Trong bối cảnh cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit, báo Mỹ The Washington Post ngày 26-6 đã điểm danh bảy lý do khiến một số người châu Âu có thái độ tiêu cực với EU.
Sông Mekong – nguồn lực lớn của ASEAN
- Cập nhật : 23/06/2016
Vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước của sông Mekong được đặt ra cấp bách và cần được các quốc gia ASEAN xem xét là một vấn đề quan trọng của khu vực, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến 60 triệu dân sống dọc theo con sông mà còn liên quan đến nhiều quốc gia nhập khẩu gạo, nông sản từ các nước hạ lưu sông Mekong.
Theo tờ “Bưu điện Jakarta” số ra mới đây, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cần quan tâm hơn nữa tới các nước thành viên của khối ở lưu vực sông Mekong trong bối cảnh đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 90 năm qua ở khu vực hạ lưu sông Mekong đã gây rất nhiều thiệt hại về kinh tế, môi trường đối với khu vực. Các nước mà dòng sông chảy qua gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan (CLMVT).
“Huyết mạch” Mekong
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạn hán nghiêm trọng khu vực hạ lưu sông Mekong là do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino mạnh hơn bình thường, sự biến đổi khí hậu và đặc biệt là do việc xây dựng tràn lan các nhà máy thủy điện dọc theo dòng sông.
Sông Mekong với chiều dài 4.350 km có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của khoảng 60 triệu người dân sống dọc theo lưu vực. Đối với Việt Nam, 80-90% lượng gạo xuất khẩu thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Còn với Campuchia, sông Mekong cung cấp nước cho hồ nước ngọt Tonle Sap, chiếm tới 60% nguồn lợi thủy sản của quốc gia này. Tổng giá trị ngành thủy sản lưu vực sông Mekong ước tính lên tới 17 tỷ USD/năm.
Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán ở lưu vực sông Mekong còn tác động tới nhiều quốc gia nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan. Theo chuyên gia Richard Cronin thuộc Trung tâm Stimson tại Mỹ, nhiều người ở các quốc gia như Philippines và Indonesia sẽ bị đói nếu Việt Nam và Thái Lan không sản xuất đủ gạo - dấu hiệu cảnh báo cho các tác động của môi trường đối với lưu vực sông Mekong. Tính đến hiện tại, tổng cộng 11 đập thủy điện đã được xây dựng dọc theo con sông và dự kiến trong vòng 20 năm tới sẽ có thêm 30 nhà máy thủy điện mới.
Chính phủ Lào cho rằng các đập thủy điện này sẽ cung cấp nguồn điện, góp phần vào công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của đất nước. Đối với một quốc gia còn khó khăn về mặt kinh tế như Lào với Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ ở mức 12 tỷ USD thì đây là điều dễ hiểu. Lào hy vọng sẽ đạt tăng trưởng kinh tế 7% nhờ vào hoạt động xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.
Tuy vậy, một câu hỏi vẫn được đặt ra là tác động của việc xây dựng các đập thủy điện đối với môi trường có được Chính phủ Lào xem xét kỹ lưỡng. Các ý kiến cho rằng hiện tại và trong tương lai, các đập thủy điện này sẽ làm ảnh hưởng đến trữ lượng cá, làm giảm lượng phù sa, thay đổi số lượng và chất lượng dòng chảy của con sông, dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với các nước thuộc khu vực hạ lưu.
Những lo ngại này đã được lượng hóa một cách cụ thể với sản lượng cá đã giảm tới 70% do chịu ảnh hưởng từ các đập thủy điện. Lượng cá đánh bắt của người dân ở khu vực hạ lưu cách đây 10 năm là từ 5-10 kg/ngày thì hiện chỉ còn 1-2 kg/ngày.
Ngoài ra, sự thay đổi dòng chảy còn đã ảnh hưởng tới năng suất trồng lúa. Số liệu thống kê cho biết các dự án đập thủy điện trên sông Mekong đã gây thiệt hại đến hàng trăm triệu USD đối với sản lượng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long.
Như vậy, vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước của sông Mekong được đặt ra cấp bách và cần được các quốc gia ASEAN xem xét là một vấn đề quan trọng của khu vực, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến 60 triệu dân sống dọc theo con sông mà còn liên quan đến nhiều quốc gia nhập khẩu gạo, nông sản từ các nước hạ lưu sông Mekong.
Điều chỉnh để thích nghi
Trong khi đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á diễn ra mới đây tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã cho thấy cần phải có “một liều thuốc bổ” thích hợp cho ASEAN nói riêng và cho khu vực Đông Nam Á và Đông Á nói chung. Đặc biệt, ASEAN đã chỉ ra cho khu vực và thế giới thấy sự cần thiết như thế nào của hợp tác thể chế để đáp ứng những thách thức trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi trong bối cảnh môi trường quốc tế bất ổn không ngừng.
Các cuộc họp và các cuộc thảo luận trong khuôn khổ của diễn đàn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dõi theo và kiểm soát những gì đang xảy ra trên thế giới. Cùng với đó, cũng như phát biểu của Thủ tướng Malaysia Najib Razak tại phiên khai mạc diễn đàn, sự cần thiết phải hiểu yêu cầu hướng đến người dân trước tiên để duy trì một quá trình chuyển đổi theo kế hoạch và mục tiêu của ASEAN.
Đối với ASEAN, kể từ khi thành lập năm 1967, ASEAN đã đạt được một số thành công nhờ nỗ lực của các nước thành viên. Với việc Diễn đàn Kinh tế Thế giới ghi nhận những thành công này, trong thời gian tới thế giới có thể hy vọng nhiều hơn vào việc ASEAN sẽ xây dựng được cấu trúc phù hợp vì hòa bình và phát triển cho người dân của mình và cho nền kinh tế toàn cầu.
Để đạt được mục tiêu theo ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (Chính trị-An ninh, Xã hội-Văn hóa và Kinh tế) mà hiện được xác định là đến năm 2030 phải đạt được các mục tiêu phát triển chiến lược của Liên hợp quốc, rõ ràng ASEAN đã đến lúc cảm thấy cần phải có những sự điều chỉnh như là một mệnh lệnh cần phải thực hiện.
Trong thời gian tới, có ba vấn đề mà ASEAN cần phải đáp ứng, quyết định: mức độ thể chế, một thời gian biểu hành động và tìm kiếm một bản sắc. Tuy vậy, các vấn đề này không đứng riêng rẽ mà liên kết với nhau, đồng thời liên quan chặt chẽ với những gì đang diễn ra bên trong và bên ngoài ASEAN như đã nói ở trên.
Sau năm 2015, người ta có thể hy vọng ASEAN giải quyết được trước hết là nhu cầu cấp bách của ASEAN trong việc xây dựng nhiều hơn các định chế nhằm đáp ứng được việc tăng số lượng các vấn đề cần giải quyết và mở rộng hợp tác.
Việc xây dựng thêm nhiều định chế sẽ góp phần cho các công dân ASEAN tham gia nhiều hơn vào các vấn đề của ASEAN, cũng như trong việc ra quyết định. Khó khăn duy nhất trong việc đáp ứng yêu cầu như vậy là nó có thể đối mặt với vấn đề eo hẹp về mặt hành chính khi mà ASEAN đang có vô số cuộc họp, thảo luận trong chương trình nghị sự.
Quân Anh tổng hợp
(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)