xa" ngày 7/2 là vi phạm trực tiếp các nghị quyết Liên Hợp Quốc, "khiêu khích nghiêm trọng cộng đồng quốc tế". Họ nhất trí đáp trả cứng rắn với Bình Nhưỡng thông qua "chia sẻ thông tin ba bên" và "phối hợp an ninh hơn nữa để tăng cường hòa bình và ổn định trong khu vực".
Đây là cuộc gặp thứ hai giữa quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc từ tháng 7/2014, theo Đại úy hải quân Mỹ Greg Hicks, người phát ngôn của tướng Dunford. Ông Lee quyết định ở lại Seoul để "duy trì tình trạng sẵn sàng" trên bán đảo sau những hành động gần đây của Triều Tiên.
Ba quan chức dự kiến gặp nhau một lần nữa trước cuối năm và xem xét tăng cường tham gia tập trận quân sự cùng các hoạt động khác để thắt chặt quan hệ an ninh, một quan chức Mỹ hiểu tình hình cho biết thêm.
Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh lên quỹ đạo ngày 7/2 và vấp phải sự lên án mạnh mẽ từ Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giới, cho rằng đây là hành động che đậy việc phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo.
Mỹ và Hàn Quốc ngay sau đó thông báo sẽ bắt đầu đối thoại chính thức về điều động hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đến bán đảo Triều Tiên "vào thời điểm sớm nhất có thể".
Donald Trump: Tỉ phú nổi tiếng, Tổng thống Mỹ tương lai?
Người ủng hộ ông Trump mừng chiến thắng ở New Hampshire ngày 9.2 với băng rôn có dòng chữ “Trump làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” - Ảnh: Reuters
Ông Obama yêu cầu chi mạnh 1,8 tỷ USD để chống lại virus Zika
Tổng thống Obama vừa yêu cầu Quốc hội Mỹ "bơm" thêm 1,8 tỷ USD để phục vụ cho nghiên cứu phòng ngừa và chữa trị bệnh cúm do virus Zika.
Tổng thống Obama đã yêu cầu Quốc hội tăng cường gấp 1,8 tỷ USD để chuẩn bị và nghiên cứu về virus cúm Zika (theo báo cáo của Nhà Trắng).
Mặc dù Tống thống Mỹ nhấn mạnh rằng người dân không nên hoảng sợ về Zika nhưng ông cũng cho rằng việc nghiên cứu phải được tiến hành một cách nghiêm túc vì loại virus này có liên quan đến căn bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
Trong đợt dịch lần này (bắt đầu từ tháng Tư năm 2015), virus Zika lây truyền do muỗi cắn đã lan rộng khắp 26 quốc gia ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê. Hiện đã có khoảng 50 trường hợp được xác định nhiễm Zika tại Mỹ.
Mặc dù không có trường hợp nào nhiễm Zika do muỗi đốt tại nước Mỹ nhưng điều này có thể thay đổi trong thời gian tới: "Vào thời điểm chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè, quần thể muỗi sẽ trở nên đông đúc và hoạt động mạnh hơn. Chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ để giảm nhẹ và nhanh chóng giải quyết các tình huống xảy ra khi có dịch, đặc biệt là tại khu vực phía Nam Hoa Kỳ", thông cáo báo chí của Nhà Trắng cho biết.
Hầu hết số tiền trong số 1,8 tỷ USD sẽ được tập trung cho nghiên cứu điều trị và phòng ngừa lan truyền virus Zika, một số sẽ chi phí cho các chương trình giám sát y tế công cộng. Hơn 80% kinh phí sẽ được phân cho cơ quan Y tế và dịch vụ con người của nước này, bao gồm Trung tâm nghiên cứu vắc-xin và kiểm soát dịch bệnh, Medicaid.
Khoảng 335 triệu USD sẽ được giao cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để hỗ trợ các nước đang bị ảnh hưởng bởi ổ dịch và 41 triệu USD cho Bộ ngoại giao để chăm sóc tốt cho các nhân viên của Mỹ tại nước ngoài bị nhiễm Zika.
Số tiền này sẽ không được tài trợ cho các nghiên cứu chuyên sâu như làm thế nào để biến đổi gen di truyền của muỗi để ngăn chặn Zika.
Mặc dù Tổng thống Obama muốn nước Mỹ sẵn sàng trong trường hợp dịch Zika bùng phát và lan truyền khắp nước này nhưng trong một buổi nó chuyện mới đây trên kênh CBS News ông cũng trấn an dân chúng rằng: "Không nên hoảng sợ về điều này. Đây không phải là một lí do khiến mọi người có thể chết vì nó. Nhưng chúng ta phải có sự chuẩn bị nghiêm túc".
Cường quốc thế giới thống nhất về thỏa thuận ngừng bắn ở Syria
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hôm qua tham dự phiên họp của Nhóm Quốc tế Hỗ trợ Syria (ISSG) ở Munich, Đức. Ảnh: Reuters
Thông tin trên được chính Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiết lộ tại một cuộc họp báo diễn ra hôm nay ở thành phố Munich, Đức, với sự góp mặt của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura. Tuy nhiên, ông Kerry cho hay thỏa thuận ngừng bắn không áp dụng cho cuộc chiến chống các nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) hay Mặt trận al-Nusra, theo BBC.
Các cường quốc cũng nhất trí tăng cường và mở rộng viện trợ nhân đạo đối với khu vực. Một lực lượng đặc nhiệm của Liên Hợp Quốc sẽ được thiết lập để đảm bảo tất cả các bên đều có thể nhận viện trợ, ông Kerry cho biết thêm.
Ông thừa nhận kế hoạch ngừng bắn này là "khá tham vọng" và thành công của nó còn phụ thuộc vào việc những lực lượng mặt đất có tôn trọng cam kết hay không.
"Điều chúng ta có ở đây chỉ là những thứ trên giấy. Điều chúng ta cần thấy trong những ngày tới đó là các hành động thực tế trên chiến trường", ông nói.
Ngoại trưởng Kerry cũng lưu ý xung đột ở Syria không nhất thiết phải kết thúc trong tương lai gần. Bản thỏa thuận chỉ đơn thuần giúp "tạm dừng" cuộc chiến để đưa viện trợ nhân đạo tới Syria.
Ngoài ra, ông cho hay các phiên đàm phán hòa bình giữa lực lượng phiến quân đối lập và chính quyền Syria sẽ được tái khởi động ở Geneva, Thụy Sĩ, trong thời gian "sớm nhất có thể".
Nga cảnh báo nguy cơ 'chiến tranh thế giới mới' từ xung đột Syria
Khi được hỏi về đề nghị của một số quốc gia Arab liên quan tới việc tham gia vào cuộc xung đột ở Syria dưới sự chỉ huy của Mỹ, ông Medvedev nhấn mạnh "đây là một tin xấu bởi việc triển khai tấn công trên bộ thường sẽ dẫn tới những cuộc chiến tranh kéo dài", theo AFP.
"Người Mỹ và các đối tác Arab của chúng tôi cần suy nghĩ kỹ về điều này: Liệu họ có muốn một cuộc chiến tranh kéo dài hay không?", ông Medvedev nói trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Đức Handelsblatt. "Các bạn thực sự cho rằng mình có thể nhanh chóng giành thắng lợi trong một cuộc chiến như vậy? Điều đó là bất khả thi".
Theo ông, tất cả các bên cần ngồi vào bàn đàm phán thay vì làm bùng phát "một cuộc chiến tranh thế giới mới". Bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào từ những thế lực bên ngoài nhân danh lực lượng đối lập Syria đều chỉ khiến tình trạng bạo lực trở nên tồi tệ hơn.