tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 26-07-2016

  • Cập nhật : 26/07/2016

Cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc bị tù chung thân

Một tòa án quân sự Trung Quốc tuyên án chung thân với ông Quách Bá Hùng vì tội tham nhũng, ông cũng bị tước quân hàm tướng và tịch thu tài sản.

ong quach ba hung tung la mot nguoi quyen luc trong quan doi trung quoc. anh:reuters

Ông Quách Bá Hùng từng là một người quyền lực trong quân đội Trung Quốc. Ảnh:Reuters

Ông Quách, 74 tuổi, hôm nay thừa nhận các tội danh của mình, bày tỏ sự hối tiếc và chấp thuận án chung thân của tòa, Xinhua đưa tin.

Từng là phó chủ tịch Quân ủy trung ương đầy quyền lực, ông đã lợi dụng chức vụ để giúp người khác thăng chức và nhận lại khoản hối lộ "đồ sộ", hoặc tự mình thực hiện hoặc thông đồng với đồng phạm. Ông về hưu năm 2012. 

Tất cả "tiền bạc và tài sản phi pháp" của ông Quách đều bị tịch thu và sung công, bản tin trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận việc này.

Trước đó, một số nguồn tin của Reuters cho biết ông Quách đang bị ung thư và quân đội Trung Quốc có thể đã phải thúc đẩy việc đưa ông này ra tòa án binh xét xử, đề phòng trường hợp ông chết trước khi ra tòa, giống như thượng tướng Từ Tài Hậu, người cũng chết do ung thư trong quá trình điều tra tội tham nhũng hồi năm ngoái.

Vụ việc của ông Quách không được tiến hành công khai do liên quan đến các bí mật quân sự. Con trai của ông Quách là Quách Chính Cương cũng bị điều tra năm ngoái.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ông coi việc chấm dứt tham nhũng trong quân đội là mục tiêu hàng đầu.

ASEAN và Trung Quốc ra tuyên bố chung thống nhất kiềm chế trên biển Đông

ASEAN, Trung Quốc thống nhất kiềm chế trên biển Đông, không có thêm các hoạt động gây phức tạp hoặc gia tăng bất đồng, ảnh hưởng hòa bình và ổn định khu vực. 

Chiều 25-7 tại Vientine (Lào), ASEAN và Trung Quốc cùng ra tuyên bố chung sau hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc, theo báo SMCP (Hong Kong).

Hai bên cùng thống nhất kiềm chế không có thêm các hoạt động gây phức tạp hoặc gia tăng bất đồng, ảnh hưởng hòa bình và ổn định khu vực.  Các hành động này gồm “đưa người ra sống ở những đảo, đá, bãi cạn, và những thực thể khác vốn không có người sống ở biển Đông”.

Cùng với đó, hai bên cũng thống nhất sẽ xử lý các bất đồng trên tinh thần xây dựng.

ASEAN và Trung Quốc sẽ cùng hợp tác thăm dò, hoặc hợp tác trong các lĩnh vực an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, đấu tranh với tội phạm xuyên quốc gia trên biển.

cac bo truong ngoai giao tham gia hoi nghi bo truong ngoai giao asean-trung quoc tai lao ngay 25-7. (anh: thx)

Các Bộ trưởng Ngoại giao tham gia hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc tại Lào ngày 25-7. (Ảnh: THX)

Trả lời báo giới sau hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định nội dung “hoạt động cải tạo biển Đông” trong tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc không nhắm đến Trung Quốc. “Trung Quốc hiện không cải tạo biển Đông. Nước nào đang cải tạo biển Đông thì bạn phải tự tìm hiểu lấy. Tôi không muốn nêu tên.”, ông này nói.

Ông Vương Nghị đánh giá hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc rất có tính xây dựng, “80% thời gian được dùng để bàn việc hợp tác. Thời gian dành cho việc bàn bạc về vấn đề biển Đông chiếm 20%”.

“Tại hội nghị chỉ có một nước nhắc đến vụ kiện. Đó là lý do tại sao ASEAN không bình luận về vụ kiện.”, báo Washington Post (Mỹ) dẫn lời ông Vương Nghị.

Trước đó cùng ngày, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra tuyên bố chung không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.

Nhận định về tuyên bố chung của ASEAN, ông Vương Nghị nói tuyên bố “không chống lại Trung Quốc”. Ông Vương Nghị đồng thời kêu gọi giảm căng thẳng trong khu vực, không để các vấn đề hàng hải ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

bo truong ngoai giao pham binh minh (trai) va ngoai truong john kerry (phai) va mot quan chuc malaysia chup hinh chung tai hoi nghi bo truong ngoai giao asean-my o lao ngay 25-7. (anh: ap)

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) và Ngoại trưởng John Kerry (phải) và một quan chức Malaysia chụp hình chung tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ ở Lào ngày 25-7. (Ảnh: AP)

Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN cũng gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong khuôn khổ hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ. Theo hãng tin AP (Mỹ), nói với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải tuân theo hệ thống luật pháp quốc tế.

Trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry không trực tiếp nhắc đến căng thẳng biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Tuy nhiên ông hoan nghênh các nước ASEAN đã ủng hộ  “một hệ thống luật pháp quốc tế bảo vệ quyền lợi của tất cả các quốc gia bất kể lớn nhỏ”.(PLO)

Ngoại trưởng Trung Quốc tức tối với tên lửa THAAD ở Hàn Quốc

Ông Vương Nghị cho rằng việc Hàn Quốc triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa hiện đại đã làm xói mòn lòng tin trong quan hệ giữa hai nước.

ngoai truong han quoc yun byung-se (trai) bat tay nguoi dong cap trung quoc vuong nghi. anh: yonhap

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se (trái) bắt tay người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Yonhap

Bên lề hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN diễn ra tại Lào, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 24/7 nói với người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-se rằng Seoul đã gây ảnh hưởng đến niềm tin giữa hai nước khi thúc đẩy việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở nước này, theo Yonhap.

"Hành vi gần đây của Hàn Quốc đã hủy hoại nền tảng cho lòng tin song phương", ông Vương nói, thể hiện sự bất bình rõ ràng với việc Mỹ và Hàn Quốc triển khai THAAD trên bán đảo Triều Tiên.

"Giờ tôi sẽ nghe những gì Ngoại trưởng Yun nói. Đặc biệt, tôi sẽ nghe những hành động thực tiễn mà Hàn Quốc sẽ làm để bảo vệ quan hệ giữa chúng ta", ông Vương nói thêm.

Đáp lại, Ngoại trưởng Yun cho rằng quan hệ Hàn – Trung vẫn được dựa trên lòng tin, đồng thời khẳng định thách thức giữa hai nước hiện nay không phải là không thể vượt qua.

Ông hy vọng hai nước sẽ đóng vai trò lớn trong duy trì hòa bình và ổn định, không chỉ ở bán đảo Triều Tiên mà còn cho cộng đồng quốc tế.

Một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc nói rằng những lời lẽ gay gắt của ông Vương chỉ là sự lặp lại những gì Trung Quốc đã nói trước đây về THAAD. Quan chức này cho biết Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ tiếp tục liên lạc với nhau bất chấp những bất đồng về việc triển khai hệ thống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc.

Quyết định triển khai hệ thống THAAD được Mỹ và Hàn Quốc thông báo hồi đầu tháng, và vấp phải những lời chỉ trích gay gắt từ Trung Quốc và Nga, những nước lo ngại rằng hệ thống này có thể ảnh hưởng đến các lợi ích an ninh chiến lược của họ. Hàn Quốc khẳng định hệ thống đánh chặn này chỉ nhằm chống lại mối đe dọa tên lửa và hạt nhân ngày càng tăng từ Triều Tiên.

Nga làm phá sản kế hoạch của Mỹ, NATO ở Biển Đen

 Nga đã nỗ lực củng cố vị thế của mình ở Biển Đen và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cũng chính điều này đã làm phá sản kế hoạch của NATO và liên minh ở khu vực này, tạp chí Forbes nhận định.

Theo Forbes, thời gian qua, Mỹ đã tăng cường hợp tác với các quốc gia bờ Biển Đen. Mỹ đã đề nghị các nước này tiến hành tập trận và cơ động hải quân cũng như thảo luận về triển vọng tăng cường hợp tác sản xuất chung trong lĩnh vực quốc phòng với các nước này.

Lý giải cho hành động này, Washington giải thích rằng các quốc gia có chung đường biên giới với Nga, cần phải tự bảo vệ trước các “mối đe dọa” tiềm tàng từ Nga.

Trong khi đó, các quốc gia phương Tây cũng thừa hiểu rằng Nga trong vòng 100 năm qua đã coi khu vực Biển Đen như là một trong những nơi đảm bảo an ninh quan trọng nhất của nước này. Moscow cũng có đầy đủ cơ sở lịch sử lẫn chiến lược để bảo vệ địa điểm quan trọng này, Forbes viết.

ten lua hanh trinh caliber cua nga. anh: shutterstock

Tên lửa hành trình Caliber của Nga. Ảnh: Shutterstock

Xuất phát từ thực tế trên, theo Forbes, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Moscow những năm gần đây đã liên tục tung ra các bước đi, hành động cụ thể để lấy lại hào quang trước đó cho lực lượng Hạm đội Biển Đen của nước này.

Cũng theo nhận định của Forbes, kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, hệ thống bảo vệ Biển Đen đã được củng cố rõ rệt nhờ sự kết hợp của hệ thống các tên lửa chống tàu siêu thanh có tầm bắn 600 km.

Những khả năng ưu việt của Nga cho phép nước này hạn chế được đáng kể những hành động của Mỹ và NATO ở Biển Đen. Qua đó, Washingtion buộc phải tăng cường chi phí cho nền công nghiệp quốc phòng.

Ngay cả các tàu tuần tra nhỏ của Nga cũng có thể thực hiện các đòn tấn công hùng mạnh hơn so với tàu chiến của các lực lượng hải quân các nước khác nhờ sử dụng các tên lửa hành trình mới “Caliber” và các loại đạn dược có độ chính xác cao, theo Forbes.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục