Thị trường ôtô Trung Quốc đang chịu thảm cảnh cùng với sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế TQ, ngoái ra hàng loạt hãng xe lớn trên thế giới cũng bị ảnh hưởng.
IMF "bênh" Trung Quốc
- Cập nhật : 18/08/2015
(Kinh te the gioi)
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng động thái gắn giá trị đồng nhân dân tệ vào các lực đẩy thị trường của Trung Quốc là một bước đáng hoan nghênh trong nỗ lực tiến tới chế độ tỷ giá hoàn toàn thả nổi trong vài năm tới.
Những thay đổi này sẽ giúp Trung Quốc chuyển dần “từ một chế độ quản lý chặt chẽ gắn chặt vào đồng USD sang chế độ mở, linh hoạt hơn và phản ứng tốt hơn với các diễn biến của thị trường”. Đó là nhận định vừa được Markus Rodlauer – trưởng đại diện của IMF tại Trung Quốc – đưa ra. Ông cũng dự báo nhân dân tệ phải chuyển sang “hoàn toàn thả nổi” trong 2 đến 3 năm tới.
Rodlauer nhắc lại nhận định của IMF cho rằng nhân dân tệ không còn bị định giá thấp nữa, kể cả sau khi đồng tiền này giảm giá tổng cộng 3% trong tuần vừa qua. “Những gì đã xảy ra trong những ngày qua không thay đổi đánh giá của chúng tôi”.
Tuần qua nhân dân tệ giảm 2,9% sau khi NHTW Trung Quốc (PBOC) thông báo vào ngày 11/8 rằng sẽ chuyển sang chế độ tỷ giá được quyết định bởi thị trường. Cũng trong ngày hôm đó IMF hoan nghênh động thái này.
IMF cho rằng Trung Quốc nên áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt trước khi mở hoàn toàn thị trường vốn. Định chế này nhận định hiện Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu tính theo phương pháp ngang giá sức mua.
Chuyển sang tỷ giá thả nổi là “cần thiết để cho phép thị trường đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế, tái cân bằng để hướng tới tiêu dùng và duy trì một chính sách tiền tệ độc lập với cán cân vốn đã mở”, báo cáo của IMF viết.
IMF cũng khuyến nghị Trung Quốc giảm bớt can thiệp vào thị trường, điển hình như các biện pháp chặn đà giảm của TTCK trong thời gian vừa qua. Các nhà hoạch định chính sách đã tung một loạt biện pháp chưa từng có tiền lệ sau khi chỉ số Shanghai Composite giảm hơn 30% trong 4 tuần kết thúc vào ngày 8/7.
“Can thiệp quá mạnh sẽ tạo ra rủi ro đạo đức vì gây nên tâm lý cho rằng Chính phủ sẽ không để giá rơi xuống dưới một mức nào đó”.
Về kinh tế Trung Quốc, IMF nhận định nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang bước sang giai đoạn tăng trưởng “chậm hơn nhưng bền vững và an toàn hơn”. Định chế này dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm nay, giảm so với mức 7,4% của năm 2014. Tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 6,3% và 6% trong 2 năm tới, trước khi hồi phục nhẹ.
Kể từ khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã lấy vào các khoản đầu tư từ tiền vay mượn làm cỗ máy tăng trưởng chính nhưng điều này khiến các ngành bất động sản, tài chính và sức khỏe của các doanh nghiệp trở nên mong manh.
IMF cho rằng thử thách lớn nhất của Trung Quốc là đảm bảo có thể giảm rủi ro nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng vừa phải (không quá chậm). Trong trung hạn, những đánh đổi không hề dễ chịu này chỉ có thể được cải thiện bằng những cải cách tạo nên nguồn lực tăng trưởng mới.
(Theo CafeF)