tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 08-10-2015

  • Cập nhật : 08/10/2015

Thủ tướng Shinzo Abe công bố 3 mục tiêu chính của chính sách Abenomics 2.0

thu tuong shinzo abe cong bo 3 muc tieu chinh cua chinh sach abenomics 2.0

Thủ tướng Shinzo Abe công bố 3 mục tiêu chính của chính sách Abenomics 2.0


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra chính sách Abenomics giai đoạn 2 với 3 mục tiêu dài hạn và tham vọng hơn.

Giai đoạn 2 của chính sách Abenomics sẽ bao gồm 3 mục tiêu: Thứ nhất, hướng tới GDP 600.000 tỷ Yen, vượt xa con số 491.000 tỷ Yen trong năm tài khoá 2014. Mục tiêu thứ hai hướng tới tăng tỷ lệ sinh lên mức trung bình 1,8 trẻ/bà mẹ vào năm 2020 nhờ các biện pháp hỗ trợ tài chính và giáo dục cho các gia đình, từ đó duy trì dân số ở mức 100 triệu người trong vòng 50 năm tới. Mục tiêu thứ ba nhằm giảm bớt gánh nặng dân số già lên hệ thống phúc lợi xã hội. Cụ thể, trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ xây dựng thêm nhiều nhà dưỡng lão, tạo dựng một xã hội mà lực lượng lao động trẻ không bị chi phối quá nhiều để chăm sóc người già.

Những mục tiêu mới này được đánh giá là phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại của Nhật Bản, đất nước vốn chịu áp lực bởi gánh nặng an sinh xã hội trong nước.


Tổng thống Obama: Quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP

tong thong obama: quoc hoi my se thong qua tpp

Tổng thống Obama: Quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP


Ông Obama nói rằng sau 5 năm đàm phán, các nhà đàm phán Mỹ đã đạt được một thỏa thuận tốt nhất có thể đối với người lao động và các doanh nghiệp Mỹ. Ông tự tin rằng Quốc hội Mỹ sẽ sớm thông qua TPP.

 

Hôm qua (6/10), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc họp với 19 lãnh đạo doanh nghiệp, khởi đầu cho chiến dịch sẽ kéo dài nhiều tháng với mục đích thuyết phục Quốc hội Mỹ thông qua Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Obama nói rằng sau 5 năm đàm phán, các nhà đàm phán Mỹ đã đạt được một thỏa thuận tốt nhất có thể đối với người lao động và các doanh nghiệp Mỹ. Ông tự tin rằng Quốc hội Mỹ sẽ sớm thông qua TPP.

“Chúng ta không chỉ nói với các chính trị gia ở Quốc hội mà còn với tất cả các công dân Mỹ mà còn giải thích cho các tổ chức, thống đốc các bang, thị trưởng các thành phố lý do tại sao TPP lại tốt cho cộng đồng của họ”, ông nói.

Các nghiệp đoàn, bao gồm Hiệp hội du lịch Mỹ, Phòng Thương mại Mỹ và Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ, đều thể hiện sự ủng hộ dành cho TPP. Tuy nhiên các cơ quan này vẫn cho rằng chỉ có thể quyết định TPP có phù hợp với các tiêu chuẩn hay không sau khi xem xét đầy đủ và kỹ lưỡng.

Đây cũng xu hướng ở đồi Capitol. Một số nhà làm luật vốn ủng hộ tự do thương mại đang quay sang phản đối TPP sau khi một vài chi tiết của hiệp định này được tiết lộ.

“Tôi nghi ngờ rằng đang có một số thông tin sai lệch về TPP. Đây vẫn là điều thường xảy ra trong các cuộc tranh luận. Tuy nhiên tôi tự tin rằng những lập luận khẳng định TPP tốt cho nước Mỹ đủ mạnh”.


Tránh thuế, các công ty Mỹ "ém" 2,1 ngàn tỉ USD ở nước ngoài

500 công ty lớn nhất của Mỹ giữ hơn 2,1 ngàn tỉ USD lợi nhuận tích lũy qua nhiều năm ở nước ngoài để trốn thuế.

Thông tin đáng chú ý trên được Reuters dẫn nghiên cứu của hai tổ chức phi lợi nhuận Center for Tax Justice (Trung tâm Tư pháp Thuế) và U.S. Public Interest Research Group Education Fund (Quỹ giáo dục nhóm nghiên cứu lợi ích công của Mỹ) cho biết hôm 6-10. Theo đó, nếu chuyển hết số tiền nói trên về Mỹ, các công ty sẽ bị đánh thuế khoảng 620 tỉ USD.

Cụ thể, trong số 500 công ty lớn nhất của Mỹ về doanh thu trong danh sách Fortune 500, có tới 3/4 mở chi nhánh ở các “thiên đường thuế” như Bermuda, Ireland, Luxembourg và Hà Lan.

Hai tổ chức nói trên có được kết quả nghiên cứu gây sốc đó dựa trên tài liệu mà các công ty gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC).

Nghiên cứu cho biết đại gia công nghệ Apple đang giữ 181,1 tỉ USD ở nước ngoài, nhiều nhất trong số các công ty của Mỹ. Nếu chuyển toàn bộ số tiền này từ 3 “thiên đường thuế” về nước, Apple sẽ bị đánh thuế 59,2 tỉ USD. Trong khi đó, tập đoàn công nghệ General Electric (GE) để 119 tỉ USD ở 18 “thiên đường thuế”. Tương tự, hãng phần mềm Microsoft cất 108,3 tỉ USD ở 5 “thiên đường thuế” và hãng dược phẩm Pfizer có 74 tỉ USD ở 151 chi nhánh tại các “thiên đường thuế”.

apple dang giu 181,1 ti usd o nuoc ngoai, nhieu nhat trong so cac cong ty cua my. anh: epa

Apple đang giữ 181,1 tỉ USD ở nước ngoài, nhiều nhất trong số các công ty của Mỹ. Ảnh: EPA

“Ít nhất 358 công ty, chiếm gần 72% danh sách Fortune 500, vận hành chi nhánh tại các “thiên đường thuế” vào thời điểm cuối năm 2014” – nghiên cứu nói trên khẳng định: “Tổng cộng, 358 công ty này có ít nhất 7.622 chi nhánh tại các “thiên đường thuế’”.

Đáng chú ý là trong tổng số 2,1 ngàn tỉ USD mà các công ty trong Fortune 500 để ở nước ngoài, chỉ riêng 30 công ty đã chiếm tới 1,4 ngàn tỉ USD, tương đương 65%. Trong khi đó, có 57 công ty tiết lộ rằng dự kiến sẽ phải trả thêm 184,4 tỉ USD tiền thuế nếu chuyển hết lợi nhuận ở nước ngoài về Mỹ. Điều đó có nghĩa là các công ty Mỹ giữ tiền ở nước ngoài chỉ phải nộp thuế ở mức 6% cho số lợi nhuận này, so với thuế suất 35% của thuế doanh nghiệp Mỹ.

“Quốc hội Mỹ cần có hành động mạnh tay để ngăn các công ty trốn thuế và khôi phục sự công bằng của hệ thống thuế, giảm thâm hụt và cải thiện chức năng của các thị trường” – nghiên cứu nhấn mạnh.


Thương vụ Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc đổ bể

Ngày 5/10, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAWAT), dẫn lời Tân Tư lệnh Hải quân Thái Lan, Đô đốc Na Areenij cho biết, kế hoạch trang bị cho Hải Quân nước này ba tàu ngầm phi hạt nhân do Trung Quốc sản xuất có thể bị trì hoãn hoặc xem xét lại.

Tư lệnh Na Areenij cho rằng, Hải quân Thái Lan cần có tàu ngầm, tuy nhiên rõ ràng là sự sụt giảm của nền kinh tế đất nước hạn chế khả năng mua sắm trang thiết bị và vũ khí mới. Chủ trương tiết kiệm có thể ảnh hưởng cả đến các kế hoạch mua sắm tàu ngầm phi hạt nhân của Hải quân.

Việc Thái Lan xem xét lại gói mua sắm này không phải là chuyện gì mới mẻ bởi trước đó Thái Lan cũng từng tuyên bố như vậy. Hãng tin Reuters ngày 15/7 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon thông báo nước này đã hoãn kế hoạch mua 3 tàu ngầm của Trung Quốc.

"Chúng tôi sẽ chờ và không đưa lên trình nội các phê chuẩn. Hiện nay hải quân phải tự xem xét và đánh giá là các tàu ngầm này có đáng mua và tăng thêm bao nhiêu chi phí", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Prawit cho biết.

tau ngam s-20 do trung quoc san xuat.

Tàu ngầm S-20 do Trung Quốc sản xuất.

Được biết, chính Bộ trưởng Prawit hồi cuối tháng 6 cho biết Hải quân Thái Lan đã thông qua kế hoạch trị giá 36 tỷ baht, tương đương hơn một tỷ USD, để mua ba tàu ngầm phi hạt nhân của Trung Quốc.

Quyết định được đưa ra hôm 25/6, khi đa số các thành viên của Uỷ ban mua sắm Thái Lan gồm 17 người nhất trí mua tàu ngầm Trung Quốc vì "mức giá hợp lý". Một số thành viên còn lại phân vân với lời mời mua tàu của Hàn Quốc và Đức.

Theo một nguồn tin, Uỷ ban mua sắm bỏ phiếu "đồng ý" mua tàu Trung Quốc, vì chúng "được trang bị vũ khí và công nghệ vượt trội, có khả năng hoạt động ngầm dưới nước". Tuy nhiên, việc trì hoãn lần này làm dấy lên những câu hỏi về mức độ cam kết của Thái Lan trong việc mua những chiếc tàu đầu tiên loại này.

Thái Lan từng tính đến việc mua sắm tàu ngầm từ những năm 1990 của cả Đức và Hàn Quốc, tuy nhiên chưa có thỏa thuận nào đạt được. Hồi tháng 11/2014, tư lệnh hải quân Thái Lan cho biết ông đã xem xét lại việc này.

Việc người Thái Lan mua sắm tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu nó không diễn ra khi mối quan hệ "tình thâm" bấy lâu nay với Mỹ bị rạn nứt sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 5/2014.

Quyết định này của chính quyền quân sự một lần nữa đẩy Thái Lan ra xa Mỹ, đồng minh từ 180 năm nay của Thái Lan, nhưng lại kéo Bangkok gần hơn với Bắc Kinh.

Việc Thái Lan dần xa lánh Mỹ đã được ông Martin Sebastian, Giám đốc Trung tâm An ninh hàng hải và Ngoại giao thuộc Viện Hàng hải Malaysia, nói rằng có vài lo ngại trong khu vực rằng biện pháp của Mỹ đang đẩy Thái Lan về phía Trung Quốc.

“Mỹ đang lạnh lùng với chính quyền quân sự Thái Lan, điều có thể nhìn thấy qua cuộc tập trận Hổ mang vàng”, ông Sebastian nhận định.

Trong khi đó, Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, thuộc trường Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, cho rằng quyết định mua tàu ngầm của Thái Lan làm quan hệ giữa 2 đồng minh xấu đi và ảnh hưởng đến chiến lược xoay trục của Mỹ ở khu vực châu Á.

Giáo sư Thitinan cho biết: “Nó đang tạo một chính sách nguy hiểm từ Bangkok, đòi hỏi Mỹ phải cân nhắc giá trị và cả lợi ích của Mỹ (ở khu vực Châu Á) một cách cẩn trọng”.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc Thái Lan đóng băng gói mua sắm tàu ngầm với Trung Quốc là do nước này không muốn làm trầm trọng hơn mối quan hệ với Mỹ.


Ấn Độ tăng cường ngoại giao hải quân ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc

Nhằm ngăn chặn Trung Quốc mở rộng sự ảnh hưởng tới Ấn Độ Dương, Ấn Độ đã phát động chiến dịch ngoại giao hải quân nhằm giành lấy sự ủng hộ từ các quốc gia trong khu vực.

do doc rk dhowan (anh: siasat)

Đô đốc RK Dhowan (Ảnh: SIASAT)

Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc RK Dhowan đã bắt đàu chuyến thăm Australia từ ngày 2/10.

Tại đây, Đô đốc Dhowan sẽ có các cuộc hội đàm với Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Australia, Phó Đô đốc Tim Barrett, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ray Griggs và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne về các lĩnh vực hợp tác mà 2 nước có thể hướng tới ở Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, một nội dung sẽ được nêu ra trong các cuộc hội đàm nêu trên là về Hội nghị Sea Power do Hải quân Hoàng gia Australia tổ chức.

Báo chí Ấn Độ cho biết Tư lệnh Dhowan sẽ tận dụng cơ hội tham dự hội nghị Sea Power để thảo luận với 40 tư lệnh hải quân các nước về những vấn đề toàn cầu.

Hiện cả Ấn Độ và Australia đều là thành viên của Hội nghị chuyên đề về hải quân ở Ấn Độ Dương. Đây là tổ chức được thành lập bởi 35 quốc gia để duy trì ổn định tại vùng biển này.

Bên cạnh chuyến viếng thăm Australia của Tư lệnh Dhowan, Ấn Độ cũng cử tàu chiến tới thăm các quốc gia trong khu vực.

Theo dự kiến, tàu chiến INS Sahyadri sẽ tới thăm Nhật Bản trong thời gian tới.

Có ý kiến cho rằng Ấn Độ và Nhật Bản đang triển khai các biện pháp thúc đẩy hợp tác trước những hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian qua.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục