Thu nhập từ dầu mỏ bị hạn chế đã buộc Iran chấp nhận giảm hoạt động hạt nhân, giá dầu bị Ảrập Xêút đẩy xuống thấp góp phần làm tan rã Liên Xô và đà lao dốc hiện tại cũng được cho là đòn thù tương tự.
Khủng bố: Di họa cho kinh tế thế giới
- Cập nhật : 04/12/2015
(The gioi)
Từ trường hợp của nước Pháp, theo báo cáo mới nhất về Chỉ số Khủng bố Toàn cầu do Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) vừa công bố: Trong năm 2014, các hoạt động khủng bố đã gây thiệt hại 52,9 tỷ USD cho toàn thế giới.
Sau vụ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công khủng bố nước Pháp xảy ra ngày 13/11, tỷ lệ đặt phòng khách sạn và tour du lịch đến Paris sụt giảm tới 101% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính doanh số của các khách sạn tại Paris sụt 50% trong tuần lễ sau vụ khủng bố thảm khốc này. Du lịch chiếm tới 7% GDP Pháp, mỗi năm nước Pháp thu hút 83 triệu du khách, và các du khách này tiêu 45,3 tỷ USD tại Pháp năm 2013. Về dài hạn, các nhà phân tích dự báo ảnh hưởng từ vụ khủng bố có thể khiến nền kinh tế Pháp thiệt hại hàng trăm tỷ USD.
Từ trường hợp của nước Pháp, theo báo cáo mới nhất về Chỉ số Khủng bố Toàn cầu do Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) vừa công bố: Trong năm 2014, các hoạt động khủng bố đã gây thiệt hại 52,9 tỷ USD cho toàn thế giới. Để tính thiệt hại do khủng bố gây ra, IEP sử dụng dữ liệu về thiệt hại tài sản và thiệt hại về thương vong đối với con người như chi phí chăm sóc y tế và tổn thất về thu nhập. Chi phí này chưa bao gồm chi cho các lực lượng an ninh tăng cường, phí bảo hiểm hay tắc nghẽn giao thông đô thị do ảnh hưởng sau một vụ tấn công...
Trong khi đó, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo "Tác động của khủng bố trên thị trường tài chính", khủng bố tác động đến kinh tế thế giới theo chi phí trực tiếp và gián tiếp. Chi phí kinh tế trực tiếp ngắn hạn bao gồm sự tàn phá của cuộc sống và tài sản, tác động tới các nhà cung cấp dịch vụ cấp cứu, phục hồi các hệ thống và cơ sở hạ tầng, và cung cấp các hỗ trợ sinh hoạt tạm thời. Các chi phí gián tiếp có thể lớn hơn nhiều khi chúng ảnh hưởng nền kinh tế trong trung hạn do phá hoại niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nghiên cứu ước tính các chi phí trực tiếp phát sinh từ cuộc tấn công nước Mỹ ngày 9/11 là 27,2 tỷ USD. Tuy nhiên, ước tính khác về tác động kinh tế của vụ khủng bố đẫm máu này về dài hạn còn lớn hơn nhiều. Một cuộc thăm dò Wall Street Journal/NBC News cho thấy tỷ lệ người Mỹ sợ hãi của một cuộc tấn công khủng bố ở mức cao nhất kể từ ngày 11/9. Các chuyên gia an ninh nhận định một cuộc tấn công khủng bố phối hợp tại Hoa Kỳ có xác suất xảy ra rất thấp.
Tuy nhiên, nếu xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ, thị trường tài chính, hàng hóa và tiền tệ, và cả nền kinh tế toàn cầu theo nhiều tác động khác nhau. Vì thế, ước tính, phí tổn kinh tế sau khi khủng bố al Qaeda dùng máy bay tấn công tòa tháp đôi tại Mỹ lại có thể lên tới hơn ba nghìn tỷ USD. Có thể thấy mức thiệt hại này qua con số: mức tiêu thụ bình quân của dân Mỹ đã tăng đều khoảng 7,8% một năm trong suốt 40 năm trước khi xảy ra vụ 9/11. Từ đó đến nay, trong 14 năm liền, đà gia tăng tiêu thụ chỉ cỏn có 4%/năm.
CNBC dẫn lời chuyên gia Ian Bremmer thuộc Hãng Tư vấn Eurasia Group cho biết, kinh tế toàn cầu có thể lao đao nếu hậu quả của vụ khủng bố Paris tiếp tục kéo dài. Thậm chí, ông Bremmer cho biết, khi vụ 11/9 xảy ra, ảnh hưởng đối với nền kinh tế toàn cầu là hạn chế bởi khi đó nền kinh tế Mỹ đang ổn định.
Trong khi đó, kinh tế châu Âu hiện đang yếu ớt sau khủng hoảng nợ Hy Lạp và cuộc khủng hoảng tị nạn. Động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới là các nền kinh tế mới nổi đang chững lại và giảm phát. Còn Mỹ bị mắc kẹt với tỷ lệ tăng trưởng yếu là 2 - 2,5%. Mới đây, Citibank cũng cảnh báo niềm tin tiêu dùng ở châu Âu có thể suy giảm mạnh sau vụ tấn công khủng bố 13/11 tại nước Pháp. "Tác động có thể lớn hơn cả vụ 11/9 nếu các cuộc tấn công tiếp tục xảy ra, khiến châu Âu siết chặt kiểm soát biên giới, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh", Citibank nhấn mạnh.
Trong phúc trình về "Chỉ số Khủng bố Toàn cầu năm 2015", IEP nhấn mạnh: trong năm qua, số người thiệt mạng về khủng bố đã tăng 80%, nhiều nhất ở 5 nước là Afghanistan, Iraq, Nigeria, Pakistan và Syria. 10 trong 11 quốc gia bị khủng bố nhiều nhất đã thấy tăng vọt hiện tượng di tản và tỵ nạn, kéo theo chi phí cho các quốc gia phải tiếp nhận, thanh lọc và cứu trợ nạn dân... Qua đó, nạn khủng bố đã khiến kinh tế thế giới thiệt hại gấp 10 so với năm 2000 và trong năm 2014 tăng 61%.