Mặc dù hiện tượng El Nino đang yếu đi, nó vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đến trồng trọt và chăn nuôi của các quốc gia Đông Nam Á.

Từ cuộc chạy đua để được chọn làm ứng cử viên chính thức của Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa cho đến chiến dịch vận động cuối cùng trước ngày bầu cử 8-11, mọi thứ đều cần phải chi đậm.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tranh luận quyết liệt ở Wisconsin - Ảnh: Reuters
Báo Le Figaro của Pháp ghi nhận ngân quỹ vận động tranh cử của các ứng viên tổng thống Mỹ được tích góp từ nhiều nguồn, bao gồm các nhà tài trợ lớn, các nhà tài trợ nhỏ (dưới 200 USD), tiền cá nhân và các nguồn khác, trong đó có nguồn tiền từ các ủy ban hành động chính trị (PAC).
Ai được tài trợ nhiều nhất?
Tính đến ngày 7-3, bà Hillary Clinton (Đảng Dân chủ) chiếm ưu thế với 188,2 triệu USD ngân quỹ thu được.
Kế đến lần lượt là Ted Cruz (Đảng Cộng hòa) với 101,4 triệu USD, Bernie Sanders (Đảng Dân chủ) 96,4 triệu USD, Marco Rubio (Đảng Cộng hòa) 69 triệu USD, Donald Trump (Đảng Cộng hòa) 27,4 triệu USD và John Kasich (Đảng Cộng hòa) 15,4 triệu USD.
Một nguồn tiền tài trợ chủ yếu của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton có được từ các bài diễn thuyết của phu quân Bill Clinton.
Trước khi chính thức tuyên bố ra tranh cử tổng thống hồi năm ngoái, ngân quỹ của bà đã thu được trên 15 triệu USD từ hơn 135.000 người tài trợ. Công lớn nhờ tổ chức “Sẵn sàng vì Hillary” (Ready For Hillary).
Tổ chức này xoay xở đủ thứ để kiếm tiền quyên góp, từ tổ chức sự kiện có bán vé (giá vé 20,16 USD) trong và ngoài nước cho đến bán trên mạng đủ thứ hàng lưu niệm có in ảnh bà Hillary như mũ, áo thun, ốp lưng điện thoại, vòng cổ cho mèo, miếng dán trên xe hay trên máy tính.
Đến lúc bà Hillary thông báo ra tranh cử thì chỉ riêng miếng dán đã bán được hơn 1,2 triệu miếng. Nói chung về cách kiếm tiền tài trợ, PAC của bà hoạt động chẳng khác gì câu lạc bộ cổ động viên bóng đá.
Tỉ phú Donald Trump chỉ kiếm được số tiền bọt bèo 27,4 triệu USD tài trợ. 78% trong ngân quỹ tranh cử của ông là tiền túi bỏ ra.
Với giá trị tài sản 4,5 tỉ USD của ông thì khoản này cũng chưa thấm vào đâu! Với nghị sĩ Bernie Sanders, đối thủ của bà Hillary Clinton trong Đảng Dân chủ, 70% trong ngân quỹ tranh cử 96,4 triệu USD có được từ tiền đóng góp của các nhà tài trợ nhỏ với số tiền đóng góp bình quân 27 USD.
Tiền đến từ đâu?
Ở Mỹ có hai cách kiếm tiền tài trợ vận động tranh cử là tiền của các nhà tài trợ tư nhân và quỹ công. Thông thường các ứng viên rất ít khi tìm nguồn tài trợ từ quỹ công vì phải cam kết thực hiện nhiều điều kiện ràng buộc nghiêm ngặt.
Như vậy, nguồn thu ngân quỹ vận động chủ yếu từ các nhà tài trợ tư, các doanh nghiệp, các tổ chức vận động hành lang và ngay cả tiền từ các nghiệp đoàn thông qua PAC.
Trong hệ thống chính trị Mỹ, các ứng viên tổng thống được phép huy động nguồn tài trợ cho chiến dịch tranh cử. Quy trình kêu gọi tài trợ và cách thức chi tiêu đều được pháp luật quy định rất nghiêm ngặt.
Mỗi ứng viên tổng thống phải thành lập PAC. Về lý thuyết, PAC là các nhóm ủng hộ độc lập với các đảng và các ứng viên, phụ trách thu thập tiền tài trợ để đầu tư cho các chiến dịch quảng cáo, các sự kiện nhằm ủng hộ hay không ủng hộ ứng viên nào đó.
PAC phải có thủ quỹ và phải đăng ký với Ủy ban Bầu cử liên bang (FEC). FEC giám sát và bảo đảm thi hành luật về huy động tài trợ và chi tiêu cho chiến dịch tranh cử.
Giới tài chính chi mạnh
Đến nay ngành tài chính đã đóng góp cho bà Hillary Clinton 34,7 triệu USD, nhiều nhất so với các ứng viên khác. Theo số liệu từ Trung tâm Phản hồi chính trị, tỉ phú Georges Soros cũng đã chi 7 triệu USD cho PAC ủng hộ bà. Đảng Cộng hòa cũng không ngoại lệ.
Ông Lawrence Ellison, chủ Tập đoàn công nghệ Oracle, đã đóng góp 3 triệu USD ủng hộ nghị sĩ Marco Rubio. Trong khi đó anh em nhà Wilks, đại gia dầu mỏ ở bang Texas, chi đẹp ủng hộ nghị sĩ Ted Cruz 15 triệu USD.
Mặc dù hiện tượng El Nino đang yếu đi, nó vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đến trồng trọt và chăn nuôi của các quốc gia Đông Nam Á.
Kremlin chỉ trích video chế của Donald Trump
Ukraine bán bí mật tên lửa liên lục địa
Mỹ lo hàng ngàn người có nguy cơ bị viêm gan, nhiễm HIV
Triều Tiên kêu gọi Liên Hợp Quốc họp về tập trận Mỹ - Hàn
Nhiệm kỳ Tổng thống Trump là "rủi ro toàn cầu"
Trung Quốc không thể độc quyền cảnh báo sóng thần ở biển Đông.
Nhật hi vọng “xóa mù”
Thủ tướng Trung Quốc: Ai là tổng thống Mỹ không quan trọng
Thủ tướng Trung Quốc dịu giọng trong vấn đề Biển Đông
Ba đối sách giúp tân tổng thống Myanmar thành công
Mỹ chuẩn bị kịch bản xấu nhất từ khả năng hạt nhân Triều Tiên
Theo một báo cáo được công bố ngày 16/3, năm nay, Đan Mạch đã vươn lên hai bậc và “soán ngôi” quốc gia hạnh phúc nhất thế giới của Thụy Sĩ.
Chi phí nhân công (sau khi đã điều chỉnh theo năng suất) ở Trung Quốc hiện chỉ rẻ hơn 4% so với ở Mỹ.
Tỷ phú này đã chi hoặc cam kết chi 13 triệu USD cho đảng Dân chủ trong năm nay. 11 năm kể từ ngày góp phần đưa Tổng thống George W. Bush ra khỏi Nhà Trắng, George Soros đang quay trở lại và “lợi hại hơn xưa”.
Nhật dự định kiện Trung Quốc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp
Nhân vật số 2 của Triều Tiên đi cải tạo vì con xem phim Hàn
Tranh cãi về số phận Hồng Kông sau năm 2047
Liên quân Saudia Arabia không kích khu chợ Yemen, 41 người thiệt mạng
Indonesia tiêu diệt 2 phần tử cực đoan người Trung Quốc
Triều Tiên diễn tập kịch bản tấn công thành phố Seoul
Trung Quốc tuyên bố xả nước xuống hạ lưu sông Mekong
Lịch sử Myanmar sang trang
Pakistan: đánh bom xe chở công chức, 50 người thương vong
Malaysia cần phải hành động hơn nữa đối với Trung Quốc
Cảnh sát biển Argentina bắn chìm tàu cá Trung Quốc
Triều Tiên kết án sinh viên Mỹ 15 năm lao động khổ sai
Thái Lan xét xử vụ án buôn người lớn nhất lịch sử
Bạo lực đẫm máu bùng phát tại Thổ Nhĩ Kỳ
TQ xây trung tâm cảnh báo sóng thần ở Biển Đông
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự