Việc cắt tiền để thúc đẩy kinh tế nghe có vẻ không hợp lý, nhưng những người dân tại vùng Gaspesie-Quebec-Canada lại đang làm như vậy.
Những quốc gia có thể gặp "thảm họa kinh tế" trong năm 2016
- Cập nhật : 12/01/2016
(Kinh te)
Nền kinh tế của đất nước giàu dầu mỏ Venezuela sẽ suy giảm 3,3% trong năm nay, mức tệ nhất trong số 93 nước mà Bloomberg nghiên cứu. Theo sau là Brazil, Hy Lạp và Nga.
Đối với các nền kinh tế có diễn biến tệ nhất thế giới trong năm ngoái, năm mới 2016 cũng không có gì đáng để ăn mừng. Thậm chí, theo các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg, năm mới còn đem lại nhiều nỗi thất vọng hơn.
Nền kinh tế của đất nước giàu dầu mỏ Venezuela sẽ suy giảm 3,3% trong năm nay, mức tệ nhất trong số 93 nước mà Bloomberg nghiên cứu. Theo sau là Brazil, Hy Lạp và Nga.
Dưới đây là 10 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có nền kinh tế diễn biến tệ nhất trong năm 2016, theo Bloomberg:
“Câu lạc bộ” suy thoái
Câu lạc bộ mà không có đất nước nào muốn gia nhập sẽ mang đến một vài điều ngạc nhiên. Trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có 50% khả năng ghi nhận 2 quý suy giảm liên tiếp xuất hiện vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Bloomberg dự báo tốc độ tăng trưởngGDP sẽ giảm mạnh từ mức 4% trong quý I/2015 xuống còn -0,6% trong quý III/2016 với nguyên nhân là do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm tốc.
Kể cả khi được dự báo sẽ tăng trưởng dự báo 1,2% trong năm 2016, Ukraine vẫn gặp nhiều rủi ro. Các chuyên gia vẫn dự báo có 60% khả năng kinh tế Ukraine sẽ suy thoái trong 12 tháng tới.
Châu Mỹ Latinh
Triển vọng dành cho đất nước Venezuela khá u ám: từ sự thiếu hụt các hàng hóa cơ bản như thuốc thang cho tới sự sụp đổ của giá dầu – mặt hàng đóng góp tới 95% kim ngạch xuất khẩu của đất nước này. Venezuela đang hướng tới năm thứ 3 liên tiếp có GDP tăng trưởng âm.
Đảng đối lập vừa giành chiến thắng và lên cầm quyền lần đầu tiên trong 16 năm hứa hẹn mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư dũng cảm. Tuy nhiên, tình hình vẫn không khá hơn.
Trong khi đó dự báo u ám về năm 2016 cùng với số liệu của năm 2015 khiến Brazil rơi vào cuộc suy thoái sâu nhất kể từ năm 1901. Hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn vừa hạ xếp hạng của Brazil xuống mức “rác”.
Ở đất nước láng giềng Argentina, Tổng thống mới đắc cử Mauricio Macri đang hướng Argentina đi theo một con đường mới nhằm ngăn chặn suy thoái. Ông đã bắt đầu thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và thu hẹp thâm hụt ngân sách.
Châu Âu
Hy Lạp đã không thể nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ đồng euro và đang cố gắng cải tổ khu vực ngân hàng. 2016 sẽ là một năm đầy thử thách. Nền kinh tế Hy Lạp được dự báo sẽ suy giảm 1,8% trong năm 2016, khiến nước này càng khó trả những hoản nợ trị giá hàng trăm tỷ USD. Ngoài ra Hy Lạp còn phải đối mặt với căng thẳng ở biên giới vì dòng người nhập cư từ Syria.
Trong khi đó kinh tế Nga được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng âm sau khi suy giảm 3,6% trong 9 tháng đầu năm 2015. Tuy nhiên rất có thể nước này sắp thoát đáy của cuộc suy thoái dài nhất trong hơn 2 thập kỷ. Các lệnh cấm vận từ Mỹ và EU cũng như giá dầu thấp là những lực cản lớn nhất.
Phần Lan và Thụy Sĩ cũng bị liệt vào danh sách 10 nền kinh tế tệ nhất 2016. Phần Lan chịu những rủi ro về địa chính trị và ảnh hưởng tiêu cực từ việc phụ thuộc vào Nga, trong khi ngành du lịch và xuất khẩu của Thụy Sĩ vẫn chưa thể hồi phục sau động thái bất ngờ dỡ bỏ trần tỷ giá của NHTW từ 1 năm trước.
Châu Á
Kinh tế Nhật Bản – đất nước bị tổn thương bởi giảm phát – được dự báo sẽ tăng trưởng 1% trong năm nay, thấp hơn rất nhiều so với các láng giềng châu Á. Nội các của nước này vừa thông qua ngân sách kỷ lục cho năm tài khóa tiếp theo, đặt cược rằng các biện pháp kích thích tài khóa và cải cách thị trường lao động sẽ thúc đẩy tăng trưởng.
Trong khi đó Bloomberg dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP cao thứ 2 thế giới trong năm nay. Cụ thể, trong năm 2016, Ấn Độ đứng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng với GDP đạt 7,4%. Theo sau đó là Việt Nam và Bangladesh cùng đạt 6,6%, Trung Quốc đạt 6,5%, Sri Lanka đạt 6,4%, Kenya đạt 6,1%, Panama đạt 6,1%, Philippines đạt 6%, Uganda đạt 5,6% và Dominca đạt 5,4%.