tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiên ngày 24-08-2015

  • Cập nhật : 24/08/2015

Hàn - Triều đàm phán thâu đêm

Các quan chức cấp cao Triều Tiên và Hàn Quốc trải qua đêm thứ hai của cuộc đàm phán nhằm hạ nhiệt căng thẳng khiến hai nước đứng bên bờ vực xung đột vũ trang.
thanh nien trieu tien xung phong nhap ngu trong boi canh cang thang gia tang. anh: kcna

Thanh niên Triều Tiên xung phong nhập ngũ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng. Ảnh: KCNA

Cuộc đàm phán từ tối 22/8 bị tạm ngưng trước bình minh hôm qua rồi được nối lại vào buổi chiều và tiếp tục kéo dài suốt đêm đến sáng nay, trong bối cảnh cả Bình Nhưỡng và Seoul đều đặt trong tình trạng cảnh báo quân sự ở mức cao, một quan chức tại Văn phòng tổng thống Hàn Quốc nói với Reuters.

Đại diện cấp cao hai bên tạm nghỉ để tham vấn với chính phủ và ăn nhẹ, hãng Yonhap cho biết.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua cáo buộc Triều Tiên đã tăng gấp đôi sức mạnh pháo binh thông thường tại biên giới và điều hơn 50 tàu ngầm rời khỏi căn cứ.

Ngược lại, Seoul cũng trong tình trạng báo động cao, khẳng định mình không có kế hoạch dừng chương trình tuyên truyền bằng đài phát thanh chống lại Bình Nhưỡng, nguyên nhân đẩy căng thẳng đến "bờ vực chiến tranh". Đồng thời, 6 máy bay chiến đấu Hàn Quốc, được triển khai tham gia cuộc tập trận Red Flag Alaska tại Mỹ, hôm qua cũng trở về nước trước thời hạn.

Các hình ảnh trên đài truyền hình cho thấy đại diện Hàn - Triều khi bắt đầu cuộc đàm phán hôm thứ 7 tại làng đình chiến Panmunjom bắt tay nhau và mỉm cười, thảo luận các phương cách giải quyết căng thẳng và cải thiện quan hệ, Nhà Xanh cho biết trong tuyên bố hôm qua.

Đại diện tham gia đàm phán là Kim Kwan-jin, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hong Yong-pyo, phía Triều Tiên có Hwang Pyong So, trợ lý quân sự hàng đầu của nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Kim Yang Gon, cựu chiến binh chuyên trách các vấn đề liên Triều.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao sau vụ đấu pháo hôm 20/8, Bình Nhưỡng sau đó gửi một tối hậu thư đe dọa tấn công Hàn Quốc nếu nước này không dỡ bỏ các loa phóng thanh phát tuyên truyền ở biên giới.

"Cả hai bên đang phải chịu áp lực lớn để xử lý vấn đề. Triều Tiên muốn dừng chương trình truyền thanh, nhưng Hàn Quốc không thể làm điều đó mà không nhận lại được gì", Jeon Young-sun, Giáo sư tại Viện nghiên cứu nhân văn vì thống nhất tại Đại học Konkuk, Seoul, nói.


Hàn Quốc tố Triều Tiên có động thái chuẩn bị chiến đấu

Seoul nói rằng 50 tàu ngầm Triều Tiên dường như đã rời khỏi căn cứ để tiến hành hoạt động, một dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị chiến đấu, trong khi quan chức hai nước đang đàm phán nhằm giảm bớt căng thẳng.
mot chiec tau ngam cua trieu tien. anh: kcna

Một chiếc tàu ngầm của Triều Tiên. Ảnh: KCNA

"70% tàu ngầm của Triều Tiên đã rời khỏi căn cứ, hiện chưa thể xác nhận vị trí của chúng", Yonhap dẫn lời quan chức quân sự Hàn Quốc, nói với các phóng viên. Triều Tiên được cho là có khoảng 70 tàu ngầm.

Triều Tiên cũng tăng gấp đôi số lượng pháo binh ở biên giới, họ đã được lệnh sẵn sàng chiến đấu, quan chức Hàn Quốc nói thêm. "Đây là một tình huống rất nghiêm trọng", ông đánh giá.

Việc triển khai tàu ngầm lớn của Triều Tiên sẽ tạo áp lực tâm lý trong cuộc hội đàm, ông Daniel Pinkston, chuyên gia về Triều Tiên của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế tại Seoul nhận định. "Và nếu cần phải sử dụng chúng, thì tốt hơn là cho chúng ra biển, nơi chúng khó có thể bị phát hiện", ông nói.

6 máy bay chiến đấu Hàn Quốc, được triển khai tham gia cuộc tập trận Red Flag Alaska tại Mỹ, hôm nay trở về nước trước thời hạn. Những phi cơ này ban đầu được lên kế hoạch bay về nước vào cuối tuần này.

Quan chức chính phủ cấp cao của hai miền Triều Tiên chiều nay nối lại đàm phán tại làng đình chiến Panmunjom để xoa dịu căng thẳng. Văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin hôm nay đối thoại với quan chức quân sự hàng đầu Triều Tiên Hwang Pyong-so.


Một triệu thanh niên Triều Tiên xung phong nhập ngũ

Triều Tiên hôm nay cho biết hơn một triệu thanh niên nước này đã đăng ký nhập ngũ để bảo vệ đất nước sau khi lãnh đạo Kim Jong-un hai ngày trước ra lệnh cho các đơn vị tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
cac binh si trieu tien tai lang dinh chien panmunjom thuoc khu phi quan su (dmz) nhin qua bien gioi, huong ve phia han quoc. anh: epa

Các binh sĩ Triều Tiên tại làng đình chiến Panmunjom thuộc khu phi quân sự (DMZ) nhìn qua biên giới, hướng về phía Hàn Quốc. Ảnh: EPA

"Giận dữ với các đợt nã pháo từ phía những kẻ hiếu chiến Hàn Quốc, quân nhân và dân thường Triều Tiên đang rất nôn nóng để cho đối phương biết thế nào là tắm trong mưa đạn", KCNA đưa tin. "Thanh niên trên khắp Triều Tiên đang sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thiêng liêng để bảo vệ tổ quốc với quyết tâm và niềm tin vững vàng sẽ đánh bại kẻ thù", hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên cho biết thêm.

Theo cơ quan này, đến nay có hơn một triệu người tình nguyện nhập ngũ hoặc tái gia nhập quân đội và con số này vẫn "tăng lên từng giờ".

Bình Nhưỡng và Seoul 15h hôm nay (13h giờ Hà Nội) tiến hành vòng đàm phán thứ hai, sau khi cuộc đối thoại suốt đêm bắt đầu từ chiều qua chưa giải quyết được khủng hoảng đẩy họ đến bờ vực xung đột vũ trang.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang sau vụ đấu pháo qua biên giới phía tây hôm 20/8. Bình Nhưỡng sau đó gửi một tối hậu thư đe dọa tấn công Hàn Quốc nếu nước này không dỡ bỏ các loa phóng thanh phát thông điệp tuyên truyền qua biên giới. Thời hạn mà Bình Nhưỡng đặt ra trôi qua nhưng chưa có động thái quân sự nào được thực hiện. Tuy nhiên, theo thông tin từ Seoul, khoảng 50 tàu ngầm Triều Tiên dường như đã rời khỏi căn cứ để tiến hành hoạt động, một dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị chiến đấu.


'Bế tắc' vòng 1, Hàn-Triều tổ chức vòng đàm phán thứ 2

Hàn Quốc và Triều Tiên đã đồng ý tổ chức vòng đàm phán thứ 2 hôm nay (23-8) sau khi cuộc đối thoại suốt đêm bắt đầu từ chiều hôm qua chưa giải quyết được khủng hoảng đẩy họ đến bờ vực xung đột vũ trang, Theo Channel News Asia hôm 23-8.
Hai miền Triều Tiên nghỉ giải lao vào sáng sớm hôm nay sau gần 10 giờ thảo thuận và đồng ý đàm phán trở lại vào lúc 3:00 chiều (giờ địa phương) để “thu hẹp những khác biệt” – phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc Min Kyung-Wook nói.
Cuộc đàm phán tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm bắt đầu từ chiều tối 22-8 ngay sau hết thời hạn cho Seoul tháo dỡ các loa phóng thanh phát thông điệp tuyên truyền qua biên giới biên giới nếu không sẽ đối mặt với một cuộc bạo động quân sự theo như trong tối hậu thư của Bình Nhưỡng gửi cho Seoul.
"Hai bên đã bàn luận sâu sắc về cách giải quyết tình hình gần đây và làm thế nào để cải thiện quan hệ liên Triều", ông Min cho biết.

Đây là cuộc đàm phán liên Triều cấp cao nhất trong gần một năm qua, phản ánh mức độ nghiêm trọng của tình hình.

quan chuc han quoc (phai) hop voi quan chuc trieu tien de thao ngoi cang thang hom 22-8. anh: afp 

Quan chức Hàn Quốc (phải) họp với quan chức Triều Tiên để tháo ngòi căng thẳng hôm 22-8. Ảnh: AFP 

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao sau vụ đấu pháo hôm 20-8, khiến Liên Hợp Quốc, Mỹ và Trung Quốc phải kêu gọi các bên bình tĩnh và kiềm chế. Bình Nhưỡng cho Seoul 48 giờ để dỡ bỏ các loa phóng thanh phát thông điệp tuyên truyền qua biên giới, nếu không sẽ có thêm hành động quân sự. Hiện thời hạn này đã qua nhưng chưa có sự cố nào xảy ra.

Hàng nghìn dân thường Hàn Quốc sống trên các đảo biên giới hoặc gần các đơn vị tuyên truyền quân sự đã được sơ tán đến nơi trú ẩn dưới lòng đất để đề phòng nguy hiểm.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục