tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

5 nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhất châu Á

  • Cập nhật : 28/03/2017

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố 5 nước Đông Á và Thái Bình Dương được dự báo là có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất năm 2017.

Theo Forbes, điều đầu tiên bạn nhìn thấy khi đi từ sân bay quốc tế Manila là một dự án xây dựng đường cao tốc có tên NAIA Expressway. Đây không phải là khung cảnh đẹp và bạn phải đi đường vòng để tránh công trình thi công, song dự án xây đường dài 11,6 km này là điển hình cho cơ sở hạ tầng cơ bản đang thúc đẩy kinh tế Philippines tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các nước khác ở châu Á.

Philippines chỉ là một cỗ máy tăng trưởng cho khu vực các nước trải dài từ Nhật Bản đến Singapore. Bùng nổ cơ sở hạ tầng chỉ là một nguồn lực của các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh. Theo WB, ngoài Philippines, Đông Á và Thái Bình Dương còn có bốn nền kinh tế khác cũng sẽ đi nhanh không kém trong năm nay.

1. Lào

dai bieu quoc hoi laoanh: reuters

Đại biểu Quốc hội LàoẢNH: REUTERS

Đất nước còn nghèo ở Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 7% trong năm nay nhờ đầu tư vào ngành năng lượng cùng hoạt động hội nhập sâu hơn với các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), WB cho hay. Quốc gia không giáp biển có khoảng 7 triệu người và đang nâng cấp mạng lưới điện để phục vụ cho 10% hộ gia đình đến năm 2020 hoặc xuất khẩu. Lào cũng đang cải thiện điều kiện kinh doanh. GDP nước này năm ngoái là 13,7 tỉ USD.

2. Philippines

thu do manila (philippines)anh: reuters

Thủ đô Manila (Philippines)ẢNH: REUTERS

GDP Philippines được dự báo tăng 6,9% năm nay. Chi tiêu cơ sở hạ tầng của nước này dự kiến đạt kỷ lục 17,7 tỉ USD, chiếm hơn 5% GDP. Quốc gia có 102 triệu dân có thể chứng kiến cải cách thuế hiệu quả hơn, nhanh hơn, đi cùng với sự phát triển của các dự án cơ sở hạ tầng của chính phủ và sự hợp tác nhà nước - tư nhân, chiến lược gia thị trường Jonathan Ravelas của Banco de Oro UniBank ở Manila (Philippines) cho hay. Cơ sở hạ tầng kết hợp với nhiều động lực kinh tế từ lâu như kiều hối, chi tiêu tiêu dùng và trung tâm dịch vụ khách hàng là các yếu tố giúp nền kinh tế 311 tỉ USD tăng trưởng hồi năm ngoái.

3. Campuchia

mot nguoi dan cam giay bac usd va riel cua campuchiaanh: reuters

Một người dân cầm giấy bạc USD và riel của CampuchiaẢNH: REUTERS

WB dự báo nền kinh tế 19,4 tỉ USD này tăng trưởng 6,9% năm nay nhờ khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài khá lớn đổ vào ngành may mặc, bất động sản và xây dựng. Một số nhà máy may mặc đã chuyển từ Việt Nam sang Campuchia vì giá cả ở đây rẻ hơn. Xuất khẩu hàng may mặc của nước này đạt 6 tỉ USD năm 2015, chiếm 70% tổng giá trị lượng hàng xuất khẩu. Ngành này cũng thuê tuyển 700.000 lao động, theo số liệu từ hãng Research and Markets. Cũng như Lào, Campuchia đang ngày càng tạo điều kiện cho giới doanh nghiệp.

4. Myanmar

myanmaranh: reuters

MyanmarẢNH: REUTERS

Myanmar là nước thứ ba được dự báo tăng trưởng 6,9% trong năm nay. Nước này vừa mở cửa cho đầu tư nước ngoài năm 2012 và sẽ giữ lợi thế trên đi cùng các khoản đầu tư khu vực tư nhân trong nước. Năm 2016, GDP của Myanmar là 68,3 tỉ USD và nước này thu hút nhà đầu tư ngoại bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động trẻ và cải cách luật có lợi cho doanh nghiệp. Rất nhiều dự án do nước ngoài tài trợ ở Myanmar trong ngành năng lượng, sản xuất hàng may mặc, thực phẩm và đồ uống.

5. Trung Quốc

cong trinh xay dung o trung quocanh: reuters

Công trình xây dựng ở Trung QuốcẢNH: REUTERS

Dù WB dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,5% năm nay, giảm so với mức 6,7% năm ngoái - con số vốn đã là mức thấp nhất trong 26 năm qua, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vẫn sẽ tiếp đà đi lên. Trung Quốc tăng trưởng phần nhiều do kích thích tài khóa, sự tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, đường. Đây là các yếu tố thúc đẩy kinh tế Đại lục từ thập niên 1980. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc dự kiến tăng 15% năm nay, nhiều hơn 4,1% so với năm ngoái.


Thu Thảo
Theo thanhnien.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục