tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Các tập đoàn đa quốc gia loay hoay tìm cách thích nghi ở Trung Quốc

  • Cập nhật : 10/11/2015

(Kinh doanh)

Nói chung, phải chuyển từ ‘tiến lên, tiến lên, tiến lên, tăng trưởng, tăng trưởng, tăng trưởng,’ sang ‘mọi thứ đang dần phức tạp

mot cua hieu kfc o bac kinh, trung quoc - anh: reuters.

Một cửa hiệu KFC ở Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: Reuters.

 

Cuộc suy thoái ở Trung Quốc khiến các công ty đa quốc gia buộc phải cư xử với nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới như với một thị trường phát triển. Họ phải tập trung vào kinh doanh có lãi hay nâng cao năng suất bằng cách đầu tư vào nhân viên thay vì liều lĩnh với mục tiêu tăng trưởng.

Quý III vừa qua, Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 25 năm, và nhiều công ty đã viện dẫn Trung Quốc là một nguyên nhân khiến thu nhập thiếu ấn tượng.

“Chúng ta vừa bước vào một chương mới, một sự bình thường mới với tốc độ tăng trưởng chậm lại, và điều đó thay đổi động lực kinh tế, thay đổi cục diện,” trích lời phát biểu trong một cuộc hội thảo gần đây ở Thượng Hải của John Lawler, CEO của Ford Trung Quốc.

Trong vài tuần gần đây, hàng loạt các công ty từ hãng thời trang bán lẻ xa xỉ Burberry và chủ sở hữu KFC Yum Brands  đến công ty công nghệ IBM của Mỹ và nhà sản xuất robot Nhật Yaskawa Electric Corp đều cho rằng doanh thu tăng trưởng yếu ớt là do sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc.

Các dữ liệu kinh tế trong tháng 10 cũng chỉ ra sản lượng xuất khẩu giảm mạnh ở Nhật, trong khi xuất khảu Hàn Quốc giảm – đều do sự suy giảm của gã hàng xóm khổng lồ.

Các công ty trong những lĩnh vực như xây dựng và khai khoáng gặp nhiều khó khăn nhất. Nhà sản xuất thiết bị nặng Caterpillar đã vạch ra kế hoạch cắt giảm chi phí đầu tư và sa thải khoảng 10.000 nhân công, trong khi tập đoàn công nghiệp United Technologies Corp cho hay kinh doanh ở Trung Quốc cũng giảm đến 15% trong năm tới.

Sự chuyển đổi dài hạn

Cái ngày tăng trưởng hai con số và các công ty tranh giành thị trường Trung Quốc giống như trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ có lẽ sẽ không quay lại. Trong khi Bắc Kinh cố gắng lèo lái nền kinh tế thoát khỏi mô hình dựa vào xuất khẩu và đầu tư, các công ty cũng phải đánh giá lại chiến lược của mình.

“Nói chung, phải chuyển từ ‘tiến lên, tiến lên, tiến lên, tăng trưởng, tăng trưởng, tăng trưởng,’ sang ‘mọi thứ đang dần phức tạp’,” Abinta Malik, tổng giám đốc của tập đoàn Gap tại Đại Trung Hoa, trả lời khi được hỏi tại hội thảo Thượng Hải rằng thông điệp từ từ trụ sở chính đã thay đổi như thế nào.

Để đáp lại, một số doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển nhằm đáp ứng sự tinh vi ngày càng tăng của người tiêu dùng Trung Quốc.

“Chúng tôi đã tái công thức các sản phẩm của mình, đầu tư đổi mới và nâng cấp như chúng tôi đã làm ở châu Âu,” Giám đốc điều hành của Nestle, Paul Bulcke trả lời các phóng viên sau khi doanh nghiệp thức ăn đóng gói lớn nhất thế giới cảnh báo vào hồi giữa tháng 10 rằng họ có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng dài hạn của năm nay.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mới đây đã cho biết các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh dự tính tiêu dùng ở thị trường rộng lớn Trung Quốc mới chỉ đạt 1/2 công suất.

Vấn đề nằm ở chỗ người tiêu dùng vẫn chưa chấp nhận gánh trách nhiệm khi  cầu công nghiệp giảm mạnh.

“Chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh chưa bù đắp được sự suy giảm ở đầu tư công nghiệp truyền thống,” Ulrich Spieshhofer, giám đốc điều hành tập đoàn kỹ sư Thụy Sỹ ABB cho biết.

Trong khi đó y tế là một miền đất hứa để nhắm đến khi mà người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng già, càng giàu và nắm nhiều thông tin hơn.

Trong bài phát biểu tháng 10 về kinh doanh kỹ thuật chăm sóc sức khỏe, giám đốc tài chính Jeff Bornstein của công ty General Electric cho hay: “Các nguyên tắc cơ bản không thay đổi. Có 1,5 tỷ người, vẫn đang có những bệnh viện được xây dựng, thị trường tư nhân Trung Quốc đã phát triển 15% đến 20% trong một quý.”

Nhà sản xuất thuốc Roche là "con cá lội ngược dòng" khi doanh số bán hàng ở Trung Quốc của hãng tăng trưởng tốt trong quý III. Hãng này cho biết thị trường trụ cột thuốc ung thư đang phát triển chóng mặt, bù lại tình trạng khó khăn của các sản phẩm cũ luôn đối diện với sự cạnh tranh chung.

Trái lại với sự ảm đạm của nền kinh tế nói chung, ngành dịch vụ là điểm sáng hiếm hoi khi vẫn tăng trưởng rất tốt. Spiesshofer của ABB cho biết công ty họ đã mở một trung tâm dịch vụ mới cung cấp phụ tùng thay thế, bảo trì và dịch vụ tư vấn cho dầu khí, hóa chất, tiện ích, kim loại, vận tải và cơ sở hạ tầng.

Ông nói: “Trong lịch sử, khách hàng vẫn chưa được cung cấp dịch vụ một cách mạnh mẽ. Chúng tôi đang đẩy mạnh điều đó.”

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục