Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng Biển Đông
Canada biểu tình đòi hủy hợp đồng vũ khí với Saudi Arabia
Philippines cảnh báo Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
Hiệp hội súng trường Mỹ - tổ chức quyền lực ngáng đường Obama
Thổ Nhĩ Kỳ đóng tàu sân bay hơn một tỷ USD
Tin thế giới đọc nhanh sáng 05-07-2016
- Cập nhật : 05/07/2016
G7 sẽ ra tuyên bố chung về vụ kiện 'đường lưỡi bò'
Theo Chicago Tribune ngày 3-7, chính phủ Nhật Bản đang tích cực làm việc với các nước thành viên của G7 về vấn đề biển Đông. Tokyo muốn thông qua một tuyên bố chung, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) trong vụ kiện “đường lưỡi bò” do Philippines khởi xướng.
Các nước thành viên G7 sẽ hối thúc Trung Quốc tìm kiếm giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Dù phán quyết cuối cùng của PCA nghiêng về bên nào, G7 cũng sẽ yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế. Tổ chức này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua các công cụ pháp lý. Các nhà quan sát cho rằng tuyên bố chung của G7 sẽ gây áp lực lên Trung Quốc.
Lãnh đạo các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 5 tại Nhật Bản. Nguồn: jimbakkershow.com
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức ở Nhật Bản hồi tháng 5, các nhà lãnh đạo G7 cũng đã ra tuyên bố chung về vấn đề biển Đông. Tuyên bố này tái khẳng định tầm quan trọng của “việc tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, trong đó có các quy trình pháp lý như phân xử thông qua tòa trọng tài” đối với các vấn đề an ninh hàng hải.
PCA sẽ ra phán quyết về vụ kiện “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh đơn phương lập ra ở biển Đông với nguyên đơn là Philippines, vào ngày 12-7 tới. Về phía mình, Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện và đến nay vẫn khăng khăng sẽ phớt lờ phán quyết của PCA. (PLO)
Bà Clinton hứng bão dư luận vì cuộc gặp riêng của chồng
Việc ông Bill Clinton gặp riêng bộ trưởng tư pháp Mỹ trước khi bà Hillary bị FBI thẩm vấn làm dấy lên nghi ngờ gia đình ông được biệt đãi.
Khi chỉ còn ba tuần nữa là Đại hội đảng Dân chủ sẽ diễn ra, bà Hillary Clinton hôm 2/7 bị FBI thẩm vấn trong 3,5 giờ về việc sử dụng email cá nhân khi còn giữ chức ngoại trưởng.
Hôm 27/6, chồng bà, cựu tổng thống Bill Clinton, đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch trên máy bay riêng, khi cả hai có mặt tại đường băng của sân bay quốc tế Phoenix Sky Harbor.
Cuộc thẩm vấn của FBI với bà Clinton là dấu hiệu cho thấy cơ quan này đang chuẩn bị kết thúc cuộc điều tra liệu bà Clinton hay trợ lý của bà có làm điều gì bất hợp pháp với việc dùng email cá nhân hay không. TheoCNN, các nguồn tin cho biết bà Clinton nhiều khả năng không bị buộc tội.
Tuy nhiên, khi kết hợp với "sơ suất" của ông Bill Clinton – gặp bà Lynch tại thời điểm vợ ông đang bị điều tra - một lần nữa làm dấy lên nghi ngại rằng gia đình Clinton hoạt động theo quy tắc khác so với phần còn lại của thế giới chính trị.
Chỉ trích
Mặc dù bà Lynch cho biết cuộc nói chuyện của hai người không hề đề cập đến vụ điều tra bà Clinton mà chỉ xoay quanh chủ đề golf và những đứa cháu, đảng Cộng hòa ngay lập tức chớp lấy cơ hội này để chỉ trích bà Clinton.
Ứng viên tranh cử tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump hôm 3/8 nói rằng không thể biện bạch cho cuộc gặp giữa ông Bill Clinton và bà Lynch. "Chỉ có kẻ ngốc mới tin rằng cuộc gặp giữa Bill Clinton và bộ trưởng tư pháp không được sắp xếp trước hoặc 'Hillary gian trá' không hề hay biết".
Ông nói thêm rằng: "Hillary Clinton biết rằng chồng bà muốn gặp bộ trưởng tư pháp để dàn xếp. Hệ thống này hoàn toàn có gian lận và tham nhũng!"Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Reince Priebus cũng chỉ trích nhà Clinton. "Người dân Mỹ cần phải có niềm tin rằng Bộ Tư pháp của chính quyền Obama đang tiến hành một cuộc điều tra công bằng và vô tư. Thế nhưng, bộ trưởng tư pháp lại bí mật gặp Bill Clinton chỉ vài ngày trước khi cuộc thẩm vấn bà Hillary được tiến hành kín đáo vào cuối tuần, việc này làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng rằng nhà Clinton được biệt đãi", Priebus nói.
Cơ hội của Donald Trump
Vào thời điểm bà Clinton đang mài dũa lập luận rằng ông Trump không thích hợp cho vị trí lãnh đạo đất nước, người Mỹ một lần nữa đặt câu hỏi về tính cách và sự trung thực của bà, vào thời điểm ông Trump đang liên tục gọi cựu ngoại trưởng là "Hillary gian trá".
Cuộc gặp ngẫu hứng được đánh giá là hành động gây ngạc nhiên của cựu tổng thống, người được coi là một trong những khối óc tư duy chính trị thông minh nhất của thế hệ mình. Cuộc gặp gây ra suy đoán rằng ông có thể đã sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình để tác động đến quan chức có thể đóng vai trò lớn trong cuộc điều tra vợ mình.
Bộ trưởng Tư pháp Lynch nói rằng bà "chắc chắn sẽ không để xảy ra sự việc tương tự một lần nữa". Bà nhấn mạnh rằng cuộc gặp với ông Bill Clinton "không ảnh hưởng đến việc vấn đề của bà Clinton sẽ được xem xét và giải quyết như thế nào". Bộ trưởng nói rằng bà sẽ chấp nhận các quyết định và kết luận của FBI trong cuộc điều tra việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton. Theo CNN, các nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết FBI nhiều khả năng có kết luận trước khi Đại hội đảng Dân chủ Mỹ bắt đầu vào ngày 25/7.
Một trợ lý của ông Bill Clinton nói trong một tuyên bố hôm 2/7 rằng "cuộc trò chuyện của cựu tổng thống với bộ trưởng tư pháp không hề được lên kế hoạch từ trước và hoàn toàn là xã giao thông thường. Tuy nhiên, khi nhận ra người khác có thể hiểu cuộc gặp với ý khác, ông đồng ý với bộ trưởng tư pháp rằng ông sẽ không làm vậy lần nữa".
Austan Goolsbee, một cựu thành viên cấp cao trong đội ngũ kinh tế của ông Obama, bình luận rằng ông Trump sẽ làm mọi điều có thể để khai thác những diễn biến mới trong bê bối email cá nhân kéo dài của bà Clinton.
"Ông ấy sẽ luôn nhắc: Bà ấy bị FBI thẩm vấn vào cuối tuần này", ông nói.
Goolsbee nói thêm: "Cho đến khi FBI đưa ra báo cáo hoặc làm bất cứ điều gì, tôi nghĩ ông Donald Trump sẽ lặp đi lặp lại điều đó".
Nhưng Bakari Sellers, một nhà bình luận chính trị và cũng là người ủng hộ bà Clinton, cho rằng cuộc thẩm vấn chính là điềm lành cho chiến dịch của bà Clinton, vì nó cho thấy rằng bê bối email kéo dài cũng đi đến hồi kết và sẽ không còn ảnh hưởng đến chiến dịch của bà nữa. Theo ông, thực tế rằng các luật sư của bà Clinton để FBI thẩm vấn bà trực tiếp có nghĩa là họ tin rằng bà không có sai phạm.
Tuy nhiên, Sellers cũng thừa nhận rằng cuộc gặp của cựu tổng thống với bà Lynch có ảnh hưởng xấu đến cách công chúng nhìn nhận chiến dịch tranh cử của bà Clinton.
Đánh bom tự sát trước lãnh sự quán Mỹ ở Saudi Arabia
Sáng sớm 4-7 xảy ra một vụ đánh bom tự sát gần trụ sở lãnh sự quán Mỹ ở TP Jeddah, phía tây Saudi Arabia.
Theo trang tin Okaz, một phần tử đeo bom bước ra khỏi một xe hơi trong một bãi đậu của một bệnh viện lớn, hướng về phía một đền thờ đối diện trụ sở lãnh sự quán Mỹ. Nghi ngờ người này có hành vi mờ ám, một số cảnh sát gần đó tiến lại gần để kiểm tra thì phần tử này kích nổ bom. Tên đánh bom đã chết, hai cảnh sát bị thương.
Theo trang tin Sabq (Saudi Arabia), thời điểm vụ nổ xảy ra phần lớn nhân viên lãnh sự không có trong trụ sở.
Hiện trường nhanh chóng được phong tỏa. Saudi Arabia triển khai một số trực thăng bay bên trên bảo vệ an ninh. Kiểm tra ô tô tên đánh bom cảnh sát phát hiện còn có ba thiết bị nổ.
Đại sứ quán Mỹ ở Saudi Arabia và Bộ Nội vụ Mỹ chưa bình luận. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ đã hay tin về vụ nổ và đang làm việc với chính phủ Saudi Arabia thu thập thêm thông tin.
Năm 2004, trụ sở lãnh sự quán Mỹ ở TP Jeddah bị Al-Qeada tấn công. Năm nhân viên lãnh sự là người Saudi Arabia cùng bốn tay súng thiệt mạng trong cuộc đấu súng sau đó.
Chưa tổ chức nào nhận trách nhiệm. Saudi Arabia hứng 26 vụ tấn công khủng bố trong hai năm trở lại đây. Gần đây IS thực hiện nhiều vụ tấn công ở Saudi Arabia làm hàng chục người chết. IS vốn xem Saudi Arabia với chủ trương thân phương Tây và là thành viên liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu là kẻ thù.
Thổ Nhĩ Kỳ bác tin Nga có thể dùng căn cứ không quân Incirlik
Ankara khẳng định sẽ hợp tác với Moscow chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng nhưng bác bỏ khả năng Nga có thể dùng căn cứ không quân gần Syria.
"Chúng tôi nói rằng chúng tôi có thể hợp tác với Nga truy đuổi IS trong thời gian tới, tôi không đưa ra bình luận nào nhắc đến việc các máy bay Nga đến căn cứ Incirlik", Reuters hôm nay dẫn lời ông Mevlut Cavusoglu, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, nói trên chương trình truyền hình trực tiếp.
Trước đó ông Cavusoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác với mọi nước cùng có mục tiêu chống lại IS, Ankara đã thực hiện việc này và mở căn cứ Incirlik cho những nước muốn tham gia chiến dịch này.
"Tại sao lại không hợp tác với Nga về các vấn đề như vậy, IS là kẻ thù chung và chúng ta cần truy đuổi chúng", ông nói.
Sau đó điện Kremlin cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể mở căn cứ không quân là một "tuyên bố nghiêm túc" dù chưa có liên lạc gì với Ankara về vấn đề này. Suy đoán Ankara có thể mở căn cứ không quân cho Nga sử dụng là một động thái có thể khiến các đối tác của Thổ đang sử dụng căn cứ, trong đó có Mỹ, lo ngại.
Hiện Incirlik có các máy bay của Mỹ, Đức, Anh, Arab Saudi và Qatar tham gia chiến dịch truy quét IS do Mỹ dẫn đầu, bao trùm khu vực dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước bày tỏ hối tiếc vì đã xảy ra vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi hồi tháng 11 năm ngoái, làm một phi công thiệt mạng. Moscow cam kết sẽ nối lại quan hệ bình thường sau một thời gian áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế khiến Ankara chịu tổn thất nặng nề.
Lãnh thổ càng bị thu hẹp tham vọng của IS càng lớn
Số người chết trong vụ đánh bom tự sát bằng xe tải ở Baghdad (Iraq) tối 2-7 mà IS nhận trách nhiệm đã tăng lên 125 người, 147 người bị thương, theo hãng tin CNN (Mỹ).
Vụ đánh bom này xảy ra chỉ vài ngày sau các vụ bắt cóc và giết hại con tin tại nhà hàng cà phê ở Dhaka (Bangladesh) làm 20 người nước ngoài thiệt mạng, đánh bom ở sân bay quốc tế Ataturk ở TP Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) là 45 người chết, cũng như nhiều mục tiêu an ninh ở Yemen. Ngoài ra, IS còn thực hiện tấn công tự sát ở Jordan, Lebanon.
Cuối tuần rồi, Bộ Nội vụ Kuwait vừa thông báo bắt năm nghi can IS có kế hoạch đánh bom tự sát tại một đền thờ của người Hồi giáo Shiite vào những ngày cuối cùng của tháng ăn chay Ramadan. Năm ngoái cũng xảy ra một vụ đánh bom tương tự ở Kuwait làm 27 người chết.
Tháng trước xảy ra thảm sát ở TP Orlando (bang Florida, Mỹ) làm 49 người chết, thủ phạm trước đó tuyên bố trung thành với IS. Kế đó lại là vụ giết cảnh sát ở Pháp, mà IS cũng bị nghi ngờ có liên quan.
Trước đó nữa là các vụ đánh bom ở Paris (Pháp) tháng 11-2015 làm 130 người chết và ở Brussels (Bỉ) tháng 3 vừa rồi giết chết hơn 30 người.
Trong vụ bắt cóc con tin ở Bangladesh, mặc dù chính phủ nước này bác bỏ thông tin IS là thủ phạm - trong khi nhóm này đã tuyên bố nhận trách nhiệm nhưng các nhà phân tích khủng bố quốc tế vẫn khẳng định thủ phạm chính là IS. Sở dĩ chính phủ Bangladesh bác bỏ vì lo ngại các nhà đầu tư sẽ rời Bangladesh. Báo Daily Star (Bangladesh) dẫn nhận định của nhà phân tích Shadedul rằng chính phủ Bangladesh phải thừa nhận IS đã hiện diện ở nước này.
Tưởng niệm nạn nhân bị giết tại nhà hàng cà phê Holey Artisan Bakery ở thủ đô Dkata (Bangladesh). Ảnh: AFP
Những vụ việc trên cho thấy IS đã hiện diện và ra tay khủng bố ở khắp bốn châu lục cho thấy tham vọng và sức thuyết phục của hệ tư tưởng IS vẫn ngày càng tăng thậm chí lãnh thổ ở Iraq và Syria có bị thu hẹp, báo Washington Post (Mỹ) dẫn nhận định nhiều chuyên gia.
Tham vọng và sức thuyết phục của hệ tư tưởng IS đang tăng
Mục tiêu của IS rõ ràng ưu tiên xây dựng và bảo vệ lãnh thổ của mình, tuy nhiên IS từ lâu cũng đã thể hiện tham vọng tấn công các mục tiêu bên ngoài Trung Đông. Tạp chí cực đoan Dabiq gần đây có bài viết bàn về kế hoạch chiếm thủ đô Rome của Ý cũng như một số TP khác có ý nghĩa biểu tượng, bên cạnh chiếm lại lãnh thổ Hồi giáo.
Dù lãnh thổ ở Iraq và Syria đang bị thu hẹp dần do liên quân tăng cường không kích truy quét nhưng sự hiện diện của IS ở Trung Đông không hề giảm mà còn tăng. Hàng loạt vụ tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Nigeria, Afghanistan, Libya, Tunisia, Saudi Arabia, Ai Cập, Kuwait và một số nước châu Âu, Mỹ đã chứng minh điều này và cho thấy sức thuyết phục của hệ tư tưởng IS đang phát triển mạnh.
Tuần rồi là đúng hai năm thành lập IS. Kỷ niệm sự kiện này, IS lên kế hoạch phô trương ảnh hưởng của mình ở 15 nước trên toàn cầu. Từ mở rộng khả năng kiểm soát ở Philippines tới tăng hiện diện ở Pháp. Những nước không nằm trong danh sách này cũng rất lo sợ. Chính phủ Ấn Độ cho biết đang giám sát chặt hàng chục người Ấn Độ theo đạo Hồi sau khi số người này nhận huấn luyện của IS, đồng thời thừa nhận con số thực sự có thể cao hơn.
Theo nghị sĩ Adam B. Schiff thuộc Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, IS đang thực hiện một chiến dịch khủng bố toàn cầu nhằm duy trì ảnh hưởng trên mặt trận khủng bố toàn cầu. Điều này đã được Giám đốc CIA John Brennan dự báo trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ tháng trước.
Nhiều quan chức tình báo Mỹ cho rằng việc mất lãnh thổ ở Iraq và Syria có lẽ đã lái các thủ lĩnh IS đẩy nhanh và mạnh tấn công toàn cầu. Theo nhiều chuyên gia khủng bố, các vụ khủng bố, nổi bật nhất là các vụ khủng bố ở Paris, Brussels, Istanbul, Dhaka đã thể hiện điều này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đồng ý nhận định này.
Từ sói đơn độc trở thành một bầy sói
Từ những gì đã xảy ra có thể thấy hoạt động khủng bố của IS ngày càng thường xuyên hơn và đã vượt quá biên giới Hồi giáo. Báo động hơn, bên cạnh số vụ khủng bố ngày càng tăng lại xuất hiện hiện tượng thành phần thực hiện khủng bố không phải là một cá nhân riêng lẻ hay còn gọi là sói đơn độc như trước đây mà là một nhóm tay súng - một bầy sói.
“Điều làm tôi chú ý là thủ phạm tấn công ở Istanbul hay Dhaka đều không phải là các con sói đơn độc mà là cả một nhóm khủng bố với kế hoạch rất hoàn hảo. Điều này rất nhanh đã trở thành một tín hiệu của IS” - Washington Post dẫn lời nhà phân tích khủng bố Bruce Riedel tại Viện Brookings. Ông Bruce Riedel từng là quan chức chống khủng bố của CIA.
Theo ông Riedel, điều này nguy hiểm hơn rất nhiều và thách thức đối với an ninh các nước cũng lớn hơn rất nhiều.(PLO)