Ông Putin và Medvedev, ai có thu nhập cao hơn?
Ba Lan coi Nga là mối đe dọa lớn hơn IS
Gã khổng lồ Facebook sẽ chống lại Donald Trump?
Tàu ngầm mới của Nga khiến Hải quân Mỹ và NATO bất an
Mỹ tăng tốc phát triển vũ khí laser bắn hạ tên lửa đạn đạo
Tin thế giới đọc nhanh 16-04-2016
- Cập nhật : 16/04/2016
Thêm một chính khách “ngã ngựa” vì Hồ sơ Panama
Hàn Quốc bị tố lừa 13 công dân Triều Tiên đào tẩu
Cờ Triều Tiên và Trung Quốc phía ngoài một nhà hàng Triều Tiên ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết 13 người, gồm một nam quản lý và 12 nữ nhân viên làm việc cho một nhà hàng Triều Tiên ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã trốn sang Hàn Quốc tuần trước.
Website Uriminzokkiri của Triều Tiên đăng bài bình luận cho biết nam quản lý đã nhận tiền từ điệp viên Hàn Quốc rồi lừa 12 nhân viên bỏ trốn.
"Người quản lý, thông đồng với điệp viên (Hàn Quốc), lừa các nhân viên rằng họ đang chuyển đến nơi làm việc mới" trước khi đưa họ lên một máy bay, bài bình luận viết. "Vụ bắt người" nằm trong chiến dịch bôi nhọ chống Bình Nhưỡng "ghê tởm" của Hàn Quốc.
Nhật báo Hàn Quốc Hankyoreh Sinmun dẫn lời người Trung Quốc là chủ nhà hàng nói nam quản lý đã lấy trộm hơn 1,2 triệu nhân dân tệ (185.000 USD). Nhà hàng này có tổng cộng 20 nhân viên người Triều Tiên.
13 người đào tẩu đang bị nhà chức trách Hàn Quốc biệt giam và thẩm vấn. 7 người Triều Tiên còn lại hiện ở cùng các quan chức đại sứ quán Triều Tiên tại Trung Quốc và sẽ sớm về nước.
Người phát ngôn Hội Chữ thập Đỏ Triều Tiên ngày 12/4 cáo buộc Hàn Quốc bắt cóc 13 công dân nước này, yêu cầu Seoul xin lỗi và trả những người đào tẩu về Triều Tiên hoặc đối mặt với "những hậu quả không thể tưởng tượng được và biện pháp đáp trả mạnh mẽ".
Triều Tiên còn cáo buộc Hàn Quốc tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử quốc hội tổ chức ngày 13/4. Thông tin về một Triều Tiên bất ổn thường có lợi cho đảng cầm quyền Saenuri của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Tuy nhiên, đảng Saenuri lại bất ngờ thất bại, mất vị thế đa số trong quốc hội suốt 16 năm qua.
Tổng thống Putin nói ông Obama là người đàng hoàng
Quan điểm này được tổng thống Nga đưa ra sau khi ông Obama chính thức thừa nhận sai lầm trong các quyết sách của ông ở Libya.
Hai trong số những người quyền lực nhất thế giới, tổng thống Nga Putin (trái) và tổng thống Mỹ Obama - Ảnh: Thedailybeast
Theo TASS, ông Putin tin rằng, quan hệ hợp tác giữa ông và tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ còn tiếp tục cho tới khi ông Obama kết thúc nhiệm kỳ.
Tổng thống Nga bày tỏ sự tôn trọng trước việc người đồng cấp Mỹ thừa nhận các quyết định sai lầm tại Libya. Ông nói: “Trước hết, thực tế này một lần nữa khẳng định, nhà lãnh đạo hiện nay của Mỹ là một người đàng hoàng”.
Quan điểm được ông Putin đưa ra trong chương trình truyền hình trực tiếp hỏi - đáp thường niên kéo dài suốt 4 tiếng của tổng thống Nga Vladimir Putin ngày thứ năm, 14-4.
Ông Putin nói tiếp: “Thật tốt khi người đồng nghiệp của tôi đã đủ dũng cảm để đưa ra những tuyên bố như vậy, không phải ai cũng làm được điều đó”. Cũng theo ông Putin, đó là bằng chứng cho thấy một cá tính mạnh mẽ.
Tổng thống Nga nói: “Ông ấy (Obama) đang làm việc, làm việc tích cực, và tôi vẫn liên lạc với ông ấy, liên lạc với chính quyền ông ấy. Và tôi có cơ sở để nghĩ rằng điều này sẽ vẫn tiếp tục cho tới những thời khắc cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông ấy”.
Nhà lãnh đạo Nga nhớ lại thời còn làm một thượng nghị sỹ, ông Obama từng chỉ trích Nhà Trắng về các chính sách hành động tại Iraq. Ông nói: “nhưng, thật không may, trong thời gian làm tổng thống Mỹ, ông ấy lại mắc phải chính những sai lầm mà ông ấy từng chỉ trích tại Libya”.
Ông Putin cũng cho rằng, Washington gần như đã lặp lại những sai lầm tương tự đó tại Syria và nói: “Chúng tôi không biết tất cả những việc này sẽ kết thúc ra sao”.
Nhà lãnh đạo Nga nói: “Các quan hệ hợp tác tăng cường của chúng tôi vẫn đang diễn ra giữa các lực lượng quân đội, các cơ quan tình báo và các bộ ngoại giao để tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria.
Tôi hy vọng việc hợp tác này sẽ dẫn tới một kết quả chung tích cực, giống như đã đạt được ở các khu vực khác thời gian gần đây”.
Doanh nhân Mỹ bị tố bán công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc
Gián điệp công nghiệp hạt nhân
Theo trang Channel News Asia, các quan chức cho biết thông tin vào hôm 14-4 và cảnh báo rằng sẽ truy lùng bất cứ ai có ý định nhúng tay vào công nghệ hạt nhân của Mỹ.
Tờ Financial Times cho biết kỹ sư hạt nhân Ho Szuhsiung (hay còn được gọi là Allen Ho), tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN) và công ty công nghệ năng lượng quốc tế (ETI) đã bị cáo buộc tội sản xuất vật liệu hạt nhân đặc biệt bên ngoài nước Mỹ mà không có chấp thuận từ phía Bộ năng lượng Mỹ.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, ông Allen Ho, người điều hành công ty Công nghệ Năng lượng quốc tế tại Delaware, làm việc như một cố vấn cao cấp được trả công bởi CGNPC. Đây là công ty năng lượng hạt nhân lớn nhất Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1997, ông đã sắp xếp cho một số chuyên gia của Mỹ du lịch đến Trung Quốc để họp mặt và đáp ứng các yêu cầu giúp đỡ từ các chuyên gia hạt nhân của Trung Quốc.
Ông Allen Ho cũng bị cáo buộc làm gián điệp cho một chính phủ nước ngoài. Ông từng gửi thư cho một ứng viên vào ngày 4-10- 2009, cho biết: "Phía Trung Quốc nhờ thành lập một đội ngũ hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong thiết kế, đào tạo sản xuất và hỗ trợ về kỹ thuật … Họ còn nói tiền không thành vấn đề".
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, nhờ có ông Allen Ho, các chuyên gia năng lượng hạt nhân của Trung Quốc đã tiếp cận được các báo cáo kỹ thuật chỉ dành riêng cho các thành viên của Viện nghiên cứu năng lượng. CGN sử dụng những hiểu biết của khoa học Mỹ để phát triển một lò phản ứng mô-đun nhỏ, một chương trình lắp ráp nhiên liệu tiên tiến và kiểm tra mã số máy tính của lò phản ứng.
Một số người có liên quan đến kế hoạch của ông Allen Ho cũng từng lo ngại khả năng vi phạm pháp luật. Nếu bị kết tội, ông Allen Ho phải đối mặt với án tù chung thân và phạt tiền 250.000 USD.
Bắt doanh nhân Trung Quốc mua nguyên liệu quân dụng
Bộ Tư pháp Mỹ cũng sẽ công bố riêng biệt việc bắt giữ Fuyi Sun "Frank", một công dân Trung Quốc, về tội cố gắng xuất khẩu sợi carbon cho Trung Quốc khi không có giấy phép cần thiết.
Ông Sun, người đã bị bắt giam vào ngày 13-4 sau khi đi du lịch đến New York từ Trung Quốc để hoàn tất thỏa thuận. Ông đã tìm cách mua một loại sợi carbon được kiểm soát bởi các quy định “chống phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố” của Mỹ.
Những tranh cãi Trung Quốc ăn cắp công nghệ Mỹ không phải mới. Tập đoàn truyền thông Huawei từng đối mặt các cáo buộc tương tự
Ông Sun đã cố gắng mua một số mặt hàng liên quan đến hàng không vũ trụ và quốc phòng. Nhưng ông không ngờ tất trang mạng ông liên hệ lại là do Bộ An ninh nội địa Mỹ dựng lên.
Các đặc vụ đã bí mật ghi lại một loạt các cuộc hội thoại với ông Sun và sau đó được dịch lại cho tòa án. Trong một câu nói, ông Sun đã yêu cầu những người môi giới bí mật gọi tên các sản phẩm quân sự là "chuối" trong các email sau này.
"Chúng ta sẽ giao dịch một số lượng nhỏ ‘chuối’ trong từng khoảng thời gian," Sun gửi qua email vào tháng 5-2013. "Bằng cách này sẽ an toàn hơn." Ông Sun có lúc đã cắt đứt liên lạc vì lo sợ đối tác đang làm việc cho chính phủ. Nhưng hai năm sau, ông lại tiếp tục đàm phán và cuối cùng được mời đi du lịch đến New York.
Khi đặc vụ an ninh nội địa nghe trộm các cuộc họp của ông hồi đầu tuần này, ông Sun cho biết các sợi carbon sẽ được sử dụng cho mục đích dân sự như làm bóng golf, trước khi thừa nhận rằng nó đã được sử dụng cho quân đội.
Ông Putin cáo buộc Goldman Sachs đứng sau Hồ sơ Panama
Ông Putin chỉ ra tập đoàn Goldman Sachs sở hữu công ty con quản lý tờ báo Sueddeutsche Zeitung của Đức – đầu mối xử lý tài liệu từ công ty luật Mossack Fonseca. Ảnh: RT
Trong đó, ông thừa nhận các thông tin trong Hồ sơ Panama về những nhân vật thân cận trong nội các. Tuy nhiên Tổng thống Nga cho rằng vụ rò rỉ là một phần trong nỗ lực tạo ảnh hưởng của Mỹ trước thềm đợt bầu cử tại Nga.
“Khá ngạc nhiên là những thông tin về công ty offshore mà họ công bố không sai. Tuy nhiên chúng cũng không kết tội ai điều gì cụ thể. Chúng chỉ đặt ra các nghi vấn”, ông Putin trả lời trực tiếp trên truyền hình.
11 triệu trang tài liệu vén màn ánh sáng về cách các chính trị gia, nhà băng, người nổi tiếng và tội phạm toàn cầu giấu tài sản trong các công ty offshore trong 4 thập kỷ qua.
Đây không phải là hành vi phạm pháp, nhưng việc sở hữu ẩn danh tài sản trong những công ty vỏ bọc có thể là công cụ phục vụ rửa tiền, tham nhũng, trốn thuế, lừa đảo.
Hồ sơ cho thấy những nhân vật và công ty quan hệ thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin có liên quan đến ít nhất 2 tỷ USD giá trị giao dịch với công ty offshore.
Ông Putin dẫn chứng nhạc sỹ Sergei Roldugin cũng có tên trong Hồ sơ Panama. Ông bị cáo buộc có cổ phiếu ở Bank Rossiya. Trong khi trên thực tế, ông Roldugin chi tiền để làm từ thiện và mua các nhạc cụ cho Nga.
Càng gần đến ngày bầu cử, những tài liệu như thế này xuất hiện càng nhiều, Tổng thống Nga nói. Nga sẽ bầu cử quốc hội vào tháng Chín và bầu cử Tổng thống vào năm 2018.
“Những nước từ chối nhún nhường thường bị tấn công bằng cách này… Bộ hồ sơ là do luật sư chuẩn bị, chứ không phải nhà báo. Chúng tràn ngập các đồn đoán và gợi ý”.
Ông Putin chỉ ra tập đoàn Goldman Sachs sở hữu công ty con quản lý tờ báo Sueddeutsche Zeitung của Đức – đầu mối xử lý tài liệu từ công ty luật Mossack Fonseca.
Về phần mình, Giám đốc tờ báo - ông Stefan Hilscher – khẳng định tờ Sueddeutsche Zeitung thuộc sở hữu của một gia đình tại Munich có truyền thống về in ấn và một tập đoàn truyền thông của Đức. Cả hai không có liên hệ gì với Goldman Sachs.
Goldman Sachs từ chối bình luận trước thông tin này.
Trong một thông tin liên quan, trước đó vài ngày, nhạc sỹ Sergei Roldugin cho biết số tiền 2 tỷ USD mà Hồ sơ Panama nhắc đến được ông sử dụng để “tài trợ cho hoạt động nghệ thuật”, và đây là “số tiền quyên góp”.
“Tôi đi khắp nơi để đề nghị mọi người quyên góp” – ông Roldugin nói trên truyền hình. Số tiền này theo ông, được dùng để đầu tư vào Viện âm nhạc St. Petersburg, nơi nâng đỡ các tài năng âm nhạc trẻ tuổi. “Mọi thứ rất đắt, nhạc cụ rất đắt, tiền thuê giáo sư rất đắt. Mọi thứ đều cực kỳ tốn kém".
Tuy nhiên, ông không giải thích rõ vì sao quyên góp được số tiền khổng lồ như vậy, những ai đứng sau quyên góp, hay cáo buộc các công ty bình phong bị “hồ sơ Panama” nêu có dính líu đến ông là đúng hay sai.