Hội đồng quản trị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 30/11/2015 đã bật đèn xanh cho việc thêm đồng nhân dân tệ (NDT) vào giỏ tiền tệ tham khảo của IMF. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của NDT lại kéo theo nhiều rủi ro cho cải cách kinh tế - xã hội của Trung Quốc (TQ).
Các nhà kinh tế bi quan về kinh tế Mỹ trong năm 2016
- Cập nhật : 05/12/2015
(Kinh te)
Những kỳ vọng vào tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ đang ngày càng mờ nhạt. Đã có sự đồng thuận từ các nhà phân tích về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ qua kết quả khảo sát của Bloomberg.
Đã có một vài dự đoán khá bi quan của các chuyên gia về nền kinh tế số một thế giới trong năm 2016.Chẳng hạn như Citigroup dự báo về một cuộc suy thoái kinh tế có thể xảy ra hay Morgan Stanley ước tính tăng trưởng của Mỹ chỉ đạt 1,9%.
Nhưngcác dự báo trong khảo sát cho thấy một điểm chung rằng mức tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ rơi vào khoảng 2,5-2,8% vào tháng 8/2016. Năm 2013 và 2014, triển vọng tăng trưởng của năm tiếp theo đã không giảm như dự báo:
Nhà kinh tế trưởng tại Renaissance Macro cho rằng lý do để chúng ta lạc quan hơn vào năm 2016 là việc tất cả mọi người đều đang phân tích những dự đoán của họ. Do đó, sẽ không có bất ngờ khi GDP không cao như dự đoán.
Trong quá khứ, nền kinh tế Mỹ thường khởi sắc vào những dịp nghỉ lễ, nhưng nay điều ngược lại đã xảy ra. Một chuyên gia của Deutsche Bank chỉ ra rằng thị trường tài chính đang được định giá trong tình trạng trì trệ kéo dài.
Lần gần nhất dự báo tăng trưởng năm tiếp theo của kinh tế Mỹ sụt giảm là vào cuối năm 2012, nhưng câu chuyện xoay quanh khá rõ ràng: Fiscal Cliff. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới trong năm 2013 đã không giảm mạnh như dự báo.
Vào thời điểm này, sẽ rất khó để xác định những động cơ cho chuỗi suy giảm sắp tới, mặc dù đồng USD mạnh và điều kiện tăng trưởng toàn cầu giảm được cho là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới kinh tế đối ngoại của Mỹ. Các nhà kinh tế đang ngày càng bi quan về tốc độ tăng trưởng tối đa Mỹ có thể đạt được trong năm tới.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là việc các nhà kinh tế bắt đầu hạ ước tính của họ vào tháng 8 – cùng lúc với sự mất giá của đồng Nhân Dân Tệ. Đây là một biến cố bất ngờ gây ra sự hoảng sợ về tình trạng và triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có thể kéo theo sau đó là sự tháo chạy khỏi của các nhà đầu tư khỏi các thị trường tài chính. Điều kiện tài chính thắt chặt hơn có thể len lỏi vào nền kinh tế hiện vật và kìm hãm hoạt động sản xuất. Đây cũng có thể là một lý do tiềm tàng khiến các nhà kinh tế không có những dự báo tích cực.
Bên cạnh đó, chỉ số U.S. Economic Surprise Index chỉ cho thấy một sự hồi phục khiêm tốn trong năm nay.
Nhà kinh tế trưởng tại Renaissance Macro dự đoán rằng lãi suất của trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ tăng và điều này có thể giúp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng tốc, bao gồm một đòn giáng vào thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.
Do vậy, có vẻ như kinh tế Mỹ sẽ diễn ra giống như những gì xảy ra với các doanh nghiệp tại đây.