Trong bài phát biểu vừa kết thúc tại Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình cho biết kinh tế nước này vẫn biến động "trong giới hạn hợp lý" và thị trường chứng khoán đang hồi phục sau khi lao dốc.
Tin thế giới đọc nhanh 09-10-2015
- Cập nhật : 09/10/2015
Mỹ sắp điều chiến hạm tới Biển Đông thách thức Trung Quốc
Tàu khu trục Lassen của Mỹ (trái), tàu frigate Supreme của hải quân Singapore (giữa) và tàu tác chiến ven biển Fort Worth hồi tháng 7 đi qua Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ
Navy Times dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ hôm qua cho biết động thái có thể diễn ra trong vài ngày tới, nhưng đang chờ chính quyền Tổng thống Barack Obama thông qua lần cuối.
Kế hoạch cử tàu chiến tới khu vực này đã được đồn đoán từ tháng 5, nhưng trao đổi với báo về quân sự, ba quan chức Lầu năm Góc cho biết giới chức hải quân tin quyết định này sẽ sớm được thông qua.
Nếu được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2012 hải quân Mỹ trực tiếp thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo này.
Trong khi đó, Financial Times dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ hôm nay cho hay các tàu nước này có thể vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp trong vòng hai tuần tới.
Theo báo này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã gây sức ép với Nhà Trắng trong nhiều tháng để được phép có hành động hàng hải cứng rắn hơn. Chính quyền đã kiềm chế do lo ngại hành động có thể làm leo thang tình hình ở Biển Đông. Tuy nhiên, chính phủ cuối cùng cũng đồng ý sau khi các quan chức không đạt được tiến triển về vấn đề trong chuyến thăm Washington của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các dự án cải tạo đất đá tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang trở thành trung tâm gây gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực, kể từ khi thông tin về hoạt động này bắt đầu xuất hiện năm 2013.
Mỹ nhiều lần kêu gọi Trung Quốc ngừng hành động này, trong khi Bắc Kinh cáo buộc ngược Washington quân sự hóa Biển Đông bằng cách tuần tra và tập trận chung. Mỹ và Trung Quốc cũng đổ lỗi lẫn nhau cho các hành động nguy hiểm trong một số sự cố liên quan đến tàu và máy bay hai nước thời gian gần đây.
Doanh nghiệp Thái Lan kêu gọi chính phủ xem xét gia nhập TPP
Khối doanh nghiệp tư nhân ở Thái Lan đã thúc giục chính phủ nước này xem xét việc gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để đảm bảo vị thế cạnh tranh của nền kinh tế Thái Lan trong thương mại toàn cầu không bị suy giảm.
Các đại diện cho khối doanh nghiệp tư nhân ở Thái Lan đã thúc giục chính phủ nước này xem xét việc gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để đảm bảo vị thế cạnh tranh của nềnkinh tế Thái Lan trong thương mại toàn cầu không bị suy giảm.
Lời kêu gọi trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi 12 quốc gia đạt được thỏa thuận TPP, thành lập khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Phát biểu sau cuộc họp hàng tháng của Ủy ban thường trực chung các tổ chức Hội đồng Thương mại, Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) và Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan, Chủ tịch Ủy ban, ông Isara Vongkusolkit nói rằng các doanh nghiệp tư nhân đã bày tỏ TPP có tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Thái Lan trong tương lai.
Ủy ban này đã thúc giục chính phủ nhanh chóng xem xét việc gia nhập TPP trong khi tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Cuộc thương lượng về vấn đề này giữa Thái Lan và châu Âu đã bị đình chỉ hơn 4 năm nay.
Theo ông Isara Vongkusolkit, các tổ chức doanh nghiệp tư nhân Thái Lan sẽ chủ động thành lập một ban công tác để nghiên cứu các ảnh hưởng và lợi ích của TPP cũng như các thỏa thuận thương mại tự do khác, sau đó sẽ đề xuất cho chính phủ xem xét.
Ban này dự kiến sẽ hoàn tất việc nghiên cứu đánh giá sau 2 tháng. Ban công tác sẽ bao gồm 5 đại diện của 3 tổ chức doanh nghiệp tư nhân lớn như trên đã đề cập.
Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI), ông Supant Mongkolsuthree nói rằng khu vực công nghiệp của Thái Lan đang hết sức lo ngại về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Thái Lan với 4 nước ASEAN khác là Việt Nam, Malaysia, Singapore và Brunei, vốn đã là thành viên TPP.
Về phần mình Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan Boontuck Wungcharoen đã nói rằng nước này cần có thêm nhiều hơn thỏa thuận thương mại tự do nếu muốn tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và khẳng định vai trò trung tâm trong khu vực ASEAN.
Phản hồi lời kêu gọi này, Bộ Thương mại Thái Lan khẳng định chính phủ nước này "rất quan tâm" đến TPP và sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các điều khoản của Hiệp định trước khi đề xuất lên Quộc hội.
Nhật Bản cải tổ nội các: 10 Bộ trưởng mất chức
Vào chiều nay (7/10), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ chính thức công bố danh sách nội các mới với rất nhiều sự thay đổi đáng chú ý.
Đây là lần cải tổ nội các thứ hai của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe sau đợt cải tổ đầu tiên vào tháng 9/2014.
Nội các mới của sẽ chính thức ra mắt vào chiều nay theo giờ địa phương, tuy nhiên vào lúc nào chính phủ Nhật Bản đã cung cấp danh sách nội các mới.
Theo đó, Thủ tướng Shinzo Abe thay thế 10 vị trí Bộ trưởng và giữ lại 9 người. Tất cả các vị trí được giữ lại đều là các vị trí trọng yếu trong chính phủ, trong đó có các chức vụ Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính.
Nội các mới của Nhật Bản có 3 phụ nữ. Thủ tướng Shinzo Abe cũng thành lập một bộ mới mang tên "Bộ thúc đẩy tổng hòa nhân lực xã hội" nhằm hiện thực hóa kế hoạch tạo ra một xã hội có 100 triệu lao động tích cực trong chương trình Abenomics giai đoạn hai.
Mỹ điều tra nguồn gốc một loạt xe Toyota trong tay IS
Các video tuyên truyền của Nhà nước Hồi giáo (IS) cho thấy nhóm phiến quân đi tuần tra đường phố ở Syria trên mẫu xe bán tải Toyota Hilux, cả đời cũ lẫn đời mới, và nhiều đoàn xe Toyota Land Cruiser dài di chuyển ở Libya.
Khoảng hai phần ba số phương tiện phiến quân IS sử dụng diễu hành qua trung tâm thành phố Raqqa, Syria, khá giống những mẫu Toyota quen thuộc màu trắng. Một lượng nhỏ phương tiện còn lại là của các thương hiệu xe khác như Mitsubishi, Huyndai và Isuzu.
"Thật đáng tiếc, Toyota Land Cruiser và Hilux đã gần như trở thành một phần của cái tên IS", ABC News dẫn lời Mark Wallace, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, nói. Ông Wallace hiện là giám đốc điều hành Dự án Chống Chủ nghĩa cực đoan, hoạt động phi lợi nhuận để khám phá những mạng lưới hỗ trợ tài chính cho các nhóm khủng bố.
Theo ông Wallace, IS đã sử dụng nhiều phương tiện trong hoạt động quân sự, hoạt động khủng bố. Những video IS đăng tải gần đây cho thấy chúng sở hữu một đội xe Toyota, một yếu tố rất đáng lo ngại.
AFP cho biết dòng xe bán tải Toyota, cũng như của Mitsubishi, Huyndai và Isuzu, rất được phiến quân, các nhóm vũ trang, nổi dậy ưa thích vì chi phí hợp lý, thích ứng tốt và độ bền cao. Giai đoạn cuối cùng trong cuộc xung đột giữa Libya và Chad cuối những năm 1980 còn được gọi là "Chiến tranh Toyota" bởi binh sĩ Chad giành thắng lợi phần nào nhờ dòng xe bán tải di chuyển nhanh.
Chương trình Top Gear của BBC từng thử phá hủy một xe bán tải Toyota bằng cách đốt, dùng bi sắt phá, thậm chí là để lên nóc một tòa nhà rồi cho nổ. Các thợ cơ khí sau đó chỉ cần sử dụng một bộ đồ nghề cơ bản là có thể giúp chiếc xe hoạt động trở lại.
Toyota cho biết nhiều phương tiện trong video không phải là mẫu xe gần đây. "Chúng tôi có các thủ tục để đảm bảo sản phẩm của hãng không bị chuyển đổi trái phép để sử dụng cho mục đích quân sự", Ed Lewis, giám đốc chính sách công và truyền thông Toyota tại Washington, nói. Tuy nhiên, Toyota không thể kiểm soát hoàn toàn những kênh mua bán gián tiếp hoặc bất hợp pháp.
Đại sứ Iraq tại Mỹ Lukman Faily nói ngoài chuyển đổi mục đích sử dụng các xe tải cũ, IS còn có được "hàng trăm" xe Toyota "mới" trong vài năm gần đây. "Đây là nghi vấn chúng tôi đang đặt ra với các nước láng giềng", Faily cho biết. "Những chiếc xe tải mới này từ đâu đến?".
Nghi vấn IS sử dụng xe Toyota đã xuất hiện được vài năm. Năm 2014, đài phát thanh công cộng quốc tế PRI đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ chuyển 43 xe tải Toyota cho quân đổi dậy Syria. Một bài viết trên một tờ báo Australia gần đây cho biết có hơn 800 xe tải bị mất trong năm 2014 và 2015, có thể chúng đã được xuất sang lãnh thổ IS.
Theo số liệu bán hàng từ Toyota, lượng xe Hilux và Land Cruiser bán ra ở Iraq tăng từ 6.000 chiếc năm 2011 lên 18.000 chiếc năm 2013, sau đó giảm xuống còn 13.000 chiếc trong năm tiếp theo. Hãng sẽ "lập tức hành động" nếu phát hiện có nhân viên môi giới bán xe cho khủng bố.
Toyota hôm nay thông báo sẵn sàng hợp tác với Mỹ để điều tra xem làm thế nào IS sở hữu nhiều xe của hãng. "Chúng tôi ủng hộ ủy ban Bộ Tài chính Mỹ điều tra các đường dây cung cấp quốc tế và dòng chảy tiền, hàng vào Trung Đông", hãng cho biết.
Mỹ không đồng ý hợp tác quân sự với Nga tại Syria
"Chúng tôi không có ý định hợp tác trong một chiến lược, mà như chúng tôi đã giải thích trước đây, là một sai lầm, sai lầm nghiêm trọng của phía Nga",Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu trong một buổi họp báo khi tới thăm Italy.
"Những gì Mỹ sẽ làm là tiếp tục những cuộc thảo luận kỹ thuật, cơ bản về các cơ chế đảm bảo an toàn cho các phi công đang hoạt động tại Syria. Chúng tôi sẽ để mở kênh đối thoại này vì đây là vấn đề liên quan đến an ninh và sự an toàn của phi công", ông Carter cho biết thêm.
Nga bắt đầu triển khai chiến dịch không kích ở Syria từ ngày 30/9, nhắm mục tiêu vào Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các nhóm phiến quân. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tỏ ra hoài nghi, cho rằng Moscow muốn lợi dụng các cuộc không kích để hậu thuẫn cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad bằng cách tấn công những lực lượng đối lập chống chính quyền Syria mà Washington đang huấn luyện.
Mỹ trước đó đưa ra một số đề xuất như duy trì khoảng cách an toàn giữa chiến đấu cơ Moscow và Washington, sử dụng một tần số radio chung cho các cuộc gọi khẩn cấp nhằm tránh xảy ra tình huống va chạm. Theo các quan chức nước này, những đề xuất trên tương tự như các quy định trong hàng không dân dụng.
Ông Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, hôm qua cho hay Moscow đang cân nhắc việc phối hợp với liên minh quốc tế do Washington dẫn đầu để không kích IS ở Syria.