Giữa bão Biển Đông, Mỹ tiếp cận lặng lẽ với Trung Quốc
Cựu tổng thống Philippines sẽ tới Bắc Kinh đàm phán về Biển Đông
Phó thủ tướng nêu quan ngại về quân sự hóa ở Biển Đông
2 tướng Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đảo chính bị bắt tại Dubai
Tin thế giới đọc nhanh trưa 25-07-2016
- Cập nhật : 25/07/2016
Nga tuyên bố Mỹ "hành xử hai mặt"
Nga rất thất vọng trước cách hành xử hai mặt của Washington, không lâu sau chuyến thăm Moskva của Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry, những biện pháp mang tính chất trừng phạt lại được áp đặt.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moskva ngày 14/7. Ảnh: AFP/TTXVN
ASEAN thúc đẩy hợp tác hiệu quả với đối tác ASEAN+3 và EAS
Ngày 23/7 tại thủ đô Vientiane đã diễn ra cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản), SOM các nước tham gia Cấp cao Đông Á-EAS (với 8 nước Đối thoại gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia và New Zealand).
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các cuộc họp.
Các cuộc họp đã hoàn tất công tác chuẩn bị và thống nhất chương trình nghị sự của các hội nghị bộ trưởng, trong đó có việc kiểm điểm và đề ra các định hướng thúc đẩy hợp tác ASEAN với các bên đối tác trong khuôn khổ ASEAN+3 và EAS.
Nhân dịp các cuộc họp SOM lần này, các nước cũng đã trao đổi về một số trọng tâm, ưu tiên hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3 và EAS như khuyến nghị (về tăng cường hợp tác trong vấn đề an ninh phi truyền thống, mở rộng phạm vi của Quỹ dự trữ lúa gạo Đông Á và hợp tác giữa các đài triển khai Tuyên bố EAS về tăng cường hợp tác biển, triển khai các khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn Đông Á II, trong đó Việt Nam nhận chủ trì 3 phát thanh truyền hình công cộng ở Đông Á.
Chiều cùng ngày, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có phiên đối thoại với các đại diện Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) và tham dự Hội nghị Ủy ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANFWZ).
Được sự ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hoạt động này.
Phiên đối thoại giữa các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đại diện AICHR được tổ chức thường niên, là dịp để các đại diện AICHR báo cáo tình hình công tác và xin chỉ đạo của các bộ trưởng về định hướng hoạt động thời gian tới.
Tại phiên đối thoại, các bộ trưởng hoan nghênh nỗ lực của AICHR trong triển khai Kế hoạch công tác 5 năm giai đoạn 2016-2020, thông qua các hoạt động ưu tiên của AICHR trong năm 2017 và đề nghị AICHR triển khai hiệu quả các hoạt động này để tiếp tục thúc đẩy hợp tác về nhân quyền ở khu vực, đóng góp thiết thực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Tại Hội nghị Ủy ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANFWZ), các nước đã tiến hành kiểm điểm tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động Tăng cường thực hiện Hiệp ước SEANWFZ (2013-2017); xem xét thúc đẩy thương lượng với các nước có vũ khí hạt nhân về việc tham gia Nghị định thư của Hiệp ước nhằm đảm bảo các nước này cam kết tôn trọng Hiệp ước, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia thành viên Hiệp ước; trao đổi hướng tăng cường hợp tác giữa mạng lưới Cơ quan pháp quy hạt nhân ASEAN (ASEANTOM) và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Ngày 24/7, Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) sẽ chính thức khai mạc tại thủ đô Vientiane của Lào. Các hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 và EAS sẽ diễn ra vào ngày 26/7 tới.(TTXVN)
“Sói đơn độc” - mối họa tiềm ẩn trong lòng nước Đức và châu Âu
Mô típ “Sói đơn độc”, hay những cá nhân tự thực hiện các vụ tấn công đẫm máu, đang trở nên phổ biến và trở thành mối nguy cơ lớn hơn ở Đức và các nước Tây Âu.
Cảnh sát đặc nhiệm Đức phong tỏa hiện trường vụ xả súng ở trung tâm thương mại Olympia tối 22/7. Ảnh: EPA/ TTXVN
Những vụ việc ở Nice, Pháp cách đơn hơn một tuần hay vụ xả súng ngày 22/7 ở Munich, Đức cho thấy chỉ có một đối tượng đơn lẻ đứng ra thực hiện toàn bộ vụ tấn công mà vẫn có thể gây ra những thương vong rất lớn. Đây thực sự là một điều hết sức đáng quan ngại ở châu Âu trong thời điểm hiện nay.
Số lượng các đối tượng sói đơn độc dường như ngày càng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tại các nước Tây Âu, những hố sâu ngăn cách trong xã hội giữa người giàu với người nghèo, giữa người bản xứ và người nhập cư ngày càng lớn đang làm cho xã hội bị chia rẽ sâu sắc hơn. Sự bất đình đẳng về thu nhập và mức sống càng lớn thì những người nghèo càng bế tắc hơn và sống mặc cảm hơn.
Sự gia tăng đột biến của dòng người di cư trong năm ngoái tới nước Đức tiếp tục đẩy cao những xu hướng bất bình đẳng này. Theo một thống kê của Cục Thống kê liên bang Đức năm 2014, tỷ lệ những người thất nghiệp có nguồn gốc nhập cư tại Đức lên tới 35%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của những người gốc Đức.
Thất nghiệp, nghèo đói và mặc cảm tự ti như những người sống bên lề xã hội đã gây ra nhiều hệ luỵ và bất ổn cho Đức và các nước Tây Âu. Những người này dễ bị lôi kéo vào các phong trào hoặc tư tưởng cực đoan hay rơi vào trạng thái trầm cảm, giống như đối tượng trong vụ xả súng ở Munich, và từ đó trở thành những “Sói đơn độc” luôn ấp ủ âm mưu tiến hành những vụ tấn công gây chết chóc.
Một nguyên nhân quan trọng khác góp phần vào sự gia tăng của “Sói đơn độc” chính là sự phổ biển của Internet và mạng xã hội giúp lan truyền các tư tưởng cực đoan một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Những phương tiện truyền thông hiện đại này cũng giúp các đối tượng “Sói đơn độc” tìm hiểu thông tin về một mục tiêu tấn công, lên kế hoạch tấn công một cách dễ dàng hơn.
Theo dõi những diễn biến vừa qua trong các vụ tấn công ở châu Âu, có thế thấy là các lực lượng cảnh sát các nước như Pháp, Đức mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn ở thế bị động trước dạng thức tấn công kiểu “Sói đơn độc” này.
Nhìn chung, an ninh và sự ổn định của xã hội Đức và các nước Tây Âu đứng trước trước một số thách thức từ những đối tượng cực đoan đơn lẻ này. Trước hết, các đối tượng “Sói đơn độc” có thể là bất kỳ ai bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan và vì thế các cơ quan cảnh sát gần như không thể đoán biết trước để ngăn chặn phòng ngừa.
Tiếp theo đó, các nước Tây Âu sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào bởi các đối tượng “Sói đơn độc”. Cuối cùng là nó đặt cho các cơ quan cảnh sát châu Âu vào tình thế cùng một lúc phải đối phó với nhiều nguy cơ an ninh khác nhau và gây khó khăn cho các cơ quan này trong việc triển khai các biện pháp đối phó phù hợp.
Học giả Argentina hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài thường trực
Chuyên gia Ramoneda nghiên cứu Đông Nam Á tại Argentina đã hoanh nghênh phán quyết của Tòa Trọng tài khi cho rằng sự việc này tạo tiền lệ pháp lý quan trọng trong các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông.
Các nhà hoạt động Philippines vui mừng sau phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye trong cuộc tuần hành tại Manila ngày 12/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia bắt 14 người liên quan tới IS, phát hiện thiết bị nổ nặng 1 kg
Giới chức Malaysia ngày 23/7 cho biết họ đã chặn đứng một âm mưu tấn công bằng bom nhằm vào các cảnh sát cấp cao và bắt giữ 14 người có liên quan tới nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo trong cuộc truy quét kéo dài 1 tuần.
Theo một tuyên bố của Cảnh sát Hoàng gia Malaysia, 14 người, gồm 13 nam giới và 1 phụ nữ, đã bị bắt giữ trong các cuộc truy quét tại 5 bang ở Malaysia. Các nghi pham trong độ tuổi từ 20 đến 49.
Một thiết bị nổ tự chế nặng 1 kg cũng bị thu giữ, cảnh sát cho biết, nói thêm rằng thiết bị này định được dùng trong một kế hoạch tấn công nhằm vào các quan chức cảnh sát.
Cảnh sát Malaysia tin rằng 12 trong số 14 nghi phạm đã nhận các chỉ dẫn để tiến hành các vụ tấn công tại Malaysia từ Muhammad Wanndy Mohamed Jedi, kẻ bị cáo buộc là chủ mưu vụ nổ hộp đêm có liên quan tới IS tại Puchong hôm 28/6, làm 8 người bị thương.
Một trong số các nghi phạm đã thừa nhận nhận chỉ dẫn từ Muhammad Wanndy để chế tạo thiết bị nổ tự chế nhằm tấn công Klang Valley, khu vực bao trùm thủ đô Kuala Lumpur.
Các cơ quan an ninh của Malaysia đã cảnh giác trước việc IS gia tăng hoạt động tại đất nước Đông Nam Á có đa số dân là người Hồi giáo.
Chỉ vài tháng trước, giới chức ước tính gần 50 người Malaysia đã gia nhập IS tại Syria và Iraq.
Phó thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi năm nay đã tiết lộ rằng cảnh sát đã chặn đứng một âm mưu của IS nhằm bắt cóc Thủ tướng Najib Razak và các bộ trưởng hồi năm ngoái.