Đây là số liệu ước tính của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cung cấp tại chương trình "Kỹ năng đưa tin về lao động cưỡng bức và mua bán người trong doanh nghiệp", ngày 21-9. Chương trình do ILO và Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức.
Tin thế giới đọc nhanh trưa 25-09-2015
- Cập nhật : 25/09/2015
Nhật lo ngại Trung Quốc phong tỏa các tuyến đường biển sống còn ở Biển Đông
Sự tiếp cận của Nhật Bản đối với các tuyên đường biển quan trọng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu Trung Quốc có thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông, nhà báo Yasu Ota của tờ Nikkei nhận định.
Nhật lo ngại Trung Quốc phong tỏa các tuyến đường biển sống còn ở Biển Đông (Ảnh minh họa: Wantchinatimes)
Theo nhà báo Ota, khoảng 1/4 trong số 350 tàu thuyền vượt eo biển Malacca qua Singapore mỗi ngày là của các doanh nghiệp Nhật Bản. Tuyến đường biển kéo dài từ eo biển Malacca qua Biển Đông và eo biển Đài Loan được xem là tuyến đường huyết mạch hàng hải của Nhật, cho phép các doanh nghiệp nước này vận chuyển nhanh hơn các mặt hàng chiến lược như dầu mỏ từ Trung Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và eo biển Đài Loan. Nếu Bắc Kinh có thể kiểm soát các vùng biển này, nền kinh tế của Nhật Bản sẽ chịu sự kiểm soát của Trung Quốc.
Nhà báo Ota cho hay, để ngăn chặn điều đó xảy ra, Mỹ đang cố gắng đưa Malaysia tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, dù chính sách kinh tế của nước này không tự do như Singapore hay Brunei.
Cùng với Philippines, Malaysia và Brunei, Mỹ sẽ có thể áp đặt một lệnh phong tỏa ở Biển Đông nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc về kinh tế trong khu vực. Washington cũng chú trọng vào việc thiết lập một liên minh hoặc đối tác quân sự với các nước trong một nỗ lực nhằm gây sức ép để Bắc Kinh kiềm chế các tham vọng kiểm soát khu vực.
Đạt Lai Lạt Ma và Chủ tịch Tập Cận Bình đều đang ở Mỹ
London vượt New York trở thành trung tâm tài chính lớn nhất
Báo cáo của hãng tư vấn và nghiên cứu uy tín Z/Yen (Vương quốc Anh) cho biết London đã vượt New York (Mỹ) trở thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Nằm trong top 5 thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu, đứng sauLondon và New York là Hong Kong (Trung Quốc), Singapore vàTokyo (Nhật Bản).
Việc London vươn lên trở thành trung tâm tài chính lớn nhất thế giới phần nào đã xoa dịu mối quan ngại trong nước về vấn đề thuế quan, quan điểm về vấn đề nhập cư và kế hoạch tổ chức trưng cầu ý dân về tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2016 hoặc 2017.
Giới quan sát cho rằng để giữ được vị trí dẫn đầu, thị trường tài chính London cần phải có tính linh hoạt và thích ứng tốt hơn nữa.
Một thành phố khác của châu Âu nằm trong tốp 10 thị trường tài chính lớn nhất thế giới là Zurich của Thụy Sĩ, trong khi đó thành phố Frankfurt (Đức) nhảy năm bậc vượt lên trên Luxembourg và đứng ở vị trí thứ 14.
Trong khi đó, hai trung tâm tài chính lớn của Nga là Moskva và St Petersburg đều rớt hạng, trong bối cảnh Nga phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây và bị ảnh hưởng bất lợi của việc giá dầu thô giảm mạnh và đồng ruble giảm tới 42% so với đồng USD trong năm ngoái.
Tại khu vực Bắc Mỹ, New York, Toronto, San Francisco và Washington DC đều lọt vào tốp 10 các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Bảng xếp hạng của Z/Yen được thực hiện dựa trên cuộc thăm dò ý kiến về 86 thành phố của 3.200 chuyên gia tài chính và 105 bộ dữ liệu, bao gồm các thông tin về chi phí sinh hoạt, chất lượng mạng Internet, cơ sở hạ tầng vận tải, các biện pháp chống tham nhũng và bình ổn chính trị, chất lượng cuộc sống, lạm phát, đầu tư nước ngoài, giá trị giao dịch trái phiếu và cổ phiếu, mức thuế.
Nga - Mỹ đạt "thỏa thuận ngầm" về chấm dứt xung đột ở Syria
Nga và Mỹ đã đạt được “thỏa thuận ngầm” về chấm dứt xung đột đẫm máu tại Syria – một cố vấn cấp cao của Tổng thống Bashar al-Assad nói.
“Chính quyền Mỹ hiện muốn tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria. Đã có thỏa thuận ngầm giữa Mỹ và Nga trong việc đi đến giải pháp này. Mỹ nhận ra rằng Nga là người hiểu sâu sắc diễn biến tại khu vực và đánh giá tình hình tốt hơn. Xu thế môi trường quốc tế hiện nay là giảm căng thẳng và tìm ra cách thức cho vấn đề Syria”, cố vấn Bouthaina Shaaban trả lời phỏng vấn trên truyền hình tối muộn ngày 23/9.
Theo ông Shaaban, đã có sự thay đổi trong quan điểm của phương Tây về cuộc chiến tại Syria – một cuộc nội chiến làm hơn 240.000 thiệt mạng, cùng hàng triệu người phải ly tán kể từ năm 2011. Nga, bên ủng hộ Syria trong nhiều thập kỉ qua, luôn tuyên bố không chấp thuận xem việc thoái lui của ông Assad là điều kiện tiên quyết để khởi động tiến trình đàm phán hòa bình. Mỹ, dù trong 4 năm qua luôn lên tiếng đòi ông Assad từ chức, nhưng cuối tuần qua chính Ngoại trưởng nước này John Kerry đã dịu giọng hơn khi nói việc này “không nhất thiết phải diễn ra trong ngày một ngày hai”.
Tổng thống Pháp Francois Hollande kêu gọi tiến hành vòng đàm phán hòa bình mới về Syria “để tất cả các nước mong muốn hòa bình được lập lại tại Syria có thể đóng góp công sức”. Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 24/9 nói rằng các cuộc đàm phán cần phải có sự hiện diện của ông Assad và các bên liên quan, kể cả các đồng minh của Syria.
Những thông điệp ngoại giao xuất hiện tại thời điểm Nga tăng cường hỗ trợ quân sự cho Damascus, mở rộng hiện diện ở Syria. Mới nhất là việc Moskva tuyên bố sẽ tiến hành tập trận hải quân ở đông Địa Trung Hải trong tháng này và tháng 10.
Bất chấp các bất đồng sâu sắc, Tổng thống Nga-Mỹ vẫn sẽ hội đàm
Theo Reuters và AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 28/9 tới khi hai nhà lãnh đạo có mặt tại New York để tham dự phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Cuộc gặp được sắp xếp theo đề xuất của ông Putin.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) sẽ gặp người đồng cấp Nga Putin để bàn các vấn đề nóng. (Nguồn: Getty)
Thông tin trên đã được Điện Kremlin chính thức xác nhận.
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Obama ngày 24/9 nêu rõ: “Do tình hình ở Ukraine và Syria, bất chấp những bất đồng sâu sắc với Moskva, Tổng thống Obama vẫn tin rằng sẽ là tắc trách nếu không thăm dò xem liệu chúng tôi có đạt được tiến triển thông qua tiếp xúc cấp cao với người Nga hay không."
"Tổng thống Obama sẽ nhân cuộc gặp này để nêu vấn đề Ukraine, tập trung vào việc đảm bảo rằng Moskva thực thi các cam kết theo thỏa thuận Minsk. Đây sẽ là thông điệp chính của cuộc gặp song phương này" - quan chức trên cho biết thêm.
Theo Điện Kremlin, nhà lãnh đạo Nga cũng có kế hoạch gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong ngày 28/9.