Chính phủ Lào đã khởi động kế hoạch xây dựng đập thủy điện Pak Lay, ngay phía dưới hạ lưu công trình đập Xayaburi sắp hoàn thành.
Đổi mới 'quá nhanh, quá nguy hiểm', Trung Quốc sẽ tạo ra một Apple thứ 2?
- Cập nhật : 15/09/2015
(The gioi)
Tháng 12 năm ngoái, đích thân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu: “Trung quốc cần phải dựa vào đổi mới để đạt được sự phát triển kinh tế nhanh và liên tục”.
Bài viết dưới đây được dịch từ báo cáo đặc biệt của tờ The Economistvề lĩnh vực kinh doanh tại Trung Quốc. Dù thời gian gần đây, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng kinh doanh được xem là một lĩnh vực hiếm hoi có nhiều điểm sáng.
Bài viết đầu tiên này đề cập đến đến vấn đề đổi mới, sáng tạo trong các doanh nghiệp tại Trung Quốc. Bài báo đặt câu hỏi cho đến khi nào Trung Quốc mới có thể bắt kịp với phương Tây để tạo ra một Apple thứ 2?
Tháng 12 năm ngoái, đích thân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu: “Trung quốc cần phải dựa vào đổi mới để đạt được sự phát triển kinh tế nhanh và liên tục”.
Trung Quốc đã theo đuổi chính sách công nghiệp “đổi mới bản địa” trong một thời gian dài. Họ nhờ cậy vào các công ty đa quốc gia trong vấn đề chuyển đổi công nghệ và vực dậy các doanh nghiệp nhà nước (SOE) trong những lĩnh vực chiến lược. Đáng tiếc, cho đến nay tất cả những việc này đều không phát huy tác dụng.
Chính vì thế, hiện quốc gia này đang chi rất nhiều tiền vào việc tái cấu trúc. Họ đã dành hơn 200 tỷ USD/1 năm cho Nghiên cứu và phát triển (R&D), tức là gấp 4 lần chỉ trong vòng 1 thập kỷ. Thêm vào đó, nó chiếm tỷ lệ 2% trong GDP, tức là gần như vượt qua được châu Âu.
Các nhà hoạch định chính sách đang muốn tăng gấp 3 lần số lượng bằng sáng chế đến năm 2020, lên mức 14 bằng sáng chế trên mỗi 10.000 người. Quốc gia này cũng nhắm đến việc tăng chi tiêu cho R&D nhiều hơn và cuối cùng để bắt kịp với Mỹ - quốc gia có tỷ lệ chi tiêu cho R&D chiếm 2,8% GDP.
Họ hy vọng rằng điều này sẽ giúp Trung Quốc trở thành thành siêu cường quốc về đổi mới, sáng tạo. Thực tế hiện tại, đây cũng là quốc gia có lượng sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ nhiều thứ 5 thế giới.
Hy vọng vào lĩnh vực tư nhân
Chính phủ Trung Quốc đã dùng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy cải tiến công nghệ, ví dụ như đảm bảo khung pháp lý và điều tiết thị trường tài chính, đáng tiếc tất cả đều thất bại. Thay vào đó, nó thậm chí còn tạo ra những tác hại ngoài mong muốn.
Một phần là bởi họ đang nhầm lẫn giữa đổi mới và phát minh – những thứ liên quan rất nhiều đến việc chi tiêu cho nghiên cứu, bằng sáng chế và kỹ sư. Đổi mới có thể có hoặc không liên quan đến những vấn đề này nhưng nó cần thiết cho sự thịnh vượng của một nền kinh tế.
Chi tiêu và trợ cấp dành cho nghiên cứu công nghệ cao và đào tạo tiến sỹ chỉ là đầu vào. Việc bỏ ra nhiều tiền hơn không đảm bảo sẽ có được đầu ra tốt hơn. Thực tế, số lượng bằng sáng chế tại quốc gia này đã tăng mạnh nhờ sự khuyến khích từ chính phủ. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó vô giá trị.
Gordon Orr – cựu chủ tịch McKinsey châu Á cho rằng, thuyết phục chính phủ ủng hộ những sản phẩm có sẵn luôn tốt hơn việc hướng họ đến một thứ mới hoàn toàn. Guan Jiancheng đến từ Học viện Khoa học Trung Quốc và Richard Yam đến từ City University của Hong Kong đã nghiên cứu hơn 2.000 công ty sản xuất và công nghệ tại Bắc kinh để xem liệu các khoản hỗ trợ của chính phủ trong những năm 1990 có giúp tạo ra nhiều bằng sáng chế hơn hay doanh thu và lợi nhuận cao hơn không. Kết quả cho thấy, số tiền này không những “không hiệu quả” mà đôi lúc còn dẫn đến những hiệu quả tiêu cực với sự đổi mới.
Ngân hàng thế giới đã xem xét rất nhiều nghiên cứu và kết luận rằng nỗ lực đổi mới tại các doanh nghiệp nhà nước “có xu hướng không hiệu quả và ít mối liên kết hơn với những bộ phận khác của công ty”. Lý do chính dẫn đến thực trạng này là bởi công ty nhà nước kém hiệu quả hơn các hãng tư nhân nhỏ trong việc tập trung nguồn lực vào các sáng kiến và bằng sáng chế.
Thực tế cho thấy nếu Trung Quốc có đang trở nên đổi mới và sáng tạo hơn thì có lẽ lĩnh vực tư nhân sẽ đóng góp nhiều nhất. Một báo cáo gần đây được công bố bởi McKinsey Global Institute cho thấy, các công ty Trung Quốc đang đổi mới trong rất nhiều ngành công nghiệp. Tác giả tránh việc chỉ đếm số lượng bằng sáng chế và bằng tiến sỹ mà dựa trên “khả năng của công ty để mở rộng doanh thu và lợi nhuận" làm bằng chứng của sự đổi mới thành công.
Sau khi kiểm tra dữ liệu tài chính của 20.000 công ty tại Trung Quốc và nước ngoài, họ kết luận rằng các công ty Trung Quốc sáng tạo nhất trong những lĩnh vực tiếp cận trực tiếp tới khác hàng như thương mại điện tử và sản xuất nhưng lại bị tụt hậu trong những ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào khoa học và công nghệ.
Những ngoại lệ
Dĩ nhiên vẫn có có những ngoại lệ. Huawei là một ví dụ, công ty này đã vươn lên là nhà cung cấp thiết bị viễn thông dẫn đầu thị trường. Họ dành khoảng 5 tỷ USD mỗi năm cho R&D và có trung tâm nghiên cứu gần các điểm nóng công nghệ. Đây là một trong những nhà sản xuất ra bằng sáng chế chất lượng cao nhất thế giới. Cùng với Ericsson của Thụy Điển, hiện tại công ty này đang đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu 5G cho thế hệ điện thoại tiếp theo.
Nhìn vào ngành công nghiệp ô tô cũng có thể thấy Trung Quốc thực sự đang đi trước đón đầu. Không chỉ các hãng xe, nhưng gã khổng lồ Internet và nhà sản xuất như Foxconn đang đầu tư một khoản tiền lớn vào ý tưởng này. Chia-Peng - một chuyên gia công nghệ tại Foxconn, cho rằng có bốn lý do tại sao các hãng Trung Quốc có thể dẫn đầu thị trường ô tô thế giới.
Đầu tiên, nhờ vào chuyên môn trong lĩnh vực động cơ điện và thiết bị điện tử, Trung Quốc có những nhà cung cấp hàng đầu.
Thứ hai, xe điện có thể được sản xuất bởi hàng loạt công ty nhỏ, do đó, các gã khổng lồ xe hơi có thể bị mất dần vị thế.
Thứ ba, thương mại điện tử - lĩnh vực đang rất thành công tại Trung Quốc có thể dần thay đổi cách mọi người mua xe.
Và thứ tư, sự tham gia của "BAT" (Nhóm 3 công ty hàng đầu gồm Baidu, Alibaba và Tencent), cùng với Xiaomi có thể giúp đỡ cho quá trình tạo ra một chiếc xe như vậy.