Tổng thống Philippines đề nghị Trung Quốc đàm phán về phán quyết từ PCA
Lụt lớn ở Trung Quốc, 112 người chết và mất tích
NATO - Nga: Cơm không dễ lành...
Tân ngoại trưởng Philippines: 'Chúng tôi chẳng sợ ai'
Tổng thống Philippines “trảm” 5 tướng cảnh sát
Tin thế giới đọc nhanh chiều 05-07-2016
- Cập nhật : 05/07/2016
IS lần đầu tiên tấn công khủng bố ở Malaysia
Cảnh sát Malaysia xác nhận vụ tấn công vào hộp đêm tại ngoại ô Kualar Lumpur hồi cuối tháng 6 là do phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng gây ra.
Theo Straits Times, cảnh sát Malaysia hôm nay xác nhận phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đứng sau vụ ném lựu đạn vào quán bar Movida ở thị trấn Puchong, gần thủ đô Kualar Lumpur ngày 28/6.
Chánh thanh tra cảnh sát Khalid Abu Bakar cho biết vụ tấn công khủng bố này được thực hiện bởi các nghi phạm ở địa phương dưới sự hướng dẫn trực tiếp của phiến quân IS Muhamad Wanndy Mohamad Jedi đến từ Syria. Đây là vụ tấn công khủng bố thành công đầu tiên của IS trên đất Malaysia.
Vụ tấn công xảy ra lúc rạng sáng, khi nhiều người tới quán bar Movida để xem Euro 2016. Quả lựu đạn nổ khiến 8 người bị thương, trong đó có một phụ nữ Trung Quốc. Đến ngày 1/7, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 15 nghi phạm, trong đó có hai người bị tình nghi ném lựu đạn. Trong số 15 người này có hai cảnh sát Malaysia.
Ban đầu, cảnh sát Malaysia loại trừ nguyên nhân khủng bố và cho rằng đây có thể là việc các chủ quán bar cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, nghi ngờ về sự dính líu của IS tăng lên khi tài khoản Facebook của Muhammad Wanndy tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Muhammad Wanndy là công dân người Malaysia gia nhập phiến quân IS. Hắn ta tuyên bố vụ ném lựu đạn được thực hiện bởi hai thành viên của IS.
Cảnh sát Malaysia từ hồi đầu năm đã tăng cường chiến dịch chống khủng bố do nghi ngờ phiến quân IS đang âm mưu thực hiện các vụ tấn công ở quốc gia này. Họ đã thu được nhiều tài liệu tuyên truyền cùng cờ của IS trong các cuộc đột kích chống khủng bố.
Trung Quốc đang lặng lẽ trừng phạt Triều Tiên?
Các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy nhiều khả năng Trung Quốc đang lẳng lặng triển khai các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân.
Một đại biểu Triều Tiên (phía sau) đang chụp ảnh các nhà báo tác nghiệp tại một cuộc họp báo ở đại sứ quán CHDCND Triều Tiên tại Bắc Kinh - Ảnh: AFP
Theo Washington Post, những hình ảnh vệ tinh mới công bố cho thấy sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên vào tháng 1 năm nay, hoạt động thương mại giữa nước này và Trung Quốc tại khu vực biên giới sụt giảm đáng kể.
Từ thực tiễn này, giới quan sát đi tới kết luận Bắc Kinh đã và đang lặng lẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt, ngăn cản dòng tiền từ hoạt động thương mại giữa hai nước chảy vào ngân sách Triều Tiên.
Không ai nghi ngờ rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên dấy lên nhiều căng thẳng kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền điều hành đất nước.
Đi ngược với mong muốn của Bắc Kinh, nhà lãnh đạo 33 tuổi của Triều Tiên đã liên tục tăng cường số vụ thử tên lửa và đã hai lần thử hạt nhân, lần đầu năm 2013 và lần gần nhất vào tháng 1 năm nay.
Năm 2013, Kim Jong Un còn xử tử người chú dượng Jang Song Thaek vốn là mối liên lạc chính của Trung Quốc tại Bình Nhưỡng.
Sau vụ thử hạt nhân mới nhất mà Bình Nhưỡng tuyên bố là thử thành công bom H, ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry công khai kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hoạt động thương mại bình thường với Triều Tiên.
Trước công luận, Bắc Kinh bác bỏ việc thực hiện những yêu cầu đó của Mỹ. Tuy nhiên có vẻ như họ đã có cách giải quyết riêng.
Ông Victor Cha, nguyên giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời tổng thống George W. Bush và hiện đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định: "Rõ ràng là ngay sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ tư hồi tháng 1, Trung Quốc đã đơn phương áp dụng các biện pháp cắt giảm hoạt động thương mại tại biên giới hai nước".
Ông Victor Cha cũng là người đang điều hành một nhóm các nhà nghiên cứu phân tích hình ảnh vệ tinh thuộc dự án Beyond Parallel nhằm tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra trong nội bộ lãnh thổ Triều Tiên.
Ông Victor Cha kết luận Bắc Kinh đã quyết định trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân nhưng không công khai với thế giới về việc này.
Nga định phóng thử tên lửa đạn đạo Sarmat về phía lãnh thổ Mỹ
Do tầm bắn xa, tên lửa đạn đạo Sarmat mạnh nhất của Nga có thể sẽ được phóng đến gần quần đảo Hawaii của Mỹ trong lần thử nghiệm tới.
Sputnik ngày 2/7 đưa tin Bộ Quốc phòng Nga đã bắt đầu các hoạt động chuẩn bị cho việc phóng thử tên lửa đạn đạo Sarmat mạnh nhất của nước này, dự kiến thay thế các tên lửa S-20V Voevoda vào năm 2018.
"Thông thường tên lửa của chúng tôi sẽ được phóng thử ở Plesetsk, bay đến vùng Kura, tuy nhiên, quỹ đạo bay này chỉ thích hợp cho những tên lửa có tầm bắn nhỏ hơn 7.000 km, trong khi nhiều tên lửa của Nga hiện có tầm bắn lên đến 12.000 km. Vì vậy, trong lần thử nghiệm tới, chúng tôi phải phóng Sarmat từ một khu vực phía bắc tới địa điểm nào đó gần quần đảo Hawaii. Đây là một thử nghiệm khó khăn nhưng cần thiết", cựu tham mưu trưởng lực lượng Tên lửa chiến lược Nga Viktor Esin cho biết.
Trước đó, trong cuộc tập trận Stability năm 2008, Nga cũng từng phóng tên lửa đạn đạo R-29RMU2 Sineva từ tàu ngầm ngoài khơi biển Barents đến mục tiêu ở phía tây Hawaii cách đó 11.000 km, lập kỷ lục thế giới về quãng đường mà một tên lửa đạn đạo từng di chuyển.
RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ 5 của Nga, hoạt động bằng nhiên liệu rắn, được bắt đầu phát triển vào năm 2009. Sarmat có khả năng mang theo các đầu đạn nặng tới 10 tấn và tổng trọng lượng tên lửa lên đến 105 tấn.
Các đầu đạn của RS-28 đều được trang bị hệ thống dẫn đường độc lập nhằm tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, đầu đạn còn có khả năng chống lại tên lửa đánh chặn, giúp nó vượt qua được lá chắn phòng không đa lớp hiện đại.
Tờ Zvezda dẫn lời các chuyên gia quân sự cho biết Sarmat có sức hủy diệt rất lớn, có thể san bằng một phần lãnh thổ rộng lớn có diện tích tương đương nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ.
Mỹ đề nghị giúp Đài Loan sau vụ phóng tên lửa về phía Trung Quốc
Mỹ đề nghị hỗ trợ kỹ thuật cho Đài Loan ngay sau khi hải quân trên hòn đảo lỡ phóng tên lửa siêu thanh về phía Trung Quốc đại lục.
Ông Lý Đại Duy, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của hòn đảo, hôm nay cho biết cơ quan đã báo với Viện Mỹ tại Đài Loan gần như ngay sau khi tên lửa bị phóng nhầm từ tàu hộ tống ở Cao Hùng hôm 1/7.
Mỹ bày tỏ quan ngại về sự cố và đề nghị hỗ trợ kỹ thuật, ông Lý nói. Các văn phòng đại diện của Việt Nam và Philippines tại Đài Loan cũng được báo về sự cố, bởi hai nước có công dân bị thương trên tàu cá trúng tên lửa.
Tên lửa bị phóng từ bên trong căn cứ hải quân ở thành phố Cao Hùng, phía nam Đài Loan. Nó đâm xuyên qua một tàu cá gần đảo Bành Hồ ở eo biển Đài Loan, làm thuyền trưởng thiệt mạng và ba thuyền viên bị thương nhẹ.
Tên lửa siêu thanh Hùng Phong 3 (Hsiung Feng III) do Đài Loan chế tạo bị phóng đi một cách không cố ý. Cơ quan phòng vệ Đài Loan sau đó cho biết họ sẽ kỷ luật 6 sĩ quan hải quân, trong đó có Cao Giai Tuấn, sĩ quan đã phóng tên lửa trong cuộc tập trận. Văn phòng Công tố Cao Hùng đã bắt đầu điều tra trách nhiệm pháp lý của những người liên quan
Tàu cá Trung Quốc lấn át tàu Nhật trên biển Hoa Đông
Các cá Nhật Bản “bị ép ra khỏi biển Hoa Đông" bởi tàu cá Trung Quốc đang đẩy mạnh đánh bắt tại ngư trường thuộc loại dồi dào nhất thế giới này.
Trong năm 1950, khoảng 800 tàu cá Nhật Bản hoạt động ở ngoài khơi tỉnh Yamaguchi và những khu vực xa hơn về phía Tây. Đến năm 1997, con số này giảm xuống dưới 100. Kể từ năm 2001, chỉ còn 10-20 tàu cá Nhật Bản hoạt động ở vùng biển này. Tới năm 2016, vỏn vẹn 8 tàu thuộc 2 công ty đánh bắt cá ở TP Nagasaki tiếp tục hoạt động tại đây.
Sự sụt giảm đáng kể của tàu cá Nhật Bản phần nào phản ánh giới trẻ nước này ít hứng thú đối với ngành công nghiệp đánh bắt. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là sự xuất hiện của hàng loạt tàu cá Trung Quốc ở những vùng biển này.
Hồi tháng 5 vừa qua, Cơ quan Ngư nghiệp Nhật bản lần đầu tiên quyết định hỗ trợ giúp cấp tàu cá nhằm cạnh tranh với ngư dân Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Hiệp ước đánh bắt song phương đạt được vào năm 2000 cho phép ngư dân Nhật Bản và Trung Quốc khai thác chung ở biển Hoa Đông. Nhưng giờ đây, vùng biển này tràn ngập tàu cá Trung Quốc.
Theo các tổ chức nghề cá Nhật Bản, khoảng 100 tàu cá Trung Quốc hoặc nhiều hơn thường xuyên đánh bắt ở khu vực này. Họ sử dụng loại lưới cào kéo dọc đáy biển và bắt hết mọi thứ, khiến ngư dân Nhật Bản "trắng tay".
Số tàu cá Nhật Bản hoạt động ở biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là biển Đông) cũng suy giảm do bị cạnh tranh bởi ngư dân Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự sụt giảm dễ thấy nhất là ở biển Hoa Đông.
Thực trạng này có thể tác động đến nền kinh tế địa phương. Hoạt động đánh bắt ở biển Hoa Đông chiếm 10% nền kinh tế ở Nagasaki. Hơn 30 công ty đặt nhà máy ở Nagasaki và các khu vực lân cận để chế biến thực phẩm từ nguồn cá thu được.