Made in China 2025 có thể là một chiến lược tuyệt vời cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ở Trung Quốc, nhưng nó lại đang khiến các công ty nước ngoài tại quốc gia này cảm thấy lo ngại.
“Thực tế không dễ chịu” của Mỹ - Trung
- Cập nhật : 01/09/2015
(Tin kinh te)
“Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế”
Trong tháng 8 này, giới lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức kỷ lục trong vòng hơn 20 năm qua, gây cú sốc lớn cho thị trường tài chính trong và ngoài nước. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tổn thất 5.000 tỉ USD trong 2 tháng qua và chính phủ nước này rất có thể đã phải tiêu tốn 144 tỉ USD để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Theo báo The Wall Street Journal, những gì xảy ra với nền kinh tế đất nước thời gian qua không chỉ gây tổn thương cho giới lãnh đạo Trung Quốc mà còn nhắc nhở họ rằng nước này đang tồn tại trong một bối cảnh rộng lớn hơn, không thể không cần đến các nước láng giềng, cần Mỹ.
Riêng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đối mặt thêm sức ép trong bối cảnh ông đang nỗ lực đạt được mục tiêu kép là cải cách thị trường tự do và trấn áp nạn tham nhũng. “Kinh tế chính là gót chân Achilles của ông Tập Cận Bình. Nếu như ông mắc sai lầm lớn trong lĩnh vực này, nguy cơ sẽ nhanh chóng xuất hiện” - chuyên gia Christopher Johnson thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế, nhận định với báo The New York Times.Trước mắt, thực trạng kinh tế có thể làm tổn hại vị thế của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Mỹ vào tháng 9 tới đây.
Thực trạng kinh tế có thể làm tổn hại vị thế của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Mỹ và gặp Tổng thống Barack Obama vào tháng 9 tới đâyẢnh: ReutersThực trạng kinh tế có thể làm tổn hại vị thế của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Mỹ và gặp Tổng thống Barack Obama vào tháng 9 tới đây.
Câu hỏi được đặt ra là Mỹ ứng phó ra sao với một Trung Quốc đang bộc lộ những điểm yếu. Theo báo The Washington Post, điều nghịch lý ở đây là một Bắc Kinh “bị thương tích” luôn khó xử trí hơn khi khỏe mạnh.
“Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế. Ông Tập nhiều khả năng sẽ giữ lập trường cứng rắn hơn để tránh bị cho là yếu đuối hoặc dễ tổn thương” - ông Kurt Campbell, người từng giúp hoạch định chính sách châu Á của Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ thứ nhất, nhấn mạnh.
Chứng kiến kinh tế thế giới đang biến động, ông Obama nhiều khả năng chỉ theo đuổi một chương trình nghị sự hạn chế khi gặp mặt chủ tịch Trung Quốc. Chủ đề bao trùm có lẽ là sự hợp tác giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này vì sự ổn định và tăng trưởng toàn cầu.
“Bất ổn trên các thị trường tài chính là lời nhắc nhở về sự phụ thuộc lẫn nhau của kinh tế thế giới. Đây là thực tế không mấy dễ chịu đối với cả Mỹ và Trung Quốc. Cả hai nước đều muốn làm chủ số phận và định hình thế kỷ XXI theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, cuộc gặp thượng đỉnh trong tháng 9 tới sẽ là minh chứng cho thấy ngay cả 2 cường quốc thế giới này cũng phải đối mặt với những giới hạn quyền lực” - báo The Washington Post nhận định.
Trước thềm cuộc gặp nói trên, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Stanley Fischer nhận định những tác động của chính sách phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tiến trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách Mỹ về vấn đề tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong 9 năm. Vì thế, theo ông Fischer, FED sẽ không đưa ra quyết định về vấn đề tăng lãi suất trước cuộc họp dự kiến diễn ra trong 2 ngày 16 và 17-9 tới.