tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Kinh tế Mỹ hưởng lợi lớn nhất từ kỷ nguyên giá dầu rẻ

  • Cập nhật : 22/09/2015

(Tin kinh te)

Giá dầu rẻ sẽ là một liều thuốc tốt cho hầu hết các quốc gia sản xuất – nhập khẩu dầu. Nhưng chỉ có một nước có thể tận dụng toàn bộ lợi thế của cú sụt giảm giá dầu trong 14 tháng vừa qua. Đó là Mỹ.

kinh te my huong loi lon nhat tu ky nguyen gia dau re

Kinh tế Mỹ hưởng lợi lớn nhất từ kỷ nguyên giá dầu rẻ

Nguyên nhân lớn nhất giúp Mỹ có thể hưởng lợi từ giá dầu rẻ là Fed đã khắc phục thành công tình trạng hỗn loạn trong tín dụng - tiêu dùng mà khủng hoảng tài chính gây ra. Các công ty Mỹ đã giảm tỷ lệ nợ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 10% xuống 5,1%. Do đó, những nhà sản xuất Mỹ và người tiêu dùng ở vào một vị thế mạnh để tận hưởng những thành quả lao động của họ với giá dầu đang giảm sút.

Ngược lại, các nước khác vẫn đang chật vật. Sản lượng công nghiệp của Nhật - nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đã giảm khoảng 15% kể từ mức đỉnh năm 2008. Đức – nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới đang tăng trưởng chỉ ở mức 1,7% một năm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của toàn bộ Eurozone là khoảng 11%.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng thể hiện sức khỏe của các nhà sản xuất của Trung Quốc đã chạm đáy mới với niềm tin của nhà đầu tư suy giảm. Kinh tế Brazil cũng đang thu hẹp và rơi vào bất ổn do giá hàng hóa giảm sâu, trao đổi thương mại với Trung Quốc sụt giảm và một loạt các vụ bê bối tham nhũng của chính phủ.

Ngược lại, ở Mỹ, các nhà sản xuất và những người tiêu dùng đang trong một tình trạng hài hòa. Các công ty thuộc chỉ số S&P 500 có tỷ lệ nợ ròng trên trên thu nhập (đo khả năng trả nợ của các công ty) ở mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua, cùng với 3,52 nghìn tỷ USD tiền mặt và các loại chứng khoán dễ chuyển đổi thành tiền mặt trong tổng tài sản. Đối với những công ty này, tỷ lệ nợ ròng trên thu nhập trước thuế, lãi suất và khấu hao (EBITDA) đang ở mức 1,7% - giảm từ mức cao 4,9% trong năm 2003 và hiện ở mức thấp nhất trong gần 25 năm qua.

Khi càng có nhiều người Mỹ tham gia vào thị trường lao động, thì họ càng có thêm tiền để chi tiêu. Điều này có thể giải thích tại sao 3 nhà sản xuất ô tô tại Detroit (cái nôi của ngành công nghiệp ô tô Mỹ) đã báo cáo mức tăng doanh số mạnh mẽ trong tháng 8 vừa qua. General Motors dự báo tổng doanh số bán xe của toàn ngành công nghiệp ô tô năm nay sẽ đạt 17,3 triệu chiếc, cao nhất kể từ 2006.

Chi phí của các loại hàng hóa cơ bản và năng lượng làm nhiên liệu vận hành các nhà máy thấp hơn đang giúp các công ty Mỹ tăng thêm khả năng tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó những người tiêu dùng Mỹ – khách hàng của những công ty này cũng có thêm tiền để chi tiêu. Điều này giúp thúc đẩy doanh số bán hàng của các công ty tiêu dùng như Whirlpool, CarMax và Chipotle Mexican Grill. Hệ số thu nhập trên cố phiếu (EPS = doanh thu/số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường) của 85 công ty thuộc nhóm các công ty tiêu dùng thuộc chỉ số S&P 500 đang ở mức cao nhất kể từ 1990.

Trong số 9 nhóm ngành công nghiệp liên quan trong chỉ số S&P 500 (ngoại trừ nhóm các công ty thuộc lĩnh vực tài chính là không có hệ số đo lượng hệ số biên lợi nhuận) thì có tới 5 nhóm ngành đang hưởng mức sinh lợi nhuận gia tăng khi giá dầu giảm.

Có rất nhiều ví dụ về các công ty với mức lợi nhuận đã gia tăng kể từ khi dầu bắt đầu trượt giá. Hệ số biên lợi nhuận của General Motors đã tăng lên mức 14,6% từ mức 9,6% trong suốt 12 tháng qua. Hệ số biên lợi nhuận của Goodyear Tire & Rubber, nhà sản xuất lốp xe lớn thứ 3 thế giới, cũng đã tăng từ 24,1% lên 27,4%. Alcoa, nhà sản xuất nhôm lớn nhất của Mỹ, cũng có mức tăng của hệ số biên lợi nhuận từ mức 12,4% lên 15,5%.

Lần cuối cùng các công ty tạo được những mức tăng trưởng của lợi nhuận như vậy là thời điểm ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra – cuối 2008, khi đó giá dầu chạm mức 40 USD/thùng, tương đương với mức giá hiện nay.

Các nhà giao dịch hàng hóa dự báo giá dầu sẽ tăng lên mức 62 USD/thùng cho tới tháng 6/2013 (mức định giá thông qua các phiếu hàng hóa tương lai). Mức giá này vẫn thấp hơn mức giá 64 USD/thùng mà họ đã dự báo trong tháng trước và thấp hơn nhiều so với mức 94 USD/thùng vào năm 2019 mà họ đã dự báo cách đây 5 năm.

Trong những năm 1990, khi giá dầu trượt xuống 20 USD/thùng, các công ty Mỹ đã đạt được khả năng sinh lợi nhuận cao hơn, đồng USD cũng tăng 46% kể từ 1995 tới năm 2001. Ngoài việc thể hiện nền kinh tế Mỹ tăng trưởng, nguyên nhân là do dầu và hầu hết các loại hàng hóa cơ bản đều được định giá bằng đồng USD, giá các loại hàng hóa này giảm đồng nghĩa giá trị đồng USD sẽ tăng lên.

Nhưng việc USD đang tăng cao hiện nay có làm tổn hại các lợi thế từ giá dầu giảm không? Có lẽ là chưa thể vì giá trị đồng USD như hiện nay vẫn còn thấp hơn khoảng 17% so với mức đỉnh hồi năm 200, và biên lợi nhuận của các công ty Mỹ đang tăng cũng giúp làm yếu đi tác động của đồng USD mạnh tới nền kinh tế Mỹ. Một lần nữa, kinh tế Mỹ lại đang hưởng lợi lớn nhờ vào kỷ nguyên của giá dầu rẻ.

(Trí Thức Trẻ, CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục