tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Châu Âu và những thách thức

  • Cập nhật : 14/10/2015

(Tin kinh te)

Thị trường vốn châu Âu cần phải nghĩ nhiều hơn đến vai trò đầu tư cho các hộ gia đình và các công ty, hay quan tâm đến việc giữ vững tương lai cho các ngân hàng này? Đây chính là hai quan điểm trái chiều của các nhà phân tích kinh tế và những người làm chính sách tại Châu Âu.

chau au va nhung thach thuc

Châu Âu và những thách thức

Một bên cho rằng, châu Âu cần phải tổ chức và cơ cấu lại các ngân hàng vừa và nhỏ trong nội địa hoặc khu vực. Những người theo quan điểm này chủ trương tách hoạt động ngân hàng bán lẻ ra khỏi hoạt động ngân hàng đầu tư và kết thúc mô hình ngân hàng đa năng (universal banking).

Bên khác, họ vẫn tin rằng thị trường vốn chỉ có thể được can thiệp sâu sắc khi có sự tham gia của các ngân hàng đầu tư mạnh mẽ với trụ sở chính ở châu Âu.

Trong khi cuộc tranh luận này vẫn tiếp tục tại châu Âu thì các ngân hàng đầu tư của Mỹ đang đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Một số ít các ngân hàng đa năng hàng đầu của Mỹ đã tăng được thị phần ở nước ngoài cũng như tăng cường được vị thế của mình tại nước nhà.

Điều này cũng do phần lớn những quy định của Mỹ đã gây khó khăn cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại quốc gia này. Top 5 ngân hàng của Mỹ hiện đang chiếm 59% thị trường bán buôn toàn cầu trong năm 2014, so với mức chỉ có 48% trong năm 2009. Cổ phiếu của năm ngân hàng đầu tư hàng đầu châu Âu đã giảm từ 35% xuống còn có 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các ngân hàng Mỹ cũng đang xâm nhập thị trường tại châu Âu khi thu mua 22% trái phiếu bằng đồng euro đã phát hành trong năm nay, tăng lên từ mức khoảng 8% trong năm 2010.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt này đòi hỏi châu Âu phải có câu trả lời thích đáng. 11 quốc gia EU đang có kế hoạch đưa ra một mức thuế giao dịch tài chính áp dụng trong năm 2016. Tác động của cuộc cải cách về cơ cấu có thể gây nguy hại đặc biệt cho các ngân hàng nếu không được suy nghĩ chín chắn.

Những biện pháp được đề xuất tạo ra những khác biệt đáng kể theo cấp độ của các quốc gia. Nếu những nhà làm chính sách tại châu Âu không cẩn thận, các đề xuất này sẽ có thể  làm tổn hại đến khả năng của các ngân hàng trong việc tạo lập thị trường và cung cấp các dịch vụ khác hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp.

Liệu châu Âu có muốn những ngân hàng đầu tư của họ có khả năng hoạt động hiệu quả tại các thị trường vốn? Hoặc là những quốc gia châu Âu có hài lòng khi nhìn ra bên ngoài và thấy các ngân hàng đầu tư nước ngoài có thể tài trợ cho khoản nợ của họ?

Họ có sẵn sàng để các công ty châu Âu chỉ dựa vào những ngân hàng không thuộc châu Âu đầu tư hay không và các giải pháp bảo hiểm rủi ro ở đây là gì? Đó chính là những câu hỏi khiến các nhà chính sách tại “lục địa già” đang trăn trở.

Sự phụ thuộc như vậy sẽ là không khôn ngoan. Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, các ngân hàng Mỹ đã phải chịu áp lực mãnh liệt để giảm tài sản ở châu Âu.

Hiện nay, ngành công nghiệp viễn thông của châu Âu đang là tầm nhìn chiến lược cho công cuộc đầu tư tài chính tại châu lục này. Tuy nhiên, một chuỗi các thương hiệu bậc trung khi đang dần có được những sản phẩm trên thị trường, thì dường như lại đang bị siết chặt lợi nhuận bởi những đối thủ cạnh tranh khổng lồ về Internet tại Mỹ.

Nhưng vẫn còn thời gian để ngăn chặn sự thất bại này, và cần phải nhắc đến một tầm nhìn chiến lược thực sự cho ngành ngân hàng châu Âu. Những nhà quản lý điều tiết tại châu Âu sẽ sớm đưa ra quyết định quan trọng để tổ chức lại hệ thống ngân hàng, cũng như quy định mức thuế họ phải trả và yêu cầu nâng cao mức vốn.

Nên nhớ rằng khu vực ngân hàng ở châu Âu hiện giờ đã an toàn và bền bỉ hơn nhờ vào những cải cách để củng cố mức vốn, và tạo ra một cơ chế giải pháp cho châu Âu. Mối quan tâm chính đáng liên quan đến lý thuyết “quá lớn để sụp đổ” (too big too fail) của các ngân hàng đã được giải quyết một cách thỏa đáng.

“Châu Âu cần các ngân hàng bán lẻ hiệu quả và mạnh mẽ, nhưng cũng cần một vài ngân hàng lớn với khả năng mạnh mẽ trên thị trường tài chính. Sự thịnh vượng của châu Âu và sự ảnh hưởng trên thị trường vốn toàn cầu hiện nay đang bị đe dọa”, ông Frédéric Oudéa, Giám đốc điều hành Societe Generale nhận định.


Duyên Hằng
Thời báo Ngân hàng

Trở về

Bài cùng chuyên mục