tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 11-10-2015

  • Cập nhật : 11/10/2015

Mỹ sắp thiết lập căn cứ quân sự tại Ba Lan

Washington và Warsaw ký thỏa thuận liên chính phủ xác định các vị trí căn cứ sử dụng cho các thiết bị quân sự hạng nặng của Mỹ tại Ba Lan trong tương lai.
xe tang abrams cua my tham gia tap tran ban dan that o ba lan hoi thang 6. anh:us army.

Xe tăng Abrams của Mỹ tham gia tập trận bắn đạn thật ở Ba Lan hồi tháng 6. Ảnh:US Army.

"Thỏa thuận... có thể dưới hình thức điều động binh sĩ và bố trí tài sản, thiết bị, vật tư và vật liệu", Sputnik dẫn lại lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ba Lan Jacek Sonta hôm qua cho biết trong một thông báo.

Theo đó, Warsaw cam kết cung cấp đất và các tòa nhà tại Căn cứ Không quân Số 32 ở thị trấn miền trung Lask, trung tâm huấn luyện bộ binh ở thị trấn tây bắc Drawsko Pomorskie và thêm ba khu phức hợp quân sự khác ở Ba Lan.

Thông tin một căn cứ quân sự Mỹ đang được thiết lập ở thị trấn Ciechanow, trung bắc Ba Lan, một khu vực có trong danh sách, xuất hiện từ hè năm nay. Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan được cho là gửi thư tới thị trưởng Ciechanow vào tháng 8 thông báo khu phức hợp quân sự là một phần trong thỏa thuận có hiệu lực từ tháng trước đó.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ba Lan tháng 6/2014 thông báo về một Sáng kiến Tái trấn an châu Âu trị giá 1 tỷ USD. Sáng kiến cho phép Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường tập trận, điều động các biệt đội và lực lượng hải quân khắp châu Âu, bao gồm Ba Lan, trong năm nay.

Washington và Warsaw còn duy trì Hiệp định Quy chế Các lực lượng (SOFA), theo đó, Mỹ đã mở một căn cứ quân sự tạm thời gần biên giới Nga vào năm 2010 và trở thành căn cứ lâu dài hai năm sau đó.

Tháng 6, Mỹ cam kết xây dựng cơ sở huấn luyện quân sự tại 6 quốc gia Đông Âu, bao gồm Ba Lan, để phục vụ hoạt động binh sĩ NATO trong khu vực. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm qua thông báo liên minh có kế hoạch tăng lực lượng phản ứng nhanh ở châu Âu, đồng thời thiết lập thêm hai trụ sở ở Hungary và Slovakia.

NATO tăng cường mở rộng lực lượng về phía đông trong bối cảnh quan hệ giữa liên minh này với Moscow đang xấu đi sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea và khủng hoảng Ukraine. Moscow nhiều lần bác bỏ cáo buộc có liên quan đến tình hình Ukraine, nhấn mạnh NATO tăng cường hoạt động gần biên giới với Nga làm xói mòn ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.


IS sát hại tướng Iran ở Syria

Nhà nước Hồi giáo sát hại một chỉ huy cấp cao Vệ binh Cách mạng Iran đang hoạt động ở Syria, gây tổn thất lớn trong cuộc chiến chống nhóm phiến quân.
tuong hossein hamedani. anh: press tv.

Tướng Hossein Hamedani. Ảnh: Press TV.

Tướng Hossein Hamedani bị Nhà nước Hồi giáo (IS) sát hại hôm 8/10 trong "một chuyến đi cố vấn" ở vùng Aleppo, AFP dẫn thông báo từ lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết. Hamedani giữ "vai trò quan trọng... củng cố mặt trận Hồi giáo chống lại các phần tử khủng bố".

IS sáng sớm qua mở đợt phản công chiếm các vị trí của phe nổi dậy ở Syria, áp sát thành phố Aleppo, nơi binh sĩ chính phủ nước này đang bảo vệ. Rami Abdel Rahman, người đứng đầu Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết nhóm phiến quân cách rìa phía bắc Aleppo khoảng 10 km.

Ali Shamkhani, thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran (SNSC), gọi cái chết của Hamedani là "tổn thất lớn" trong cuộc chiến chống các nhóm phiến quân ở Syria. Ông cảnh báo sẽ "trả thù" và điều này sẽ khiến các nhóm phiến quân bị "phá hủy hoàn toàn", hãng tin IRNA cho biết.

"(Hamedani) chịu trách nhiệm về các chiến dịch ở Syria", CNN dẫn lời cựu sĩ quan Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Reuel Marc Gerecht nói. "Ông ấy tham gia từ A đến Z, do đó về ngắn hạn, đây là một tổn thất lớn".

Iran là quốc gia đồng minh của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tehran cử lực lượng Vệ binh cùng cố vấn quân sự sang Syria để hỗ trợ Tổng thống al-Assad đối phó với phe nổi dậy Hồi giáo dòng Sunni muốn lật đổ ông.

Trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Iran cuối tuần trước, ông Assad cảm ơn Iran và Nga vì đã hỗ trợ nước này. "Chúng tôi muốn được giúp đỡ và đây là những gì Iran cùng Nga cung cấp", ông nói, ca ngợi sáng kiến thiết lập liên minh Nga, Syria và Iran của Moscow.


Nổ bom ở Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 20 người chết

Một vụ đánh bom vừa xảy ra ở gần nhà ga trung tâm tại thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10.10, làm ít nhất 20 người chết và hàng chục người bị thương.
no bom o gan 1 nha ga tai thu do ankara cua tho nhi ky ngay 10.10, it nhat 20 nguoi chet - anh: twitter

Nổ bom ở gần 1 nhà ga tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10.10, ít nhất 20 người chết - Ảnh: Twitter

Thông tin này Sputnik dẫn nguồn từ hãng tin Dogan News Agency của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.
Chưa rõ nguyên nhân từ đâu, tuy nhiên theo hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ  thì ít nhất 20 người thiệt mạng và 50 người bị thương. Công tác cứu hộ đang được thực hiện.
Cảnh sát phong tỏa toàn bộ hiện trường. Hãng tin CNN cho hay hàng chục xe cứu thương được huy động đến để giúp đỡ công tác cứu hộ các nạn nhân. Theo ghi nhận của AFP, xác người chết nằm la liệt tại hiện trường và có hơn 100 người bị thương.
hien truong sau vu no - nguon: twitter

Hiện trường sau vụ nổ - Nguồn: Twitter

Chưa có thông tin nào từ giới chức địa phương nói về vụ nổ được cho là cực kỳ lớn này. Nhiều người chứng kiến nói rằng có 2 quả bom phát nổ ở khu vực đang có biểu tình do liên đoàn lao động và một số tổ chức phi chính phủ tổ chức nhằm phản đối xung đột giữa nhà nước và quân đội của đảng Công nhân người Kurd không được công nhận ở miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng thông tấn nhà nước Anadolu nói có thể đây là vụ đánh bom tự sát nhưng không cho biết tổ chức nào đứng đằng sau vụ này.

Chuyên gia Nga: Vũ khí của IS không bắn tới máy bay Nga

Chuyên gia Nga nhận định rằng các tên lửa đất đối không vác vai (MANPAD) và súng phòng không của IS không phải là mối đe dọa cho máy bay Nga đang chiến đấu tại Syria.
ten lua vac vai va sung phong khong cua is khong the ban roi may bay nga tai syria - anh minh hoa: afp

Tên lửa vác vai và súng phòng không của IS không thể bắn rơi máy bay Nga tại Syria - Ảnh minh họa: AFP

Chuyên gia Ivan Konovalov, giám đốc Trung tâm cục diện chiến lược tại Moscow (Nga), cho rằng các thành viên tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) thiếu các hệ thống phòng thủ tiên tiến, theo Itar TASS ngày 9.10.
Những vũ khí mà IS có hầu hết là các loại tên lửa vác vai cũ như loại Stinger của Mỹ hay Strela của Nga. Các loại vũ khí này không thể bắn trúng mục tiêu bay cao hơn 4.000 m, trong khi máy bay Nga hoạt động tại Syria thì bay cao hơn nhiều, ông Konovalov nói.
Hơn nữa, các máy bay Nga còn có các loại đạn mồi hồng ngoại có thể tự vệ trước các tên lửa của IS. Máy bay ném bom Su-24 có đến 50 viên đạn này.
Chỉ có các trực thăng và máy bay tấn công mặt đất Su-25SM mới có thể bị MANPAD gây hại vì tốc độ và trần bay của chúng rất hạn chế. Tuy vậy, các máy bay Su-25SM cũng chỉ được sử dụng một cách hạn chế và nguy cơ bị bắn hạ là nhỏ nhất.
Còn các trực thăng thì không được sử dụng để tấn công IS mà chỉ có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ không quân Hmaymeen, nơi máy bay Nga được triển khai, ông Konovalov suy luận từ các thông báo của Bộ Quốc phòng Nga.

NATO: Bị động đối phó, bế tắc chiến lược

Nếu muốn tìm bằng chứng về việc NATO hiện bế tắc chiến lược và bị động đối phó đến mức nào thì chỉ cần nhìn vào hội nghị mới rồi của bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên ở Brussels (Bỉ). 

bo truong quoc phong my ashton carter tai cuoc hop khoi nato ngay 8.10 - anh: afp

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại cuộc họp khối NATO ngày 8.10 - Ảnh: AFP

Trên chương trình nghị sự là cuộc tìm kiếm chiến lược chung giúp NATO thoát ra khỏi tình trạng khó khăn và khó xử hiện tại ở Afghanistan và trong quan hệ với Nga liên quan đến tình hình Ukraine và hoạt động quân sự của Nga ở Syria.
Ở Afghanistan, Taliban tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ và Mỹ đang gặp khó xử lớn khi chẳng những không trấn áp được Taliban mà còn không kích vào một bệnh viện dân sự. Liên quan đến Ukraine, NATO vẫn chẳng khác gì bị Moscow xỏ mũi với việc Nga tiếp tục hậu thuẫn phe ly khai đối đầu quân sự với phía chính phủ.
Ở Syria, Nga tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự, tiến hành những chiến dịch không kích bằng máy bay và tên lửa hành trình nhằm vào IS, máy bay Nga thậm chí còn xâm nhập cả không phận của Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO. Câu hỏi NATO chưa thể trả lời là ý đồ chiến lược thật sự của Nga là gì và Nga sẽ còn sẵn sàng đi xa tới tận đâu nữa.
Ở hội nghị này, NATO chỉ quyết định được mỗi chuyện tăng số lượng binh lính trong cái gọi là Lực lượng phản ứng nhanh được thành lập để đối phó Nga ở châu Âu và tuyên bố sẵn sàng triển khai lực lượng này ở cả Thổ Nhĩ Kỳ để biểu lộ sự hậu thuẫn chính trị cho Ankara.
Nhưng còn đối phó với Taliban ở Afghanistan và Nga ở Ukraine và Syria như thế nào thì NATO sau hội nghị vẫn như trước hội nghị. Vấn đề đối với NATO không chỉ là bất đồng quan điểm trong nội bộ mà còn là bế tắc chiến lược.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục