Máy bay Malaysia cháy rơi xuống biển, 8 người thoát chết
‘Hổ lớn’ Trung Quốc tố bị tra tấn tới mức phải nhận tội
Trung Quốc tự cô lập
Châu Âu cảnh báo nguy cơ sụp đổ hệ thống di cư
Trung Quốc cáo buộc Úc mang tư tưởng chiến tranh lạnh
Tin thế giới đọc nhanh 26-02-2016
- Cập nhật : 26/02/2016
IS dọa giết ông chủ Facebook và Twitter
CNN đưa tin hình ảnh của Mark Zuckerberg và Jack Dorsey xuất hiện nhiều lần trong một video dài 25 phút của nhóm trên, thi thoảng bị chìm trong những ngọn lửa hừng hực hoặc đầy những vết đạn.
Video trên nhằm trả đũa những nỗ lực của Facebook và Twitter trong việc ngăn chặn hoạt động khủng bố trên hai mạng xã hội này.
Một dòng chữ xuất hiện ở cuối video viết: "Các người hàng ngày vẫn tuyên bố đã đình chỉ nhiều tài khoản của bọn ta vậy ta hỏi các người: đó là tất cả những gì các người có thể làm sao? Nếu các người đóng một tài khoản thì bọn ta sẽ mở 10 cái đáp trả và tên của các người sẽ sớm bị xóa thôi sau khi bọn ta xóa sổ các trang này".
Trong một đoạn khác, những kẻ trên tuyên bố đã thâm nhập hơn 10.000 tài khoản Facebook, 150 nhóm trên Facebook và hơn 5.000 tài khoản Twitter.
"Nhiều tài khoản trong số đó được giao cho những người ủng hộ và nếu thánh Allah cho phép, số còn lại cũng sẽ được phân phát", những kẻ này cho hay.
Hai học giả theo dõi hoạt động trực tuyến của IS xác nhận video trên đã được đăng lên nhiều diễn đàn của nhóm này.
IS và các nhóm khủng bố liên quan đã ít nhất hai lần đe dọa Dorsey. Cách đây vài tuần, Twitter tuyên bố đình chỉ hơn 125.000 tài khoản đe dọa hoặc ủng hộ các hoạt động khủng bố trong những tháng qua. Twitter cũng cho biết đã phát triển nhóm chuyên theo dõi các hoạt động khủng bố trên mạng lưới của mình.
Trong một sự kiện tuần này, Zuckerberg cũng tái khẳng định lập trường và chính sách của Facebook trong việc hỗ trợ chống khủng bố trực tuyến.
Trung Quốc - Campuchia lần đầu tập trận hải quân chung
Hải quân Trung Quốc và Campuchia lần đầu tiên tiến hành tập trận chung trong bối cảnh khu vực đang lo ngại về những hành động của Bắc Kinh ở biển Đông.
3 tàu chiến Trung Quốc đã cập cảng Sihanoukville của Campuchia hôm 22-2 cho chuyến thăm kéo dài 5 ngày. Đây cũng là lần đầu tiên tàu chiến Trung Quốc cập cảng quốc gia Đông Nam Á này. Hai lần trước, Bắc Kinh chỉ điều tàu làm nhiệm vụ huấn luyện (năm 2008) và tàu bệnh viện Peace Ark (năm 2013) tới đây.
Trong hai ngày 24 và 25-2, cuộc tập trận huấn luyện chung đầu tiên giữa hải quân hai nước đã diễn ra
Phó Đô đốc Vann Bunneang - Phó Tư lệnh Hải quân Campuchia – cho biết 70 thủy thủ của họ cùng 737 quân nhân Trung Quốc đã tham gia cuộc tập trận trên, với nội dung chính là cứu hộ và xử lý tình huống khẩn cấp trên biển.
“Đây sẽ là một sự hợp tác mạnh mẽ trong việc diễn tập về hoạt động cứu hộ cho những tình huống như tàu chìm hoặc thiên tai xảy ra” – ông Bunneang nói với Reuters trước thềm cuộc tập trận. .
Thúc đẩy quan hệ quốc phòng có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên. Trung Quốc có sự ủng hộ của một thành viên ASEAN đối với những lập trường và sáng kiến của họ tại khu vực. Ở chiều ngược lại, Phnom Penh nhận được sự hỗ trợ của Bắc Kinh để cải thiện khả năng quân sự.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc này cũng dẫn đến việc Campuchia bị xem là "nhắm mắt làm ngơ" những hành động đơn phương sai trái của Bắc Kinh ở biển Đông, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Một ngày trước khi 3 tàu Trung Quốc trên cập cảng Sihanoukville, 3 tàu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã rời Campuchia sau chuyến thăm giao lưu văn hóa với hải quân nước chủ nhà.
Campuchia có lẽ muốn thông qua diễn biến này để chứng minh họ đang tìm kiếm sự cân bằng trong các mối quan hệ ở bên ngoài để không quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Apple được FBI lệnh mở khóa ít nhất 13 thiết bị
Thông tin này là dựa trên một tài liệu vừa được công bố của tòa án, trong đó Apple nói rằng từ đầu tháng 10-2015, hãng này đã nhận được lệnh truy cập dữ liệu của 12 thiết bị, từ iPhone 3 cho đến hai chiếc iPhone 6 Plus.
Trong tài liệu, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết danh sách 12 thiết bị này là hoàn toàn xác thực và cho biết thêm rằng bộ tìm thấy “ít nhất một lệnh All Writs Act (tạm dịch: Luật ban hành bất cứ lệnh nào cần thiết của tòa án) để lấy được dữ liệu trong một chiếc iPhone.
Tin tức về tài liệu của tòa rộ lên vào ngày thứ Sáu, cũng là hạn chót để Apple đưa ra quyết định về lệnh của tòa án liên bang trong vụ điều tra San Bernardino.
Vào thứ Tư, Theodore J. Boutrous Jr., một luật sư chuyên về nhân quyền và cũng là luật sư chính đại diện cho Apple trong vụ này, đã chia sẻ với tờ The Associated Press là hãng này sẽ nói với các thẩm phán rằng mọi việc nên được quyết định bởi Quốc hội chứ không phải tòa án liên bang.
PV Alina Selyukh của NPR tường thuật lại rằng: “FBI đang lạm dụng một đạo luật có tên là All Writs Act ra đời vào năm 1789 thường được sử dụng để buộc các công ty hợp tác điều tra.
Và Boutrous cũng nói với tờ The Associated Press rằng Apple đang lên kế hoạch tranh luận rằng đạo luật trên chưa bao giờ được dùng để buộc một công ty viết phần mềm cả”.
Trong tài liệu của tòa án, Apple cho biết yêu cầu giúp truy nhập thiết bị là do các văn phòng luật sư tại nhiều bang đưa ra, bao gồm New York, Illinois, Massachusetts và California.
Hãng này cho biết việc chấp hành lệnh đồng nghĩa với việc phải tạo ra một phần mềm công cụ khiến hàng triệu chiếc điện thoại iPhone có nguy cơ bị xâm phạm quyền riêng tư.
Tài liệu của tòa cho biết Apple đã nhận được nhiều yêu cầu từ Cục Điều tra liên bang giúp bẻ khóa hơn 12 thiết bị.
Một luật sư của hãng công nghệ này, Marc Zwillinger, đã nộp một danh sách các lệnh của chính phủ vào ngày 17-2. Hành động này nhằm đáp trả yêu cầu của tòa án liên bang tại New York. Chính phủ trả lời báo chí vào thứ Hai và danh sách của Apple được công bố vào thứ Ba.
Yêu cầu của tòa án New York là tâm điểm dư luận trong một thời gian dài; trong một ghi chú trong tài liệu gửi tòa án, Apple cho biết trước khi tòa án đưa ra yêu cầu không lâu, hãng này cũng nhận được thêm ba lệnh nữa: hai lệnh từ Ohio vào ngày 24-9-2015 và một lệnh từ Illinois vào ngày 6-10-2015.
Trong khi bốn lệnh liên bang được Apple liệt kê là trước vụ tấn công ngày 2-12-2015 tại San Bernadino, California thì theo như tài liệu của Apple, đến ngày 9-12 thì hãng này lên tiếng phản đối các lệnh trên.
Trong tài liệu gửi tòa án New York, Zwillinger cũng dẫn chứng vụ kiện đang diễn ra tại California, tòa án liên bang của bang này đã lệnh cho Apple hợp tác điều tra với FBI để bẻ khóa mật khẩu bảo vệ của một chiếc iPhone 5C xuất hiện trong cuộc xung đột của Syed Rizwan Farook và vợ của gã, Tashfeen Malik.
Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh luận về tính đúng sai của Apple và FBI. Vào tuần này, người đứng đầu FBI James Comey kêu gọi hai bên bình tĩnh lại và cần có một cuộc trò chuyện về chủ đề công nghệ, quyền riêng tư và bảo mật.
Apple cho biết hãng này mong muốn FBI rút lại các lệnh của mình và mong muốn chính phủ thành lập một hội đồng về “trí tuệ, công nghệ và quyền tự do công dân” để bàn về tính cần thiết của việc thực thi luật pháp, an toàn quốc gia và quyền riêng tư cá nhân.
Sập mỏ than ở Nga, 90 thợ mỏ đang kẹt dưới lòng đất
Bộ khẩn cấp Nga cho biết mỏ than Severnaya tại Vorkuta, thuộc CH Komi ở miền bắc nước Nga bị sập lúc 15g (giờ địa phương, tức khoảng 19g giờ VN) khiến 90 thợ mỏ đang bị kẹt ở hầm mỏ sâu 1km dưới lòng đất.
Hãng tin TASS trích lời Bộ khẩn cấp Nga: "Công tác cứu hộ đang được thực hiện. Kế hoạch đưa các thợ mỏ lên mặt đất đã được vạch ra".
Mỏ than Severnaya nằm ở vành đai Bắc cực nên rất khó tiếp cận. Hãng tin RT cho biết lực lượng cứu hộ địa phương đã kiểm soát tình hình và đang đưa các thợ mỏ lên mặt đất, theo từng nhóm nhỏ.
Khi xảy ra vụ sập hầm mỏ, hầu hết những người thợ đang làm việc ở độ sâu 1km dưới lòng đất.
Điều Donald Trump muốn làm nếu đắc cử tổng thống
Donald Trump ngày 24-2 hé lộ 3 điều ông muốn làm nhất vào ngày đầu tiên nếu đắc cử Tổng thống Mỹ.
“Đầu tiên làm là loại bỏ một vài điều lệnh được ban hành bởi tổng thống của chúng ta (Tổng thống Mỹ hiện là ông Obama)” – Donald Trump nói với George Stephanopoulos trong chương trình "Good Morning America" của ABC.
Ứng cử viên đang chạy đua vào Nhà Trắng này nói rằng ông sẽ loại bỏ đạo luật Obamacare. Đây là chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc của chính phủ Mỹ. “Hãy chăm sóc cựu chiến binh và quân đội!” – Donald Trump nhấn mạnh.
Donald Trump ngày 24-2 hé lộ 3 điều ông muốn làm nhất vào ngày đầu tiên nếu đắc cử Tổng thống Mỹ. Ảnh: CNN
Tỉ phú này cũng bác bỏ khả năng tồn tại lâu dài của Affordable Care Act – Đạo luật chăm sóc sức khỏe với giá cả phải chăng ban hành năm 2010. Donald Trump nói đạo luật này sẽ “chết vào năm 2017” và cho rằng nó là thảm họa. Thay vào đó, ông nói sẽ tập trung mục tiêu chăm sóc cựu chiến binh nếu được vào Nhà Trắng.
Donald Trump không cung cấp thông tin chi tiết làm thế nào để tiến hành thực hiện các thay đổi. Ông chỉ nói: “Ồ, tôi đã rất cụ thể về các điều luật, về Obamacare. Tôi rất cụ thể về nó. Tôi là người rất đặc biệt!”.
Donald Trump đang rất lợi thế trên đường đua sau chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở Nevada với 46% phiếu bầu chọn. Ông cũng thắng ở New Hampshire và South Carolina những tuần gần đây.