Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM 48) và các hội nghị liên quan từ ngày 4-6/8 tại Malaysia đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị...
Đừng nghĩ rằng rắc rối chỉ ở Trung Quốc, hãy nhìn vào Nhật Bản
- Cập nhật : 18/08/2015
(Tai chinh)
Nợ công chồng chất, dân số già và năng suất lao động thấp đều là những trở ngại lớn cho tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
Những ngày qua, cả thế giới xoay quanh Trung Quốc, mọi người đều cho rằng Trung Quốc đang gặp trục trặc kinh tế. Nhưng hãy nhìn vàoNhật Bản - đất nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế gây tranh cãi hơn cả Trung Quốc.
Ông Randall Jones – chuyên gia Nhật Bản tại Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế cho biết, ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản hiện nay là phục hưng tăng trưởng kinh tế sau 20 năm giảm phát và suy thoái.
Trong suốt giai đoạn sụt giảm kéo dài, mức sống của người dân cũng bị giảm. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay thấp hơn mức thu nhập bình quân đầu người năm 1990 10% cùng với sản lượng hàng hóa thấp, nợ công chằng chéo, dân số giảm và lực lượng lao động già hóa. Người vạch ra những chướng ngại đối đầu với các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản cho rằng nền kinh tế Nhật đang gặp rắc rối với tốc độ tăng trưởng tiềm năng thường niên dưới 2%.
Mặc dù Thủ tướng Shinzo Abe đầy tham vọng hồi sinh Nhật Bản tuy nhiên bài phát biểu dài 30 phút của Randall Jones tại Washington lại tỏ ra khá tuyệt vọng.
Gần đây nhất là năm 1990, Nhật Bản là một cường quốc sản xuất chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, chỉ đứng sau Mỹ và Đức. Trung Quốc lúc đó vẫn còn chập chững bước vào cải cách thị trường với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 2%. Nhưng sau 20 năm, Nhật chỉ chiếm vỏn vẹn 4%, kém xa Trung Quốc đang ở mức 12%.
Kể cả sau khi đồng yên trượt giá sâu thì hàng xuất khẩu của Nhật Bản vẫn chưa đánh bật được các đối thủ trong khu vực. Tỷ giá hối đoái CNY/USD đang ở mức 6,4003 tăng 25% so với 10 năm trước (thậm chí Trung Quốc vừa trải qua 3 ngày phá giá). Ngược lại, tỷ giá đồng yên JPY/USD ở mức 124,33 giảm 35% so với 3 năm trước. Và nền kinh tế Nhật Bản vẫn chỉ được hy vọng tăng trưởng với tốc độ 1%.
Chiến lược phát triển ba hướng của ông Abe bao gồm chính sách nới lỏng tiền tệ tích cực, cải cách cơ cấu và kích thích tài chính. Trong khi chương trình của ông được ghi nhận giúp ổn định nền kinh tế và tạo lòng tin cho doanh nghiệp thì khối lượng thâm hụt tài khóa khủng lồ và khoản nợ lũy kế ghìm lại mọi nỗ lực tăng chi tiêu chính phủ.
Nợ công Nhật Bản hiện nay ở mức 230% tổng GDP, lớn hơn nhiều so với Hy Lạp và lớn nhất trong số những nền kinh tế OECD. Đây là một con số chưa từng có trong lịch sử. Chi phí nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách và tỷ trọng này còn tăng khi mà lãi suất tăng.
Chương trình Abenomics giải quyết vấn đề năng suất lao động bởi các biện pháp tăng cường cơ hội cho phụ nữ, và đến nay đã có một vài thành công nhất định. Trong khi hệ thống giáo dục Nhật Bản được đánh giá cao, nền văn hóa Nhật Bản ngày càng ít quan liêu và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp. Nhật Bản có khối lượng vốn liên doanh và vốn FDI thấp. Trong khi các công ty Nhật Bản giữ vai trò lãnh đạo trên toàn cầu đã dần dần di chuyển ra nước ngoài.
Trong đề xuất thúc đẩy tăng trưởng Nhật Bản, OECD cho biết điều quan trọng cần phải tăng tỷ lệ lạm phát tăng lên 2%, nâng cao vai trò của phụ nữ trong các công việc quan trọng,dỡ bỏ quy định hạn chế cạnh tranh.
Nền nông nghiệp Nhật Bản cũng cần được mở cửa. Jones tin điều đó là có khả năng vì độ tuổi trung bình của người nông dân Nhật Bản là 65. Khách hàng Trung Quốc sẽ kiếm được lợi nhuận nếu giá hàng hóa giảm do hạn chế nhập khẩu được xóa bỏ. Adam Posen thuộc Viện kinh tế quốc tế Peterson cho biết, Nhật Bản có thể trở thành người thắng cuộc lớn nhất trong sân chơi TPP nếu các thỏa thuận thương mại tự do hiện đang được đàm phán.
Trong báo cáo hồi tháng 7, IMF tán thưởng chính sách Abenomics đã đưa Nhật Bản thoát khỏi tình cảnh ảm đạm. Abenomics – chương trình của Thủ tướng là cơ hội “duy nhất trong đời” để kết thúc một tư duy giảm phát cổ thủ và phục hồi sự ổn định của nợ công và chính sách tài khóa.
(Theo CafeF)