tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 12-02-2016

  • Cập nhật : 12/02/2016

Giám đốc tình báo Mỹ: 'Yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông là quá đáng'

Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở biển Đông trong khi phương tiện truyền thông Trung Quốc tăng cường tuyên truyền hòng củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh trong khu vực.
Yêu sách của Trung Quốc là quá đáng
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ hôm 9-2, ông Clapper mô tả các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông là quá đáng. Ông dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và cơ sở quân sự ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). 

Ông cho biết trong chuyến thăm của ông tới Trung Quốc hồi năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn khẳng định với ông rằng các đảo nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích dân sự.

 trung quoc boi dap trai phep da xu bi o quan dao truong sa cua viet nam. (anh: getty images)

 Trung Quốc bồi đắp trái phép đá Xu Bi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: Getty Images)

Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng một đường băng trái phép ở quần đảo Trường Sa và dường như đang xây dựng thêm ba đường băng khác. Những đường băng này sẽ cho phép máy bay trinh sát Trung Quốc hạ cánh và tiếp nhiên liệu ở các đảo, tạo cho Bắc Kinh khả năng kiểm soát dễ dàng tất cả mọi thứ di chuyển qua khu vực.
Trước khi những cảnh báo của ông Clapper được đưa ra, một bài viết trên Asia Times nhấn mạnh rằng phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như đã tăng cường đáng kể những nỗ lực tuyên truyền trong vấn đề tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 
Báo chí Trung Quốc bênh vực vô lý
Các bài xã luận thậm chí kêu gọi Trung Quốc kiểm soát chặt hơn khu vực theo sau sự kiện tuần tra "tự do hàng hải" của Mỹ ở quần đảo Hoàng Sa. 
Hôm 30-1, tàu khu trục USS Curtis Wilbur của Mỹ đã tiến hành áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. 
Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ động thái trên trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố chính thức không có cơ sở pháp lý: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Đông và những vùng biển lân cận".
Trong một bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), một sĩ quan cao cấp của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thậm chí đã kêu gọi Trung Quốc lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Đông và tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực "càng sớm càng tốt". 
Trên Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng mô tả các cuộc tuần tra tự do hàng hải là một "hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc". Bài báo của tờ này còn thẳng thừng tuyên bố rằng Mỹ đang âm mưu làm "bá chủ hàng hải" bằng cách duy trì sự hiện diện trong vùng biển khu vực.
Tuy nhiên, như tờ The Diplomat ghi nhận, Trung Quốc đã cẩn thận khi không đưa ra bất kỳ khiếu nại pháp lý cụ thể nào liên quan đến phạm vi biên giới trên biển của nước này ở biển Đông bởi các yêu sách như "đường chín đoạn" của Bắc Kinh là vô căn cứ và không có giá trị pháp lý.
Mặc dù vậy, truyền thông Trung Quốc vẫn thực hiện chiến dịch tuyên truyền, ủng hộ cho các tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh, đồng thời còn viện lý cho hành động tăng cường chi tiêu quốc phòng và quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.

Nhật tuyên bố cấm vận Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa

Nhật Bản ngày 10-2 tuyên bố sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới lên Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa mới đây của Bình Nhưỡng.
Thông báo của Nhật Bản được đưa ra sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa hôm 7-2 của Bình Nhưỡng và nhất trí nhanh chóng đưa ra các biện pháp trừng phạt mới áp đặt lên Triều Tiên.
"Chúng tôi đã quyết định đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn" - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói trước báo giới về động thái mới nhất của nước này.
"Bất chấp các yêu cầu lặp đi lặp lại của chúng tôi về việc dừng thử nghiệm hạt nhân và phát triển tên lửa, Triều Tiên vẫn tiến hành phóng tên lửa. Động thái này tác động trực tiếp tới Nhật Bản và chúng tôi cần phải thể hiện quyết tâm mạnh mẽ" - Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố.
Các biện pháp trừng phạt mới nhất của Nhật Bản sẽ bao gồm việc cấm tàu của Triều Tiên đi vào các hải cảng của Nhật Bản và lệnh cấm nhập cảnh vào Nhật Bản đối với các công dân mang quốc tịch Triều Tiên.

"Tất cả tàu của Triều Tiên, bao gồm những tàu vì mục đích nhân đạo, sẽ bị cấm cập cảng của Nhật Bản. Các tàu của nước thứ ba mà đã đến Triều Tiên cũng sẽ bị cấm vào", tuyên bố từ chính phủ Nhật Bản. 

 thu tuong nhat ban shinzo noi rang tokyo da dua ra cac bien phap trung phat cung ran doi voi trieu tien. (anh: ft)

 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo nói rằng Tokyo đã đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Triều Tiên. (Ảnh: FT)

Trong khi đó, những biện pháp trừng phạt chẳng hạn như cấm đi du lịch mà Nhật Bản nới lỏng trong năm 2014 sau khi Bình Nhưỡng đồng ý tái điều tra các vấn đề liên quan đến công dân Nhật bị bắt cóc bởi các điệp viên Triều Tiên trong nhiều thập kỷ trước cũng sẽ được thực hiện trở lại.
Các lệnh trừng phạt mới nhất của Nhật Bản vẫn phải đợi sự chấp thuận từ nội các và cũng phải thông qua một số điều chỉnh tại nghị viện trước khi thông qua. 
Tuyên bố về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới của Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc vừa quyết định đình chỉ tất cả hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong. Đây là lần đầu tiên Seoul đóng cửa khu liên hợp kinh tế này kể từ khi mở cửa hồi năm 2004.

Cựu CEO Hewlett-Packard dừng cuộc đua vào Nhà Trắng

Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Carly Fiorina đã tuyên bố dừng chiến dịch tranh cử trong khi ứng viên Chris Christie của đảng này dự kiến cũng sẽ rời khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trong một bài đăng trên Facebook, cựu giám đốc điều hành của tập đoàn công nghệ Hewlett-Packard bà Carly Fiorina đã tuyên bố sẽ dừng tranh cử. 
Trong khi đó, thống đốc bang New Jersey - Chris Christie cũng đã thông báo ý định rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng của mình sau cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire, theo USA Today.
"Việc lựa chọn cho cuộc bầu cử là những lời hứa y hệt nhau mà không có gì thay đổi. Tôi sẽ không ở lại và im lặng" - bà Fiorina nói. Bà nhấn mạnh sẽ tiếp tục "các ý định đi du lịch khắp đất nước và giúp những người Mỹ mà không hài lòng với các các vấn đề của đất nước".

Tuy nhiên, ông Christie chỉ công bố quyết định của đội ông. Theo The Washington Post, ông đã tổ chức một cuộc họp với các thành viên của đội. New York Times cho biết ông Chris Christie dự kiến cũng sẽ tuyên bố dừng cuộc đua vào Nhà Trắng trong ngày 10-2 (giờ Mỹ).

hai ung cu vien tong thong cua dang cong hoa ba carly fiorina va ong chris christie. (anh: rushincrash) 

Hai ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa bà Carly Fiorina và ông Chris Christie. (Ảnh: Rushincrash) 

Về phía đảng Cộng hòa, Christie giữ vị trí thứ sáu trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire trong khi bà Fiorina đứng thứ bảy.
Như vậy, hiện tại vẫn còn 7 ứng cử viên đảng Cộng hòa đang tiếp tục đường đua. Tuy nhiên, nếu thống đốc bang New Jersey ông Chris Christie đưa ra tuyên bố dừng tranh cử chính thức thì sẽ còn 6 ứng viên đảng Cộng hòa tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng.
Đối với đảng Cộng hòa, hiện tỷ phú Donald Trump đang chiếm ưu thế trong khi ứng viên sáng giá nhất của đảng Dân chủ là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 8-11 năm nay.

Phương Tây ép Nga ngừng ném bom ở Syria

Các cường quốc phương Tây hôm 10-2 gây sức ép buộc Nga ngừng chiến dịch không kích hỗ trợ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad xung quanh TP Aleppo – Syria.

Trong phiên họp kín của 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 10-2, một số thành viên đề nghị Nga kết thúc chiến dịch không kích tại Syia sớm hơn. Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre cho rằng ông Assad đang cố gắng tiêu diệt toàn bộ phe đối lập.

Phát ngôn viên lực lượng nổi dậy Salim al-Muslat cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga. “Nếu ông ấy sẵn sàng cứu những đứa trẻ của chúng tôi, đây là thời điểm để nói “không” với các cuộc không kích của Nga tại Syria”.

Ông al-Muslat cho biết thêm phiến quân đang muốn cung cấp thêm vũ khí phòng không để tiêu diệt máy bay Nga. Tuy nhiên, những người ủng hộ phương Tây và Ả Rập từ chối cung cấp loại vũ khí này do sợ chúng lọt vào tay nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

phat ngon vien phe doi lap salim al-muslat phat bieu tai cuoc hoa dam o geneva - thuy si ngay 31-1. anh: reuters

Phát ngôn viên phe đối lập Salim al-Muslat phát biêu tại cuộc hòa đàm ở Geneva - Thụy Sĩ ngày 31-1. Ảnh: Reuters

Ngoài đề nghị nói trên, một quan chức phương Tây cho biết Moscow đã đề xuất một lệnh ngừng bắn trong khoảng thời gian 3 tuần, dự kiến bắt đầu từ ngày 1-3.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng yêu cầu các bên tham chiến trong và ngoài TP Aleppo, gồm lực lượng chính phủ Syria, Nga, các phong trào người Shiite do Iran hậu thuẫn và phong trào Hezbollah (Lebanon) cùng quân nổi dậy phải ngưng chiến ngay lập tức.

Tại cuộc họp diễn ra ở TP Munich – Đức vào ngày 11-2 (giờ địa phương) gồm Nga, Mỹ, Ả Rập Saudi, Iran và các cường quốc khác, ông Kerry hy vọng thỏa thuận hòa bình – bị đổ vỡ hồi đầu tháng này - sẽ được nối lại.

Trong khi đó, ở Washington, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Quốc hội rằng cần phải xem xét một số lựa chọn nếu giải pháp ngoại giao thất bại.

Đại sứ LHQ về vấn đề Syria Staffan de Mistura dự kiến tổ chức một cuộc đàm phán vào ngày 25-2 giữa chính phủ Syria và phe đối lập tại Geneva – Thụy Sĩ nhưng các cuộc tấn công của liên minh Syria – Nga vào TP Aleppo đã làm đảo lộn mọi kế hoạch.

 

Khu phố al-Shaar ở TP Aleppo bị dội bom ngày 10-2. Ảnh: Reuters
Khu phố al-Shaar ở TP Aleppo bị dội bom ngày 10-2. Ảnh: Reuters

LHQ cảnh báo thảm họa nhân đạo có thể diễn ra tại TP Aleppo – nơi 500 người thiệt mạng kể từ khi xung đột nổ ra. Theo phát ngôn viên của tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) Sam Taylor, các cuộc không kích được triển khai liên tục ở phía Nam và phía Bắc thành phố. Hầu hết bệnh viện trong khu vực đều hư hại.

Bỏ qua những nỗ lực yêu cầu ngừng bắn của cộng đồng quốc tế, Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zoubi hôm 10-2 khẳng định chiến thắng ở TP Aleppo đang đến rất gần và nói rằng đó không phải là một cuộc chiến lâu dài. “Những trận đánh là không dễ dàng nhưng ngày đó sẽ đến, khi tất cả khu vực nông thôn và các phần bị chiếm đóng của thành phố sẽ về lại tay chính phủ Syria” – ông al-Zoubi tuyên bố.

Chiếm được Aleppo sẽ là giải thưởng chiến lược lớn nhất cho chính phủ Assad kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra hồi năm 2011 giết chết ít nhất 250.000 người và buộc 11 triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa.


NATO sắp triển khai lực lượng tới Đông Âu

Các bộ trưởng quốc phòng NATO hôm 10-2 đồng ý triển khai một lực lượng đa quốc gia mới để tăng cường khả năng phòng thủ cho các thành viên liên minh ở tiền tuyến đang bị Nga “đe dọa”.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết lực lượng mới từ Mỹ và 27 nước khác sẽ đóng luân phiên ở một số nước khu vực Đông Âu chứ không thường trú vĩnh viễn.

Ông Stoltenberg nói quy mô và thành phần lực lượng sẽ được các nhà hoạch định quân sự lên kế hoạch vào mùa xuân này.

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau phiên họp đầu tiên của các bộ trưởng quốc phòng NATO kéo dài hai ngày, ông Stoltenberg nhấn mạnh động thái trên nhằm đưa ra thông điệp: Bất kỳ một cuộc tấn công nào chống lại một thành viên của khối cũng được xem như một cuộc tấn công vào các đồng minh khác và liên minh sẽ trả đũa.

Cũng theo ông Stoltenberg, việc quyết định luân chuyển bao nhiêu binh sĩ về phía Đông có thể mất thời gian.

cac bo truong quoc phong nato hom 10-2 hop tai brussels - bi. anh: ap

Các bộ trưởng quốc phòng NATO hôm 10-2 họp tại Brussels - Bỉ. Ảnh: AP

tong thu ky nato jens stoltenberg. anh: ap

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AP

Đại sứ Mỹ tại NATO Douglas Lute cho hay lực lượng dự kiến triển khai phải đợi sau quá trình tham vấn với Tư lệnh tối cao của NATO ở châu Âu, tướng không quân Mỹ Philip Breedlove. Một quan chức NATO giấu tên tiết lộ vớiAP rằng khoảng 3.000 binh sĩ sẽ được điều tới Đông Âu.

Trước đó, ngày 2-2, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng và chi phí đào tạo cho quân đội Mỹ ở châu Âu lên gấp 4 lần (3,4 tỉ USD). Nếu Quốc hội thông qua, một lữ đoàn của Mỹ sẽ thường trú tại các nước NATO gần Nga cho mục đích huấn luyện và đào tạo. Ngoài ra, thiết bị quân sự cũng được Lầu Năm Góc chuẩn bị để gửi tới Tây Âu nếu xảy ra khủng hoảng.

Hôm 8-2, Đặc phái viên của Nga tại NATO Alexander Grushko cảnh báo Moscow sẽ phản ứng với hành động tập trung quân sự của liên minh gần biên giới nước này. Trong bài phát biểu trên truyền hình, đặc phái viên Nga cho biết NATO phải giải thích rõ ràng nếu làm như vậy, đồng thời khẳng định Moscow sẽ không thỏa hiệp lợi ích an ninh của mình.

Trong khi đó, ông Stoltenberg dự định tổ chức một cuộc họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Munich - Đức để nhấn mạnh liên minh không có ý định thù địch với Nga.

Ngoài ra, theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, các bộ trưởng quốc phòng của NATO cũng đang xem xét giải pháp làm chậm dòng người nhập cư vào châu Âu bằng đường biển.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục