Obama sẽ đến các nước châu Á vào tháng tới
Australia hoãn tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông
Tàu Trung Quốc theo dõi tàu Mỹ trước cuộc tuần tra đảo nhân tạo
Mỹ tiến gần tới thỏa thuận tránh vỡ nợ
Ngoại trưởng Trung Quốc: 'Mỹ đừng gây chuyện'
Tin thế giới đọc nhanh chiều 10-10-2015
- Cập nhật : 10/10/2015
Hàn Quốc sở hữu hơn 8.000 công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Số công ty nước ngoài hoạt động tại nước này trong năm ngoái đã gia tăng nhờ vị trí địa lý thuận lợi cũng như việc nước này trở thành một thị trường lớn trên thế giới và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước.
Theo các số liệu mới nhất do Cơ quan Thuế quốc gia của Hàn Quốc(NTS) công bố, số công ty nước ngoài hoạt động tại nước này trong năm ngoái đã gia tăng nhờ vị trí địa lý thuận lợi cũng như việc nước này trở thành một thị trường lớn trên thế giới và ký kết nhiều hiệp địnhthương mại tự do với các nước.
Các số liệu cho thấy số công ty có đầu tư của nước ngoài tại Hàn Quốc trong năm ngoái đã lên tới 8.095, tăng 0,5% so với con số 8.056 của năm trước đó.
Trong khi đó, số công ty nước ngoài có chi nhánh hay công ty con tại đây cũng tăng 2,8% từ 1.722 lên thành 1.770, còn số văn phòng liên lạc của các hãng nước ngoài có thể mở rộng sự hiện diện trong thời gian tới cũng tăng 7,3% từ 1.489 lên thành 1.598.
Nhiều nhà phân tích cho rằng sự gia tăng này có được là nhờ việc nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này thu hút được ngày càng nhiều sự chú ý của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chế tạo, logistics và dịch vụ trong những năm qua khi mà Hàn Quốc đã trở thành một thị trường lớn.
Ngoài ra, việc Hàn Quốc nằm ngay sát thị trường khổng lồ Trung Quốcvà việc nước này đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do với Mỹ, Liên minh châu Âu và ASEAN cũng là tác nhân góp phần tăng cường sự đầu tư từ các nước ngoài.
Các số liệu của NTS cho thấy trong năm 2014, có tới 45,6% trong tổng số tất cả các công ty con của nước ngoài có mặt tại Hàn Quốc là của Mỹ và Nhật Bản, tiếp đó là của Hong Kong (Trung Quốc), Singapore và Trung Quốc Đại lục.
Các đồng tiền châu Á đồng loạt phục hồi mạnh
Các đồng tiền ở khu vực châu Á đang tăng giá mạnh trở lại. Trước đó, trong đợt bán tháo hồi tháng 8-9, tỷ giá các đồng tiền này đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính hồi cuối thập niên 1990.
Nỗi lo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất cơ bản đồng USD lần đầu tiên trong 9 năm đã dẫn tới sự rút lui mạnh của các dòng vốn ngoại ra khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có các thị trường ở châu Á.
Tuy vậy, trong cuộc họp ngày 16-17/9, FED quyết định giữ nguyên lãi suất. Hiện nay, nhiều nhà phân tích cho rằng ngân hàng trung ương này sẽ dời kế hoạch tăng lãi suất sang năm 2016.
Dự báo này giúp những đồng tiền mất giá nặng nề nhất trong thời gian qua, bao gồm đồng Rupiah của Indonesia và đồng Ringgit của Malaysia, cùng tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng. Mới tháng trước, tỷ giá các đồng tiền này chạm đáy của 17 năm.
Hãng tin CNBC cho biết, từ đầu tháng tới nay, tỷ giá đồng Ringgit so với đồng USD đã tăng 7,4%, trong khi tỷ giá đồng Rupiah tăng 8,7%. Tỷ giá đồng Won của Hàn Quốc cũng tăng 2,8%.
Tuy vậy, từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, đồng Rupiah đã mất giá 18%, còn đồng Ringgit giảm 28%. Malaysia và Indonesia đều là những nước xuất khẩu dầu nên ngoài mối lo FED tăng lãi suất, đồng tiền của hai nước này còn chịu áp lực giảm từ việc giá dầu sụt sâu.
Lực phục hồi của các đồng tiền châu Á càng mạnh thêm sau khi FED công bố biên bản cuộc họp tháng 9 vào ngày hôm qua (8/10).
“Biên bản này cho thấy rõ quan điểm mềm mỏng. Các quan chức của FED nói nhiều đến việc lạm phát ở Mỹ còn ở mức thấp và bất ổn diễn ra ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi. Bởi vậy mà đồng tiền của Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác cùng tăng giá”, ông Mark Matthews, phụ trách nghiên cứu khu vực châu Á của ngân hàng phục vụ tư nhân Julius Baer, nhận xét
Theo dự báo của ông Matthews, trong tuần tới, một số nhà đầu tư giá lên có thể sẽ chốt lãi đối với các đồng tiền châu Á. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư bán khống có thể vẫn tiếp tục mua vào để đóng trạng thái, theo đó duy trì xu hướng tăng giá từ đầu tháng đến nay của các đồng tiền này.
Bán khống là việc đặt cược vào sự giảm giá của một tài sản nào đó. Nếu tài sản đó ngừng giảm giá hoặc bắt đầu tăng giá, nhà đầu tư bán khống thường sẽ mua vào để chốt lãi hoặc cắt lỗ, khiến giá của tài sản đó càng tăng cao hơn.
Tuy vậy, cũng có một số chuyên gia cho rằng, sự hồi phục của các đồng tiền châu Á chỉ là tạm thời.
“Việc FED hoãn tăng lãi suất đã khiến nhiều người thở phào. Nhưng chúng tôi không cho rằng đây là khởi đầu cho sự đảo chiều của các đồng tiền châu Á”, chiến lược gia Khoon Goh của ngân hàng ANZ nhận định. “Chúng tôi vẫn nhận thấy những khoảng thời gian thách thức phía trước đối với các đồng tiền châu Á do tăng trưởng giảm tốc, quá trình giảm nợ, và khả năng các nước trong khu vực nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa. Áp lực giảm giá các đồng tiền khu vực sẽ trở lại”.
Ông Goh cũng cho rằng đồng Won Hàn Quốc và đồng Đôla Đài Loan sẽ là những đồng tiền dễ tổn thương nhất ở châu Á trong thời gian tới, chủ yếu do hai nền kinh tế này chịu ảnh hưởng lớn từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
WB sẽ cung cấp khoản tài chính 3,7 tỷ USD cho khu vực Trung Đông
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim đã phát biểu khẳng định WB sẽ tăng cường cung cấp tài chính cho các chương trình hiện đang triển khai tại Trung Đông lên mức 3,7 tỷ USD trong tài khóa 2016-2017, tăng 0,2 tỷ USD so với tài khóa trước đó.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim đã phát biểu khẳng định WB sẽ tăng cường cung cấp tài chính cho các chương trình hiện đang triển khai tại Trung Đông lên mức 3,7 tỷ USD trong tài khóa 2016-2017, tăng 0,2 tỷ USD so với tài khóa trước đó.
Ông Jim Yong Kim đưa ra tuyên bố trên trước thời điểm diễn ra các cuộc họp thường niên của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Lima, Peru từ ngày 8-11/10.
Chủ tịch Jim Yong Kim cũng cho biết thêm WB đang huy động các nguồn lực để có thể hỗ trợ các nước láng giềng của Syria trong việc tiếp nhận những người di cư đang lánh nạn.
Dòng người di cư từ Syria và Libya đang đổ tới Jordan, Liban, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia và Ai Cập.
Việc này gây ra những tác động tiêu cực đến các nền kinh tế của các nước láng giềng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đói nghèo và thất nghiệp, cũng như tạo thêm áp lực đối với ngân sách của các nước này.
Theo Liên hợp quốc, cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria đã khiến hơn bốn triệu người Syria phải tìm nơi ẩn náu ở nước ngoài, trong đó gần hai triệu người hiện đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, một triệu người ở Liban, khoảng 628.000 người ở Jordan và khoảng 130.000 người ở Ai Cập.
Chủ tịch WB nhấn mạnh thêm các quốc gia phát triển, nơi có dân số già, có thể tận dụng được những lợi ích "thực tế" từ những người di cư trẻ tuổi để duy trì sự phát triển bền vững.
Ông Jim Yong Kim cũng nói thêm WB đang tiếp tục triển khai kế hoạch cắt giảm số người cực nghèo xuống 10% từ mức 20% hiện nay và tiến tới loại bỏ hoàn toàn số người cực nghèo vào năm 2030.
Trung Quốc khởi động hệ thống thanh toán quốc tế riêng
Theo Tân Hoa xã, ngày 8/10, giai đoạn đầu tiên của Hệ thống thanh toán quốc tế Trung Quốc (CIPS) đã chính thức được khởi động tạiThượng Hải.
Đây là một cột mốc trong nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Phó Thống đốc Nhân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC - Ngân hàng trung ương) Phạm Nhất Phi cho hay CIPS sẽ nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trên thế giới bằng cách giảm bớt chi phí và thời gian xử lý giao dịch.
Theo ông Phạm Nhất Phi, CIPS sẽ có vai trò quan trọng trong việc vực dậy nền kinh tế thực của Trung Quốc và thúc đẩy chiến lược “hướng ngoại” của các doanh nghiệp trong nước.
Trước đây, việc thanh toán bằng đồng nhân dân tệ qua biên giới cần được thực hiện thông qua một trong những ngân hàng giao dịch nhân dân tệ ở các địa điểm xa như Hong Kong, Singapore và London (Anh) với sự hỗ trợ của một ngân hàng tương ứng ở Đại lục.
Cuba sẽ nhập khẩu trở lại ít nhất 13.000 tấn thịt gà từ Mỹ
Tổng công ty nhập khẩu lương thực Cuba Alimport thông báo sẽ nhập khẩu ít nhất 13.000 tấn thịt gà từ Mỹ trong tháng 10, đồng nghĩa với việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu loại thực phẩm này trong hai tháng qua do lo ngại dịch cúm gia cầm.
Trước đó, trong một thư điện tử gửi các đơn vị trung gian hồi tháng Sáu vừa qua, Alimport thông báo không tiếp nhận các chuyến giao hàng vào tháng Tám và tháng Chín do dịch cúm gia cầm ở Mỹ, tuy nhiên không công bố rộng rãi quyết định này.
Từ năm 2000, Chính phủ Mỹ đã cho phép các doanh nghiệp nông sản nước này xuất khẩu sang Cuba như ngoại lệ của lệnh cấm vận vì “lý do nhân đạo."
Năm 2014, giá trị xuất khẩu mặt hàng thịt gà của Mỹ sang Cuba đạt hơn 147 triệu USD và chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu lương thực từ Mỹ sang Cuba. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Hội đồng kinh tế và thương mại Mỹ-Cuba, giá trị xuất khẩu loại thực phẩm trên từ tháng 1-9 đã giảm tới 40% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ vẫn đang đối mặt với dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất trong lịch sử nước này và đã phải tiêu hủy 50 triệu con gia cầm các loại, tuy nhiên loại virus gây dịch cúm gà tại Mỹ không phải chủng loại đã gây ra các đại dịch tương tự tại châu Á, châu Phi và châu Âu.
Ngày 8/10, Ngoại trưởng Argentina Hector Timerman đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ bao vây cấm vận Cuba, đồng thời hối thúc Nhà Trắng trả lại Vịnh Guantanamo cho La Habana.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Argentina cho biết tuyên bố trên của Ngoại trưởng Timerman được đưa ra trong chuyến thăm Cuba của ông. Ngoại trưởng Timerman cũng cảm ơn Cuba đã ủng hộ Nghị quyết của Liên hợp quốc về quyền tái cơ cấu nợ của các quốc gia do Argentina đề xuất, đồng thời đánh giá cao tiến triển trong đối thoại giữa Cuba và Mỹ.
Argentina là một trong những bạn hàng thương mại quan trọng của Cuba tại Mỹ Latinh. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 357 triệu USD năm 2014./.