Mỹ ồ ạt đưa vũ khí hạng nặng đến châu Âu chống Nga
Lãnh đạo Chechnya dọa chính khách đối lập Nga
Myanmar bắt đầu tìm tổng thống mới
Singapore điều tra quỹ chính phủ Malaysia
Mỹ đưa thêm 5 quan chức Nga vào danh sách trừng phạt
Tin thế giới đọc nhanh tối 01-02-2016
- Cập nhật : 01/02/2016
9 “kẻ khủng bố” người Mỹ bị bắt ở Ả Rập Saudi
Báo Saudi Gazette dẫn lời một nguồn tin hôm 31-1 cho biết 9/33 kẻ tình nghi bị bắt giữ vì cáo buộc khủng bố ở Ả Rập Saudi trong tuần qua là người Mỹ.
Theo báo tiếng Anh Saudi Gazette (Ả Rập Saudi), 4 người Mỹ bị bắt giữ hôm 25-1 và 5 người khác bị bắt giữ những ngày sau đó cùng 14 người Ả Rập Saudi, 3 người Yemen, 2 người Syria, 1 người Indonesia, 1 người Philippines, 1 công dân Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, 1 người Palestine và 1 người Kazakhstan.
Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Ả Rập Saudi cho biết những người bị bắt giữ là các tay súng bị tình nghi khủng bố nhưng không nêu thêm chi tiết. Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Ả Rập Saudi được đưa ra sau một vụ đánh bom tự sát và xả súng xảy ra hôm 29-1 ở đền thờ Hồi giáo tại khu vực al-Ahsa thuộc tỉnh Đông khiến 5 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương.
Cùng ngày tại Syria, ít nhất 45 người thiệt mạng và 110 người khác bị thương trong 2 vụ đánh bom tự sát tại đền Sayeda Zeinab ở thủ đô Damacus.
Hình ảnh trên đài truyền hình quốc gia Syria cho thấy những tòa nhà bốc cháy, một số chiếc xe bị hư hại tại hiện trường. Đây là khu vực hành hương của những người Hồi giáo dòng Shiite đến từ Iran, Lebanon và một số nơi khác.
Vụ nổ xảy ra giữa lúc các đại diện của chính phủ Syria và phe đối lập bắt đầu cuộc đàm phán hòa bình đầu tiên tại TP Geneva – Thụy Sĩ do Liên Hiệp Quốc làm trung gian sau hai năm.
Tổ chức Liên Hiệp Quốc cho biết mục đích của cuộc hòa đàm kéo dài 6 tháng nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn và hướng đến giải pháp chính trị nhằm kết thúc cuộc nội chiến khiến hơn 250.000 người thiệt mạng và hơn 10 triệu người rời bỏ nhà cửa.
Mỹ tính mua thêm gần 500 F-35 chưa hoàn thành thử nghiệm
Lầu Năm Góc có ý định nâng số lượng chiến đấu cơ F-35 mua lên 92 chiếc mỗi năm, từ nay cho đến năm 2020, tăng đáng kể so với mức 38 chiếc trong năm ngoái, Bloomberg đưa tin.
"Phi cơ này sẽ cần hàng loạt chỉnh sửa, vẫn đang được cân nhắc", để có năng lực đầy đủ, Michael Gilmore, người thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc, cho biết trong báo cáo thường niên về các chương trình quân sự lớn.
Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến đặt mua tổng cộng 2.443 F-35 cho quân đội. Các quốc gia khác như Anh, Italy, Australia và Nhật Bản cũng đã đặt mua hàng trăm chiếc.
F-35 là chương trình vũ khí tốn kém nhất Mỹ từng thực hiện và đang được sản xuất dù nhiều khía cạnh quan trọng trong chương trình vẫn còn phải phát triển thêm. Một quan chức chiến lược hàng đầu Lầu Năm Góc từng gọi đây là "sự tiếp nhận sơ suất".
Gilmore lưu ý thử nghiệm chiến đấu bị trì hoãn do có lỗ hổng trong phần mềm cung cấp khả năng chiến đấu cho F-35. Quá trình thử nghiệm phần mềm sẽ không thể hoàn thành trước tháng 1/2018, chậm 15 tháng so với hạn chót tháng 10/2016 đặt ra năm 2012, khi tái cơ cấu chương trình F-35, các quan chức cho biết.
Theo ông Gilmore, không quân Mỹ không hài lòng với F-35 vì nó có "nhiều sai sót" liên quan đến phần mềm và hệ thống cân bằng. F-35 thiếu hệ thống nhiên liệu, hệ thống chẩn đoán sự cố có vấn đề... và hệ thống thoát hiểm có thể khiến phi công bị gãy cổ khi đẩy họ ra khỏi buồng lái.
Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James không giấu nổi sự thất vọng trước chương trình F-35, nói nó tiêu tốn nhiều tiền hơn "họ đã tưởng tượng".
Trung Quốc phạt 27 quan chức vì xử tử nhầm thiếu niên
Li Sanren (trái) và Shang Aiyun, cha mẹ của Hugjiltu cho thấy phán quyết bồi thường oan sai hơn hai triệu nhân dân tệ (khoảng 322.000 USD) hồi tháng 12/2014. Ảnh: Xinhua
Năm 1996, Hugjiltu, 18 tuổi, bị kết án tử hình vì tội cưỡng hiếp và giết một phụ nữ trong toilet nhà máy dệt ở thành phố Hohhot, khu tự trị Nội Mông.
Năm 2014, Hugjiltu mới được giải tội sau khi một người đàn ông khác có tên Zhao Zhihong thú tội và sau đó bị kết án tử.
"Feng Zhiming, một trong những quan chức bị lưu vào sổ đen chịu trách nhiệm về việc xử nhầm Hugjiltu, bị nghi phạm các tội liên quan đến nghề nghiệp và là đối tượng điều tra thêm", Xinhua dẫn lời quan chức nói.
Feng, một cựu lãnh đạo cấp phó thuộc sở công an Hohhot, có thể sẽ bị khởi kiện. 26 người khác, gồm các sĩ quan cảnh sát và quan chức tòa án, bị phạt hành chính, như khiển trách và lưu khuyết điểm vào hồ sơ.Vụ việc thể hiện nhược điểm của hệ thống pháp luật Trung Quốc, nơi những trường hợp tuyên trắng án rất hiếm khi xảy ra. 99,93% bị can trong các vụ án hình sự bị xác định có tội trong năm 2013, theo các số liệu chính thức.
Phiến quân Nigeria thảm sát 86 người
Các vụ nổ súng, đốt phá của phiến quân hôm 30/1 kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ, AP dẫn lại lời Alamin Bakura, một người dân sống sót, cho hay.
Khi người dân cố chạy thoát sang ngôi làng gần đó, ba phụ nữ đánh bom tự sát đã kích nổ thiết bị trên người. Vụ việc xảy ra ở làng Dalori và hai trại tị nạn lân cận, nơi có gần 25.000 người cư ngụ. Các khu vực này cách Maiduguri, sở chỉ huy của quân chính phủ có trách nhiệm triệt hạ phiến quân Boko Haram, gần 5 km.
Thi thể của 86 người được tìm thấy vào chiều hôm qua, theo Mohammed Kanar, điều phối viên khu vực của Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia. Khoảng 62 người khác đang được điều trị vì bị bỏng, Abba Musa, nhân viên của Bệnh viện chuyên khoa nhà nước ở Maiduguri, cho hay.
Qua điện thoại, phóng viên AP nghe rõ Bakura đang khóc vì một vài thành viên trong gia đình anh thiệt mạng hoặc bị thương. Một nhân chứng khác thoát chết nhờ trốn trên cây cho hay anh trông thấy phiến quân dùng bom xăng ném vào các túp lều, nghe thấy tiếng trẻ em gào khóc trước khi bị giết hại.
Theo một binh sĩ Nigeria giấu tên, binh sĩ chính phủ đến khu vực bị tấn công lúc gần 21h nhưng không thể đẩy lui được phiến quân do chúng được trang bị vũ khí tốt hơn. Các tay súng chỉ rút lui khi quân đội tiếp viện mang theo vũ khí hạng nặng tới tiếp sức.
Sau vụ tấn công, thi thể của hàng chục người bị thiêu cháy nằm rải rác trên các con phố. Người dân ở khu vực này lo sợ phiến quân sẽ tiếp tục tấn công.
Phiến quân Boko Haram đang tăng cường các vụ đánh bom tự sát sau khi quân đội chính phủ mở chiến dịch tấn công đẩy chúng ra khỏi các thị trấn và ngôi làng ở đông bắc Nigeria từ năm ngoái. Sau 6 năm hoạt động, nhóm phiến quân đã giết hại khoảng 200.000 người và khiến 2,5 triệu người mất nhà cửa.
Saphir - tàu ngầm hạt nhân đủ sức xuyên thủng các lớp bảo vệ tàu sân bay Mỹ
Giữa tháng 2/2015, tàu ngầm tấn công hạt nhân Saphir S-602 của Pháp được huy động tham gia cuộc tập trận chung cùng biên đội tàu hải quân của Mỹ do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu.
Mục đích của cuộc tập trận là kiểm tra khả năng tác chiến của USS Theodore Roosevelt sau khi được đầu tư 2,6 tỷ USD để nâng cấp trong 4 năm qua.
Tàu ngầm Saphir S-602 được phân công vào nhóm tàu địch, chỉ được giao nhiệm vụ định vị và gây rối tàu sân bay Theodore Roosevelt cũng như các chiến hạm hộ tống.
Điều ngạc nhiên là Saphir S-602 không biết bằng cách nào đã thoát khỏi các hệ thống radar trinh sát và các lớp phòng ngự dày đặc của đội chiến hạm hộ tống để tiến sát tàu sân bay của Mỹ. Tình huống này hoàn toàn không có trong kịch bản, khiến các tướng lĩnh hải quân Mỹ thực sự bất ngờ. Nếu đây là một cuộc chiến thực thụ, Saphir S-602 có thể dễ dàng đánh đắm USS Theodore Roosevelt, theo Le Marin.Các chuyên gia quân sự nhận định dù không phải thế hệ tàu ngầm mới nhất, Saphir S-602 đã được trang bị những thiết bị hiện đại, tối tân nhất ngay từ lúc mới đi vào hoạt động năm 1979. Vì vậy, sau gần 40 năm phục vụ, Saphir S-602 vẫn là tàu ngầm chiến lược chủ lực của quân đội Pháp.
Các binh sĩ hải quân Pháp đang bảo dưỡng một ống phóng ngư lôi, tên lửa của tàu ngầm Saphir S-602. Ảnh: Vingt minutes
Saphir S-602 là tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Rubis (Hồng ngọc), nằm trong dự án Rubis do Tổng thống Pháp Charles de Gaulle yêu cầu nhằm trang bị cho Pháp một loại vũ khí răn đe hạt nhân đáng tin cậy trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Do nhiều khó khăn phát sinh, phải đến năm 1979, phiên bản đầu tiên của Saphir S-602 mới được hạ thủy.
Với chiều dài 73,6 m, bề rộng trung bình 7,6 m, trọng tải 2.500 tấn, thủy thủ đoàn 75 người, Saphir S-602 là loại tàu ngầm tấn công hạt nhân nhỏ gọn nhất thế giới.
Saphir S-602 được thiết kế để phục vụ ba lớp nhiệm vụ: bảo vệ các lực lượng hải quân đang tác chiến trên biển, thực hiện các hoạt động răn đe và tấn công hạt nhân tiêu diệt hải quân đối phương, trinh sát thu thập thông tin tình báo hoặc tham gia vào các chiến dịch đặc biệt.
Với các lớp nhiệm vụ quan trọng này, Saphir S-602 được trang bị các loại vũ khí và thiết bị tác chiến điện tử mạnh và hiện đại.
Hệ thống vũ khí của Saphir S-602 gồm 4 ống phóng 533 mm dành cho các ngư lôi chiến thuật F21, một trong những loại ngư lôi nguy hiểm bậc nhất thế giới do hãng DCNS của Pháp phát triển nhằm thay thế ngư lôi F17.
Ngư lôi F21 dài 6 m, nặng 1,2 tấn, có tầm bắn đến 50 km và tốc độ 46-58 km/h. F21 sử dụng pin điện nên hoạt động yên tĩnh và có độ ồn cực thấp. Sau khi phóng, tàu ngầm sẽ di chuyển về khu vực an toàn, còn ngư lôi được dẫn hướng bằng dây quang hướng thẳng vào mục tiêu với vận tốc tối đa. Các chuyên gia quân sự đánh giá F21 có hiệu suất đánh trúng mục tiêu cao bậc nhất thế giới.
Saphir S-602 còn được trang bị các tên lửa đối hạm SM-39 Exocet. Tên lửa này nặng khoảng 675 kg, được bắn từ dưới nước bằng ống phóng ngư lôi. Exocet được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar, sử dụng nhiên liệu rắn hoặc động cơ turbojet có tầm bay tối đa là 70 km.
Sự nguy hiểm thực sự của Saphir S-602 lại nằm ở các thiết bị tác chiến điện tử. Bên cạnh hệ thống thủy âm DMUX-20, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước DRUA-33, Saphir S-602 còn được trang bị các hệ thống cảm biến điện tử và ngụy trang giúp nó có thể dễ dàng thoát khỏi sự theo dõi của đối phương để tiếp cận mục tiêu.
Theo các chuyên gia quân sự Pháp, Saphir S-602 có thể dễ dàng xuyên thủng các lớp phòng ngự để tiếp cận hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt là nhờ thiết kế nhỏ gọn có độ linh hoạt cao cùng các thiết bị chống ồn và các hệ thống cảm biến ngụy trang cực tốt của chiếc tàu ngầm hạt nhân này.