tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 09-10-2015

  • Cập nhật : 09/10/2015

Philippines tố Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông làm "ao nhà"

ngoai truong philippines albert del rosario. (nguon: afp/ttxvn)

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Đài RFI đưa tin, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vừa lên tiếng cảnh báo cộng đồng quốc tế phải thận trọng trước các hành động bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông do Trung Quốc muốn biến khu vực trên thành "ao nhà" của quốc gia Đông Bắc Á này. 

Theo ông, các hành động này nằm trong âm mưu của Bắc Kinh nhằm thay đổi trật tự thế giới.

Những cảnh báo trên được Ngoại trưởng Philippines đưa ra khi trả lời phỏng vấn chuyên san Foreign Policy của Mỹ nhân dịp tới New York dự khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốchồi tuần trước. Bài phỏng vấn được Bộ Ngoại giao Philippines chứng thực ngày 7/10.

Theo ông del Rosario, Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc hải quân, nhưng để đạt mục tiêu Bắc Kinh "cần phải có một cái hồ riêng… và Philippines cho rằng Trung Quốc đã chọn Biển Đông làm hồ riêng của mình."

Ngoại trưởng del Rosario không ngần ngại tố cáo tính chất phi pháp trong kế hoạch bành trướng của Trung Quốc, kêu gọi quốc tế phải thận trọng trước các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông vì nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ "có nguy cơ thay đổi trật tự quốc tế"./. (VIETNAM+) 


IMF cảnh báo nguy cơ của kinh tế Trung Quốc

Ngày 8-10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức “chưa từng thấy” khi hiện đại hóa nền kinh tế...

cong nhan lam viec trong mot nha may thep o trung quoc. nen kinh te lon thu hai the gioi dang co dau hieu hut hoi anh: reuters

Công nhân làm việc trong một nhà máy thép ở Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có dấu hiệu hụt hơi Ảnh: Reuters

Và những thách thức này là nguy cơ đối với toàn thế giới.

Theo AFP, IMF đánh giá việc Trung Quốc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào tiêu dùng trong nước và hệ thống tài chính tuân thủ các nguyên tắc thị trường sẽ là nhiệm vụ “đầy rủi ro” với “những thách thức chưa từng thấy”.

“Để đạt được kết quả này, Trung Quốc cần thực hiện cẩn trọng các cải cách và đảm bảo sự ổn định về chính sách” - IMF nhấn mạnh. Trong Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu (GFSR), IMF cảnh báo nợ doanh nghiệp ở Trung Quốc sẽ tăng nhanh, tạo gánh nặng lớn đối với hệ thống tài chính.

IMF cũng cho rằng Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các di sản của mô hình kinh tế tập trung trước đây khi chuyển sang nền kinh tế phụ thuộc vào thị trường nhiều hơn.

Ví dụ, các ngân hàng Trung Quốc vẫn đang chật vật với những khoản nợ xấu do các doanh nghiệp nước này đang gặp nhiều khó khăn.

IMF dự báo GDP Trung Quốc sẽ chỉ đạt 6,3% trong năm 2016, mức thấp nhất trong 25 năm qua. Kinh tế toàn cầu cũng sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 3,1% năm nay và 3,6% năm 2016.

IMF cảnh báo nếu các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc, hụt hơi thì ảnh hưởng đối với kinh tế toàn cầu sẽ cực kỳ nghiêm trọng.

Phản ứng với cảnh báo của IMF, phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Yi Gang tuyên bố: “Không nên lo lắng. Trung Quốc vẫn còn tiềm năng tăng trưởng từ trung bình đến cao trong tương lai gần”.

Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán toàn cầu liên tục lao đao vì các tin xấu về nền kinh tế Trung Quốc như xuất khẩu và sản xuất công nghiệp sụt giảm, nợ doanh nghiệp tăng cao…  


Anh quyết định ngừng viện trợ cho Ấn Độ: Được cái này, mất cái kia

Chính phủ Anh vừa quyết định từ cuối năm nay sẽ ngừng viện trợ phát triển và tài chính cho Ấn Độ.

o an do hien co nhieu ti phu hon o anh - anh: reuters

Ở Ấn Độ hiện có nhiều tỉ phú hơn ở Anh - Ảnh: Reuters

Từ trước tới nay, Ấn Độ là nước được Anh viện trợ phát triển và tài chính nhiều nhất, với khoảng 200 triệu bảng Anh mỗi năm. Lập luận của chính phủ Anh cho quyết định này không hẳn hoàn toàn vô lý.
Ở Ấn Độ hiện có nhiều tỉ phú hơn ở Anh. Ấn Độ cũng có vũ khí hạt nhân như Anh trong khi Ấn Độ vượt xa Anh về phương diện chinh phục vũ trụ.
Nhưng nhìn từ góc độ ý nghĩa và mục đích của viện trợ thì quyết định nói trên không thể không bị nghi ngờ. Ấn Độ vẫn là một trong những nước có tỷ lệ đói nghèo cao nhất thế giới, sự chênh lệch giữa giàu và nghèo cũng rõ rệt nhất thế giới.
Hằng năm, chính phủ Ấn Độ phải chi ra khoảng 70 tỉ bảng Anh cho những chương trình phúc lợi xã hội. Viện trợ cũng còn là công cụ và phương cách duy nhất giúp Anh duy trì được ảnh hưởng ở Ấn Độ.
Quyết định nói trên vì thế không dễ dàng gì nhưng rõ ràng là một quyết định chính trị của Anh trong tình thế bị xung khắc lợi ích và buộc phải chấp nhận rằng được cái này thì sẽ mất cái kia.
Khoản viện trợ của Anh quá ít ỏi so với nhu cầu của Ấn Độ nhưng lại hoàn toàn không phải nhỏ đối với Anh. Khi xưa, số tiền này có thể giúp Anh duy trì ảnh hưởng chính trị đối với Ấn Độ nhưng thời nay đã khác hẳn thời xưa và không chỉ Ấn Độ mà cả những thuộc địa cũ của Anh cứ ngày càng rời xa London.
Muốn duy trì ảnh hưởng chính trị đối với Ấn Độ thì Anh phải chấp nhận chi nhiều hơn hoặc đổi mới cơ bản toàn bộ mối quan hệ.

Tổng thống Obama bị "tước quyền" đe dọa phủ quyết đạo luật quốc phòng 2016

Ngày 7 -10, Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) 2016 với số phiếu đủ để vượt qua sự đe dọa phủ quyết của tổng thống.

Theo đó, trong phiên bỏ phiếu hôm 7-10 tại Thượng viện, đạo luật này đã giành được số phiếu 70/27, đảm bảo đủ sự ủng hộ tại Thượng viện để vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống Barack Obama.

Đạo luật ủy quyền quốc phòng năm tới cho phép chính phủ Mỹ chi 612 tỷ USD cho chi tiêu quân sự, trong đó dành 38 tỷ USD cho để chi cho các hoạt động quân sự bất thường ở nước ngoài.

tong thong my barack obama

Tổng thống Mỹ Barack Obama

NDAA 2016 sẽ cho phép dành các khoản ngân sách mới cho các hoạt động triển khai quân Mỹ tại Đông Âu để trấn an các quốc gia đồng minh NATO, và cho phép chuyển giao vũ khí sát thương cho Ukraine.

Đạo luật này còn có nội dung cấm chuyển giao thêm các tù nhân ở Vịnh Guantanamo tới Mỹ và một số quốc gia nước ngoài.

Trước đó, Tổng thống Obama đã đe dọa phủ quyết dự luật này vì ông không đồng ý với việc các nghị sĩ muốn bổ sung thêm 38 tỉ USD để chi tiêu cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài, vượt qua mức trần chi tiêu mà Đạo luật kiểm soát ngân sách 2011 đã quy định.

Chủ tịch Ủy ban quân lực Thượng viện John McCain đã lên án đe dọa phủ quyết của Tổng thống Obama với tuyên bố rằng, vào thời điểm có nhiều mối đe dọa đối với nước Mỹ như hiện nay, sự phủ quyết như vậy sẽ là không thông minh, sai lầm, yếm thế và nguy hiểm.

Hồi tuần trước, đạo luật này đã được Hạ viện Mỹ thông qua. Sau khi Thượng viện phê chuẩn, đạo luật sẽ được trình lên Tổng thống Obama để ký ban hành.


Giá dầu tăng mạnh do chiến sự Syria

gia dau tang manh do chien su syria

Giá dầu tăng mạnh do chiến sự Syria

Trong phiên, giá dầu Mỹ có lúc vượt 50 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ tháng 7.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/10, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ tăng 1,62 USD hay tăng 3,4%lên 49,43 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 21/7. Trong phiên, giá có lúc vượt 50 USD/thùng.

Giá dầu Brent cũng tăng 1,72 USD hay tăng 3,4% lên 53,05 USD/thùng.

Giá dầu tăng mạnh những phiên gần đây do sản lượng dầu của Mỹ có dấu hiệu giảm trong khi đó lo ngại về can thiệp quân sự của Nga ở Syria cũng hỗ trợ giá dầu.

Phiên đêm qua, giá dầu cũng được hỗ trợ do USD suy yếu sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản họp tháng 9. Biên bản chỉ ra Fed quyết định chưa tăng lãi suất trong tháng 9 do lo ngại lạm phát. USD suy yếu sẽ khiến dầu hấp dẫn đầu tư hơn khi định giá bằng USD rẻ hơn.

Trong tuần này, giá dầu đã tăng hơn 8%. Tuy nhiên, tình trạng dư thừa cung tiếp diễn khiến đà tăng của giá dầu hạn chế. Một số chuyên gia cảnh báo giá dầu có thể giảm trở lại do dư cung.

Nga đã khởi động chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria bằng một loạt đợt không kích và phóng tên lửa vào lãnh thổ Syria nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. NUS Consulting Group cho rằng, xung đột hiện tại ở Syria sẽ chỉ tác động đáng kể đến thị trường dầu nếu chiến sự lan sang các nước trong khu vực.
 
“Syria không phải là nước sản xuất dầu mỏ, vai trò thực của Syria đến thị trường năng lượng không thể hiện từ cuộc nội chiến hiện tại mà là nguy cơ chiến sự lan sang các nước trong khu vực”, NUS Consulting Group nhận định.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục