Gần 5 năm kể từ ngày khởi đầu làn sóng bạo lực Trung Đông - Bắc Phi, song các nước ở khu vực này vẫn chật vật đối phó với vấn đề an ninh khi bạo lực và xung đột vẫn bùng phát ở khắp nơi.
Muốn thúc đẩy kinh tế, hãy... cắt tiền làm đôi theo đúng nghĩa đen
- Cập nhật : 20/01/2016
(Tai chinh)
Việc cắt tiền để thúc đẩy kinh tế nghe có vẻ không hợp lý, nhưng những người dân tại vùng Gaspesie-Quebec-Canada lại đang làm như vậy.
Ông Martin Zibeau tại Gaspesie có khoảng 100 đô la Canada trong túi, nhưng tất cả tiền lại được cắt làm đôi. Ông Zibeau không thể dùng số tiền này để mua hàng tại những siêu thị lớn hay gửi vào ngân hàng, nhưng đây lại chính là mục đích để ông Zibeau làm như vậy.
Nghe thật kỳ lạ phải không?
Người dân vùng Gaspesie-Quebec-Canada chấp nhận những đồng tiền bị cắt làm đôi trong giao dịch địa phương nhằm tăng cường tái đầu tư hay mua sắm trong vùng. Tất nhiên, giá trị của những tờ tiền bị cưa đôi này cũng giảm một nửa.
Theo những người dân trong vùng, khi một người mua sắm tại các siêu thị lớn như Walmart hay gửi tiền vào ngân hàng, họ không chắc rằng số tiền đó có được đầu tư trở lại địa phương hay được dùng để đầu tư vào nơi khác.
Vì vậy, khi những cửa hàng địa phương chấp nhận tiền cưa đôi, chúng sẽ chỉ có thể lưu hành trong vùng và chắc chắn các ngân hàng hay siêu thị lớn sẽ không nhận loại tiền này.
Như vậy, dòng tiền sẽ nhanh chóng được đầu tư hay mua sắm trở lại trong vùng do lo ngại các cửa hàng sẽ không chấp nhận loại tiền này nữa. Những cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng loại tiền này dù thích ý tưởng cưa đôi tiền nhưng không có gì đảm bảo họ sẽ tiếp tục sử dụng chúng trong tương lai.
Nhờ vậy, kinh tế của vùng Gaspesie có thể sẽ tăng trưởng mạnh hơn do nhu cầu mua sắm, đầu tư tăng lên.
Tại Canada, việc cắt tiền không phạm pháp dù không được ngân hàng trung ương chấp nhận đổi. Một số chủ cửa hàng địa phương thậm chí muốn dán dòng chưa chấp nhận tiền cưa đôi lên cửa nhằm tuyên truyền ý tưởng này.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng việc cắt đôi tiền do chỉ là hành động tự phát tại địa phương cho các cửa hàng nhỏ nên không thể vay thế chấp, gửi tiền tiết kiệm hay đóng học phí, thậm chí mua sắm ra ngoài địa phương. Vì vậy, việc thúc đẩy kinh tế nhờ hành động này có thể không khả thi.
Hơn nữa, những cửa hàng mới chuyển đến trong vùng có thể sẽ không chấp nhận loại tiền cưa đôi này khi giao dịch. Nhiều nhân viên cũng không muốn nhận lương bằng loại tiền này bởi họ không thể chi tiêu rộng rãi.
Việc cắt tiền hay tạo một loại tiền độc đáo không phải là hiếm ở Phương Tây. Năm 2003, một giáo viên trung học miền nam nước Đức muốn dạy cho học sinh về tài chính nên đã tạo ra đồng Chiemgauer có giá trị tương đương đồng Euro. Sau đó 12 năm, loại tiền này đã được hàng trăm doanh nghiệp chấp nhận tại vùng Rosenheim-Traunstein và một số ngân hàng trong vùng thậm chí chấp nhận đổi loại tiền này.