tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 04-05-2016

  • Cập nhật : 04/05/2016

Donald Trump lớn giọng đòi bắn hạ máy bay Nga

Hôm 2/5, tờ Nước Nga Ngày nay (RT) đưa tin, ứng viên tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa Donald Trump cho rằng Mỹ lẽ ra phải bắn hạ những máy bay chiến đấu của Nga đã đối đầu với tàu và máy bay của Mỹ.

Theo RT, trong vài tháng qua, Washington nhiều lần tố cáo máy bay chiến đấu của Nga đã tiếp cận tàu và máy bay do thám Mỹ trên không phận quốc tế, gần biên giới Nga. Mỹ cho đây là một hành động không chuyên nghiệp và nguy hiểm.

RT cho hay, gần đây nhất, hôm 29/4, một chiếc máy bay Su-27 của Nga đã có màn nhào lộn nguy hiểm ngay sát máy bay trinh sát RC-135U của Mỹ trên vùng biển Baltic.

Bình luận về những sự cố trên, ông Donald Trump chỉ trích Tổng thống Barack Obama đã không xử lý ngay trong tình huống đó.

donald-trump-bau-cu-infonet8-1462269437171-5-3-340-660-crop-1462269475308

Ông Trump nói: "Khi một đối tượng như thế tới gần bạn, bạn phải bắn. Đó là một sự sỉ nhục. Hoàn toàn không có sự tôn trọng đối với đất nước chúng ta. Hoàn toàn không có sự tôn trọng đối với ông Obama".

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga nhiều lần bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc Moscow đã hoạt động trái quy định trong các không phận quốc tế.

Bình luận về vụ việc hôm 29/4, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, Mỹ nên dừng việc triển khai máy bay gián điệp tới gần biên giới Nga mà không bật bộ thu phát tín hiệu. Nếu Mỹ làm vậy, Nga sẽ không phải đưa máy bay chiến đấu ra ngăn chặn.

Trong khi đó Đô đốc John M. Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ phụ trách tác chiến cũng cho rằng Nga không định khơi mào một cuộc đối đầu bằng cách chặn tàu và máy bay Mỹ.

Ông này nói: "Tôi không nghĩ người Nga đang cố khơi mào một cuộc đối đầu. Tôi nghĩ họ đang cố gửi một thông điệp. Tôi nghĩ, họ đang muốn cho chúng tôi biết rằng họ thấy chúng tôi đang ở trên vùng biển Baltic".

Tuy nhiên, Đô đốc Mullen khẳng định, những hành động như vậy của Nga sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra một "tính toán sai lầm trong chiến thuật".

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo, Mỹ có thể nổ súng vào máy bay Nga, nếu đánh giá đó là mối đe dọa quân sự.


Séc sẽ dùng tên nước rút gọn là Czechia

Ngày 2/5, Chính phủ CH Séc đã khẳng định sự ủng hộ đối với phương án tên nước được rút gọn bằng tiếng Anh là Czechia.

neu duoc quoc hoi sec chap nhan thi ben canh ten goi day du czech republic thi czechia cung duoc su dung trong cac van ban tieng anh.

Nếu được Quốc hội Séc chấp nhận thì bên cạnh tên gọi đầy đủ Czech Republic thì Czechia cũng được sử dụng trong các văn bản tiếng Anh.

Đài Phát thanh Praha cho biết, theo Bộ Ngoại giao Séc, tên nước rút gọn Czechia chỉ là phương án thay thế cho tên gọi đầy đủ chính thức Cộng hòa Séc (Czech Republic) trong các văn bản bằng tiếng Anh. 

Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi sử dụng tiếng Anh có quyền lựa chọn hoặc là tên gọi đầy đủ Czech Republic hoặc tên rút gọn Czechia. Tên rút gọn CH Séc trong văn bản tiếng Anh hiện nay là Czech hay các cách gọi khác đều không phải là phương án chính thức và gây nhầm lẫn. 

Bộ Ngoại giao Séc cho rằng phương án Czechia trong lĩnh vực đối ngoại phù hợp hơn so với các cách gọi rút gọn khác đang được sử dụng tùy tiện hiện nay. Trong nhiều trường hợp cụ thể tên gọi đầy đủ bằng tiếng Anh Czech Republic trở nên quá dài và quá trịnh trọng không cần thiết nên có thể sử dụng cách gọi Czechia để thay thế. Nếu được Quốc hội Séc thông qua, tên nước rút gọn Czechia sẽ chính thức được gửi đến Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, một số chính khách ở Séc không ủng hộ phương án Czechia trong văn bản tiếng Anh. Bà Karla Slechtova, Bộ trưởng Bộ Phát triển khu vực, phản đối cái tên Czechia với lý do “dễ bị nhầm với Chechnya".


Trung Quốc cảnh báo ASEAN ra tuyên bố về vụ kiện Biển Đông

Trung Quốc ngang nhiên cảnh báo nguy cơ rủi ro nếu ASEAN ra tuyên bố về vụ kiện Bắc Kinh trên Biển Đông, nhằm ngăn chặn hiệp hội ủng hộ các phán quyết có lợi cho Philippines.

Tại cuộc đối thoại thường niên giữa quan chức ngoại giao cấp cao ASEAN (SOM) - Trung Quốc ở Singapore ngày 28/4, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cảnh báo việc ASEAN đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vụ kiện sẽ là "một động thái mạo hiểm" và Bắc Kinh sẽ phản đối.

Các nguồn tin ngoại giao ASEAN ngày 3/5 tiết lộ, ông Lưu đồng thời khẳng định lập trường của Trung Quốc là không chấp nhận phán quyết của toà trọng tài và gọi đây là một động thái nhằm chống lại Bắc Kinh của các nước bên ngoài.

"Điều quan trọng mà Trung Quốc muốn từ SOM lần này là ASEAN không đạt được sự đồng thuận về một tuyên bố chung đối với phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực tại The Hague", Kyodo dẫn lời một nhà ngoại giao cho biết.

thu truong ngoai giao trung quoc luu chan dan. anh: fmprc.gov.cn

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. Ảnh: fmprc.gov.cn

Tại cuộc họp, ông Lưu còn ngang nhiên cam đoan rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam không nhằm mục đích quân sự, mà chỉ phục vụ cho mục đích dân sự như ngăn chặn cướp biển và hỗ trợ các tàu khi đi lại trên biển.

Dù ngang ngược cảnh báo ASEAN, phái đoàn Trung Quốc tham dự đối thoại đã lưu hành một tuyên bố chung mà Bắc Kinh đã soạn thảo, với hy vọng ngoại trưởng các nước sẽ đưa ra tại hội nghị vào tháng 7 tới tại Lào. Bản tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC).

Ông Lưu Chấn Dân đại diện đoàn Trung Quốc dự cuộc đối thoại trong bối cảnh Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) chuẩn bị ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trước thời điểm PCA chuẩn bị ra phán quyết về vụ kiện, Bắc Kinh liên tục gây sức ép với các nước. Ngày 23/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo đạt thỏa thuận riêng với Lào, Campuchia và Brunei về Biển Đông, và nói tranh chấp không ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.

Giới quan sát nhận định động thái này nhằm tìm cách chia rẽ ASEAN, khi Trung Quốc lo ngại việc ASEAN sẽ đưa ra tuyên bố chung liên quan đến phán quyết của tòa án về vụ kiện Philippines, mà dự đoán là sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.

Tuy nhiên, chính phủ Campuchia ngày 25/4 bác bỏ thông tin về thoả thuận riêng liên quan tới Biển Đông giữa nước này và Trung Quốc như những gì Bắc Kinh tuyên bố trước đó. Phát ngôn viên chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan, khẳng định không có cuộc thảo luận cũng như thoả thuận nào được ký kết trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Phnom Penh.


Nhật Bản ưu tiên nhiều mặt đối với Đông Nam Á

Ngày 2/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, người đang thăm Thái Lan, đã có bài phát biểu về chính sách của Nhật Bản đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó vạch ra những ưu tiên của Nhật Bản trong hợp tác với các nước thuộc khu vực trong thời gian tới.

Trong bài phát biểu mang tên: “Đa dạng và Kết nối - Vai trò của Nhật Bản với tư cách là một đối tác”, ông Fumio Kishida cho biết Nhật Bản xem ASEAN là một đối tác quan trọng và hết sức giá trị. Nhật Bản cam kết trở thành đối tác không thể thay thế của ASEAN trong nỗ lực khai thác hết các tiềm năng to lớn thông qua việc tận dụng tính đa dạng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và tăng cường sự kết nối trong khu vực. 
ngoai truong nhat ban fumio kishida (trai) va thu tuong thai lan chan - o - cha ngay 1/5. anh: afp/ttxvn

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) và Thủ tướng Thái Lan Chan - O - Cha ngày 1/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoại trưởng Nhật Bản nói rằng sự ra đời của Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015 là một dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của khu vực và Nhật Bản kiên định ủng hộ ASEAN nỗ lực xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN cũng như đẩy mạnh việc thu hẹp các khoảng cách phát triển giữa các thành viên. 

Ông Kishda khẳng định để khai thác triệt để tiềm năng trong khi tận dụng tính đa dạng của khu vực và tăng cường đoàn kết giữa các nước ASEAN, cần phải đẩy mạnh sự kết nối, sáng kiến đã được vạch ra trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2025 mà tổ chức này đã công bố hồi năm 2015 như là một định hướng xây dựng cộng đồng trong tương lai. Để thúc đẩy sự hội nhập ASEAN, các nước khu vực sông Mekong vốn giàu tiềm năng, cần phải tăng cường kết nối để có thể đảm bảo sự phát triển trong toàn khu vực. 

Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và Nhật Bản sẽ hỗ trợ không chỉ trong các dự án xây dựng đường sá mà còn giúp các nước cải thiện khả năng vận chuyển hàng hóa và thủ tục hải quan. Ngoại trưởng Nhật Bản tuyên bố rằng nước này cam kết hỗ trợ các nước Tiểu vùng sông Mekong cải thiện cơ sở hạ tầng và phát triển với khoản viện trợ trị giá 7 tỷ USD trong 3 năm thông qua “Sáng kiến Kết nối Nhật Bản - Mekong” bắt đầu thực hiện từ năm 2016. Sáng kiến này cũng bao gồm các đóng góp tự nguyện của các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong. 

Bên cạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực tại các nước cũng là một nội dung được ông Kishida nhấn mạnh. Ông cho biết, trong khuôn khổ Sáng kiến Hợp tác phát triển nguồn nhân lực công nghiệp được Thủ tướng Shizo Abe công bố hồi tháng 11/2015, Nhật Bản sẽ xác định các nhu cầu nhân lực và tiến hành các hoạt động hỗ trợ đặc thù dành cho các nước ASEAN thông qua việc hợp tác với các công ty và cơ sở giáo dục, đào tạo Nhật Bản. 

Trong bối cảnh các nước Tiểu vùng sông Mekong luôn phải đối mặt với tình trạng hạn hán và lụt lội nghiêm trọng trên diện rộng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khiến các nước này không thể khai thác hết tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và xã hội, Nhật Bản sẽ tham gia hỗ trợ các nước trong khu vực giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai thông qua nhiều chương trình, trong đó có việc hợp tác tăng cường năng lực và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. 

Bên cạnh đó, các liên kết khu vực như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng có ý nghĩa hết sức lớn, tạo ra sự kết nối kinh tế trên một khu vực rộng lớn nối liền hai đại dương. Nhật Bản hoan nghênh các nước ASEAN tham gia TPP và sẵn sàng hỗ trợ các nước thực hiện thỏa thuận kinh tế này. 

Về thách thức an ninh hàng hải, Ngoại trưởng Nhật Bản phản đối các mưu toan đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông đồng thời kêu gọi các bên sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC) để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Để đảm bảo nguyên tắc pháp quyền được tôn trọng, Nhật Bản cũng đề xuất tăng cường vai trò của diễn đàn Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), trong đó một ASEAN đoàn kết đóng vai trò trung tâm có ý nghĩa sống còn cho mục tiêu này và Nhật Bản sẽ toàn tâm hợp tác để thực hiện điều đó.

Anh ráo riết chuẩn bị "tiệc li hôn" Liên minh châu Âu

Một động thái mới nhất của Anh cho thấy nước này thực sự có ý định rời bỏ Liên minh châu Âu chứ không phải chỉ "làm mình làm mẩy."

Nữ hoàng Elizabeth II ủng hộ Anh rút khỏi EU 

Mới đây, tờ The Sun của Anh có bài viết viết trích dẫn "một nguồn tin đáng tin cậy" cho biết, Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng ủng hộ ý tưởng nước này rút khỏi Liên minh châu Âu.

Tờ báo Anh cho biết, nguồn tin nhấn mạnh rằng Nữ hoàng Elizabeth II cho rằng, EU đang "tiến theo hướng sai lầm". Những người được nghe cuộc trao đổi này không còn gì nghi ngờ gì về quan điểm ủng hộ việc Vương quốc này rời bỏ EU của Nữ hoàng.

Theo truyền thông Anh, điều thể hiện rõ nhất quan điểm cho rằng Anh thực sự nghiêm túc muốn rời EU là điện Buckingham đã không bình luận rằng những tuyên bố của The Sun là "bịa đặt", đồng thời nhấn mạnh rằng, quan điểm của Nữ hoàng về cuộc trưng cầu là sự "trung lập về chính trị".

Nó càng quan trong hơn trong bối cảnh trước đây, người đứng đầu Phòng Thương mại Vương quốc Anh, ông John Longworth tuyên bố tình hình kinh tế đất nước sẽ thuận lợi hơn sau khi rút khỏi EU và sau đó, ông này đã bị buộc phải thôi việc vì tuyên bố của mình.

Mới đây, phát biểu thẳng thừng trong cuộc phỏng vấn của hãng BBC, Thị trưởng London là ông Boris Johnson đã ví việc Anh rời bỏ Liên minh châu Âu giống như "thoát khỏi tù ngục". Ông này là người chủ trương tán thành để đất nước mình rời bỏ EU.

anh khong dua khi tuyen bo kha nang roi bo eu

Anh không đùa khi tuyên bố khả năng rời bỏ EU

 

Ông Thị trưởng ví von ngày Anh thoát khỏi EU giống như "chốn ngục tù để cửa mở và mọi người hân hoan nhìn thấy ánh mặt trời chiếu dọi tràn ngập mặt đất" - ông nói thêm rằng, trong trường hợp này, gánh nặng sẽ được trút khỏi vai các doanh nghiệp Anh.

Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Anh Michael Gove cũng tuyên bố rằng Liên minh châu Âu đang kích động chủ nghĩa khủng bố và phát-xít, thông qua những tuyên bố và hành động dung dưỡng cho chủ nghĩa phát xít mới trỗi dậy.

Được biết, cuộc trưng cầu dân ý về nội dung đưa Anh ra khỏi EU dự kiến tiến hành vào ngày 23 tháng 6 năm nay. Điều này đã được Thủ tướng David Cameron xác nhận sau khi quyết định được thông qua trong cuộc họp Nội các Anh hôm 20/2 vừa qua.

Được biết, cuộc họp Nội các Anh đã thảo luận qui chế mới của nước Anh trong Liên minh châu Âu, sau đó đã đưa sang quốc hội phê chuẩn quyết nghị tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23-6-2016.

Quyết định này đã cho thấy London thực sự nghiêm túc trong việc ra khỏi Liên minh châu Âu nếu EU không có những cải cách quyết liệt hơn theo ý kiến của người Anh. Nếu Vương quốc này rời bỏ EU, đó sẽ là đòn mạnh giáng vào uy tín của Liên minh, có thể dẫn tới sự sụp đổ của liên kết châu Âu.

Anh tích cực chuẩn bị khả năng rời EU

Trước viễn cảnh không lấy gì làm “vui vẻ” này, vào ngày 18 và 19 tháng 2 năm nay, các nhà lãnh đạo EU đã phải tiến hành thảo luận tại Brussels những điều kiện mới của Vương quốc Anh về vị trí thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu.

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu đã buộc phải chấp thuận những điều kiện mà Thủ tướng Anh Cameron “gợi ý” để nước này có thể ở lại EU.

Theo Thủ tướng Anh, nếu châu Âu chấp thuận các điều kiện mới mà nước này đưa ra liên quan bốn lĩnh vực: Cạnh tranh, chủ quyền, chính sách xã hội và quản lý kinh tế, thì người dân Anh có thể chấp nhận ở lại Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.

Phát biểu về vấn đề này trước truyền thông vào ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã đưa ra những cảnh báo với Anh về tương lai không mấy sáng sủa nếu nước này ra khỏi EU.

Ông lấy ví dụ rằng, Anh có thể mất đến 5 năm, mà cũng có thể là 10 năm để đàm phán về hợp tác thương mại với Hoa Kỳ nếu như Vương quốc này rời khỏi Liên minh châu Âu, bởi Hoa Kỳ bao giờ cũng ưu tiên cho hợp tác với các tổ chức quốc tế mang tính khu vực như EU.

Tổng thống Barack Obama tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của BBC News rằng, Anh sẽ không đàm phán được bất cứ điều gì với Hoa Kỳ nhanh hơn so với EU và nước này chắc chắn sẽ đạt được thỏa thuận với Mỹ sau châu Âu.

Bình luận của nguyên thủ quốc gia Mỹ đã ngay lập tức “chọc giận” những thành viên đang tham gia cổ động để đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu. Thị trưởng London Boris Johnson gọi những lời lẽ của ông Obama là “đạo đức giả” và nó sẽ không thể tác động được gì đến người Anh.

nu hoang elizabeth ii cho rang, eu dang "tien theo huong sai lam"

Nữ hoàng Elizabeth II cho rằng, EU đang "tiến theo hướng sai lầm"

 

Đồng thời với các tuyên bố mạnh mẽ, các cơ quan chức năng của nước này đã có những động thái chuẩn bị cho tương lai nước này tiến hành “cuộc chia ly với châu Âu”, đặc biệt là Ngân hàng Anh.

Tờ báo Anh The Financial Times cho biết, ngân hàng nước này đang lên kế hoạch tiến hành ba phiên đấu giá ngoại tệ để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng có đủ nguồn lực dự trữ chức năng phòng trường hợp đất nước này ra khỏi thành phần Liên minh châu Âu.

Tờ báo này dẫn nguồn từ thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ Michael Saunders, trong trường hợp Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, đồng bảng chắc sẽ phải chịu áp lực. Các chuyên gia dự đoán, độ mất giá của đồng tiền Anh có thể đến 20%.

Chuyên viên Philip Shaw từ công ty Investec cho rằng, người Anh đang thực hiện "những tuyên bố xoa dịu" để củng cố niềm tin của cư dân địa phương. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thực sự là khả năng rời bỏ Liên minh châu Âu của Anh khá thấp bởi EU cũng đã có sự nhượng bộ.

Việc London ở lại châu Âu chủ yếu là có giá trị về mặt tinh thần bởi nếu một nước châu Âu kỳ cựu và mạnh mẽ như Anh rời bỏ EU thì đó sẽ là sự phá hoại những giá trị mà Liên minh đã dày công xây dựng, do đó, châu Âu sẽ không thể để Anh đòi “li dị”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục