Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đồng loạt giảm trong tháng 9...

Bộ trưởng Tài chính nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhất trí ủng hộ kế hoạch nhằm ngăn chặn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận tới các nước áp dụng mức thuế thấp hơn.
Bộ trưởng Tài chính nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhất trí ủng hộ kế hoạch nhằm ngăn chặn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận tới các nước áp dụng mức thuế thấp hơn.
Tại cuộc họp trong khuôn khổ hội nghị thường niên của Nhóm Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Lima (Peru), Bộ trưởng Tài chính các nước G20 đã thông qua kế hoạch có tên gọi Chống Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS).
Theo kế hoạch trên, 20 nền kinh tế này quyết định đóng lại hàng loạt lỗ hổng trong hệ thống thuế quốc tế và quốc gia - vốn đang lỏng tay để các tập đoàn quốc tế, như Google và Starbucks, né được 100-240 tỷ USD tiền thuế mỗi năm.
Kế hoạch này áp dụng đối với các công ty có thu nhập ít nhất 750 triệu euro (tương đương 851 triệu USD) và tìm cách buộc những công ty này phải đóng các khoản thuế ở quốc gia nơi công ty có các hoạt động kinh doanh phải đóng thuế.
Các công ty sẽ phải báo cáo đầy đủ về hoạt động kinh doanh với cơ quan thuế vụ tại các nước công ty đang hoạt động. BEPS sẽ không ảnh hưởng tới những ưu đãi về miễn giảm thuế của chính phủ mỗi nước nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, mà chỉ nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế.
TTXVN
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đồng loạt giảm trong tháng 9...
Thị trường vốn châu Âu cần phải nghĩ nhiều hơn đến vai trò đầu tư cho các hộ gia đình và các công ty, hay quan tâm đến việc giữ vững tương lai cho các ngân hàng này? Đây chính là hai quan điểm trái chiều của các nhà phân tích kinh tế và những người làm chính sách tại Châu Âu.
Cựu lãnh đạo cơ quan chống rửa tiền của Úc kêu gọi siết chặt kiểm tra dòng tiền từ Trung Quốc đổ vào bất động sản nước này để tránh biến Úc thành thiên đường cho tiền tham nhũng từ nước ngoài.
Giá nhà Vancouver ngày càng đắt đỏ, và người ta đổ lỗi việc này cho những nhà đầu tư và dân di cư giàu có từ Trung Quốc.
Làn sóng di dân này cũng giống như lời tuyên bố của người Trung Quốc: “Chúng tôi muốn tất cả các bạn biết rằng chúng tôi đã đánh dấu tên mình cho hầu như mọi thứ trên thế giới”.
Các nước đạt được thỏa thuận TPP lịch sử trong bối cảnh tăng trưởng thương mại thế giới sụt giảm mạnh. Liệu TPP có thể tạo ra một cú hích?
Việc kết thúc đàm phán TPP được đánh giá là một thắng lợi của Mỹ trong cuộc chạy đua sức ảnh hưởng với Trung Quốc tại châu Á, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các nước trong khu vực phải lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh.
Giới phân tích cho rằng sẽ mất nhiều năm để có thể thực sự cảm nhận được những lợi ích kinh tế mà Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Kết thúc một đàm phán là bắt đầu một “đàm phán” mới. Bức màn bí mật xung quanh các điều khoản chi tiết về những con số và thời hạn cam kết ra sao?
Trong bài xã luận đăng ngày 8.10, Thời báo Hoàn cầu, tờ báo thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không thể cô lập hoặc làm tổn thương kinh tế nước này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự