tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Đặc khu kinh tế Trung Quốc ở Campuchia

  • Cập nhật : 08/06/2018

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, các khu kinh tế này được ví như những viên "ngọc trai lấp lánh" dọc "Vành đai - Con đường".

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/4/2017 tại Bộ Thương mại Trung Quốc, người phát ngôn Sun Jiwen thông tin, tính đến tháng 4/2017, Trung Quốc có tổng số 77 khu kinh tế đã và đang được xây tại 36 quốc gia, trong đó 56 khu kinh tế nằm tại 20 quốc gia dọc theo tuyến “Vành đai - Con đường".

"Các khu kinh tế đã đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và nâng cấp công nghiệp của các nước dọc theo tuyến Vành đai- Con đường và trong việc phát triển các mối quan hệ thương mại song phương giữa các nước với Trung Quốc" - người phát ngôn Sun Jiwen nói.

Có thể kể tới trong số này có Đặc khu Sihanoukville, nơi được coi là "Thâm Quyến" của Campuchia.

Đặc khu kinh tế Sihanoukville (SSEZ) là đặc khu lớn nhất của Campuchia về quy mô và sức chứa được thành lập vào năm 2008.

Đặc khu này rộng 1.113 ha, 100 công ty thuê và lực lượng lao động lên tới 16.000 người.

Khi thành lập, SSEZ đã "đi trước một bước" sáng kiến "Vành đai - Con đường" của Trung Quốc.

Đặc khu này nằm ven biển phía Tây Nam Campuchia trên Vịnh Thái Lan - khu vực có cảng biển quốc tế duy nhất của Campuchia. Đây là một mắt xích quan trọng của sáng kiến “Vành đai - Con đường” và “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc được công bố sau đó.

mot toa nha choc troi duoc xay dung o sihanoukville

Một tòa nhà chọc trời được xây dựng ở Sihanoukville

Đặc khu kinh tế này do 2 công ty của Campuchia và Trung Quốc đồng quản lý, được quảng bá là trụ cột của sự hợp tác giữa Trung Quốc và Campuchia.

Tính tới thời điểm tháng 6/2017, có tới 94 công ty Trung Quốc thuê đất kinh doanh, 12 công ty đến từ Mỹ, Ireland, Vương quốc Anh, Hàn Quốc và các quốc gia khác, 3 công ty đến từ nước chủ nhà Campuchia.

Tổng Giám đốc SSEZ  - ông Cao Jianjiang, một người Trung Quốc nói với Phnompenh Post hồi tháng 6/2017 rằng: "Chúng tôi tin rằng sự phát triển của SSEZ sẽ tăng tốc, và chúng tôi cố gắng trở thành "Thâm Quyến" của Campuchia".

Nguồn thu nhập chính của SSEZ đến từ đất đai, cho thuê nhà xưởng và quản lý tài sản. Tại SEZ, các nhà đầu tư SEZ được phép thuê đất từ các nhà phát triển SEZ tối đa không quá 50 năm.

Ở Sihanoukville, có 24 sòng bài hợp pháp và chủ yếu do người Trung Quốc sở hữu hoặc điều hành.

Song trong một bài đăng trên tờ Washington Post, các sòng bài như New Macau và New MGM chỉ phục vụ riêng cho khách Trung Quốc. Người Campuchia bị cấm đánh bạc. Những nhân viên quản lý ở các sòng bài cũng là người Trung Quốc, chỉ có những phụ nữ trẻ địa phương là phục vụ với váy ngắn, kiểu Tàu.

Mục tiêu của SSEZ là có 300 công ty hoạt động trong khu kinh tế, cung cấp việc làm và chỗ ở sinh hoạt cho 80.000 đến 100.000 công nhân.

Tờ Phnom Penh Post của Campuchia đã có bài bình luận khi chứng kiến sự bùng nổ du khách tại Sihanoukville.

Tháng 11/2017, tờ này đăng bài báo có tựa đề: “Thành phố biển Sihanoukville đã thức giấc” để miêu tả đặc khu kinh tế được người Trung Quốc rót tiền này.

Ngoài phát triển đặc khu này, Trung Quốc cũng rót tiền xây dựng đường cao tốc bốn làn xe đến Phnom Penh, đường sắt, sân bay quốc tế Sihanoukville đang được mở rộng và khoảng 70% các chuyến bay quốc tế là đi - đến Trung Quốc.

mot mo hinh xay dung khu phuc hop blue bay, mot khu nghi mat trung quoc dang duoc xay dung o sihanoukville. anh: the washington post

Một mô hình xây dựng khu phức hợp Blue Bay, một khu nghỉ mát Trung Quốc đang được xây dựng ở Sihanoukville. Ảnh: The Washington Post

Sau Sihanoukville, đến Kampong Speu trở thành đặc khu thứ hai ở Campuchia cũng do những nhà đầu tư Trung Quốc rót vốn.

Đặc khu này dành cho việc chế biến thực phẩm xuất khẩu.

Với diện tích là 300 ha, cách Phnom Penh 30 km và được đầu tư 2,1 tỷ USD, Kampong Speu đã nhận được đầu tư gấp 7 lần so với Sihanoukville.

Trước khi Kampong Speu trở thành một đặc khu, Campuchia không có bất cứ kho trữ nông sản quy mô lớn hay nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn nào dành cho xuất khẩu.

Một khi Kampong Speu đi vào hoạt động nối tiếp thành công của Sihanoukville, Bắc Kinh sẽ nắm giữ hai trụ cột về sản xuất công nghiệp và chế biến nông sản của Campuchia.

Người dân địa phương hưởng lợi?

Không như kỳ vọng của những người quản lý, người dân địa phương không hưởng lợi gì từ các đặc khu kinh tế.

song bai trung quoc khong cho nguoi campuchia choi, lai chi lam lo ngai ve bao luc, toi pham.

Sòng bài Trung Quốc không cho người Campuchia chơi, lại chỉ làm lo ngại về bạo lực, tội phạm.

Như Chhim Phin, người điều hành một nhà hàng hải sản trên bãi biển Campuchia thành lập từ năm 2003 cho biết với Washington Post:

"Chúng tôi đã giảm một nửa doanh thu. Chúng tôi từng có rất nhiều khách du lịch phương Tây đến đây. Họ rất thích nếm thử thức ăn của chúng tôi. Nhưng du khách Trung Quốc đến đây không muốn ăn thức ăn Khmer và trải nghiệm phong tục địa phương của chúng tôi - họ thích ăn thức ăn của riêng họ".

Vị chủ quán cho biết thêm: "Tôi không nói tiếng Trung Quốc, vì vậy rất khó để giao tiếp. Thành thật mà nói, tôi đã có một kinh nghiệm rất tồi tệ đối với du khách Trung Quốc. Họ rất thô lỗ".

Doung Sokly, người điều hành siêu thị ở Sihanoukville cũng không thích du khách Trung Quốc.

"Khách du lịch phương Tây không ngại ngần và khá thoải mái bởi họ muốn thử tất cứ những gì địa phương chúng tôi có. Nhưng du khách Trung Quốc thì chỉ cố gắng để được mua mọi thứ với giá thấp nhất" - cô Doung Sokly nói.
 
Những người dân địa phương thì nói rằng, khách du lịch Trung Quốc rất nổi bật, họ la hét, ồn ào và gây khó chịu giữa bãi biển. Họ cũng lo về tội phạm có tổ chức phát sinh từ việc cho mở các sòng bạc và gia tăng bạo lực vì các đồ uống rượu bia.

Sau khi nghe các báo cáo về những ưu và khuyết điểm của đầu tư Trung Quốc, Đại sứ Bắc Kinh tại nước này thừa nhận rằng, chỉ "một số lượng nhỏ những người có học vấn thấp" từ đất nước Trung Quốc đã vi phạm luật pháp của Campuchia.


Kim Hoa
Theo Baodatviet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục