Bị cấm, rủi ro cao, có người đổ nợ phải sống chui lủi, trốn tránh nhưng sàn vàng ảo vẫn sống, bởi một bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư vẫn bám trụ và nuôi mộng làm giàu từ kênh đầu tư này.

AB InBev hay SABMiller sẽ khó cạnh tranh tại nhiều nước như Việt Nam hay Thái Lan - nơi người dân vẫn chuộng bia nội.
Nếu AB InBev đạt thỏa thuận về thương vụ mua SABMiller, tầm ảnh hưởng của hãng bia lớn nhất thế giới sẽ rất ấn tượng. Tất cả thương hiệu nổi tiếng, như Budweiser, Peroni, Pilsner Urquell và Stella Artois giờ sẽ về chung một mối. Và sự kết hợp của hai hãng bia lớn nhất thế giới sẽ tạo ra một doanh nghiệp thống trị một phần ba thị phần toàn cầu, theoEuromonitor International.Tuy nhiên, tại một số thị trường hấp dẫn nhất, người dân vẫn chuộng thương hiệu địa phương hơn. Tại Việt Nam - thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới, một phần ba số bia được tiêu thụ là bia Saigon – của Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Còn tại Ấn Độ, Kingfisher là số một, với gần 50% thị phần. Người Tây Ban Nha thì thích Mahou - hãng bia có trụ sở tại chính Madrid, Bloomberg cho biết.
Gần 40% thị phần bia toàn cầu hiện nằm trong tay các công ty bán được chưa đầy 5 tỷ lít bia mỗi năm, theo Euromonitor. Trong khi đó, AB InBev và SABMiller có lượng tiêu thụ tổng cộng 60 tỷ lít.
Đây là một trong những lý do AB InBev rất sốt ruột với thương vụ này. Nếu kết hợp, hai hãng có thể tận dụng lợi thế của nhau để cùng phát triển. Ở thị trường AB InBev có bước đệm vững chắc, họ có thể giúp SABMiller và ngược lại. Còn SABMiller sẽ đặc biệt hữu dụng tại thị trường châu Phi và Nam Mỹ.
AB InBev cho biết họ đã có kế hoạch thuyết phục giới chức chống độc quyền để thông qua thương vụ này. Trên thực tế, việc này cũng không khó. Vì dù là hai hãng bia lớn nhất thế giới, thị trường của họ lại ít trùng nhau. AB InBev có thị phần lớn ở Brazil, trong khi SABMiller thống trị Nam Phi. Người Canada thích Budweiser, trong khi người Comlombia chỉ chuộng Aguila.
Ngày mai (14/10) là hạn cuối cùng hai hãng này phải chốt thương vụ với nhau. Nếu không, họ sẽ phải chờ thêm ít nhất 6 tháng nữa, theo luật mua bán - sáp nhập của Anh.
Bị cấm, rủi ro cao, có người đổ nợ phải sống chui lủi, trốn tránh nhưng sàn vàng ảo vẫn sống, bởi một bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư vẫn bám trụ và nuôi mộng làm giàu từ kênh đầu tư này.
Tân Sơn Nhất được trang web xếp hạng các sân bay trên thế giới The Guide to Sleeping in Airports đánh giá là xuống cấp hạ tầng và có cáo buộc về tham nhũng.
Năm 2011, Doji Group của ông Đỗ Minh Phú đã bán 95% cổ phần của Diana cho Unicharm của Nhật Bản với giá 184 triệu USD. Sau 3 năm, doanh thu của Diana đã tăng hơn gấp đôi còn lợi nhuận gấp 8 lần.
Giới chuyên gia cho rằng, sau khi thoái hết vốn Nhà nước, các doanh nghiệp như Vinamilk, FPT... sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tăng tính cạnh tranh hơn. Động thái này cũng sẽ tác động tích cực tới thị trường chứng khoán, thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ khối ngoại.
Business Insider đưa ra danh sách 16 công ty sở hữu những thương hiệu và sản phẩm chúng ta dùng hàng ngày mà không hề hay biết như P&G, VCS, Apple, Coca-Cola, PepsiCo...
Từ chỗ chấp nhận mọi giá, làm mọi cách để có một chỗ trên quầy kệ của siêu thị, hiện tại không ít nhà sản xuất bắt đầu “chán” kênh bán lẻ hiện đại, không muốn gia tăng lượng hàng cung cấp, thậm chí đã rút hàng vì không thể chịu đựng cung cách làm ăn kiểu chiếu trên của nhà bán lẻ.
Giá trị thương hiệu Vinamilk + FPT + Viettel + Thế Giới Di Động + .... chưa bằng nửa giá trị một thương hiệu của Malaysia.
Mã Vân đã gắn vận mệnh của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba vào nhóm đối tượng khách hàng trung lưu ở Trung Quốc, và hệ quả tất yếu đó là giá trị của công ty ông đang bị kéo xuống khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Toshifumi Suzuki là người đã đưa mô hình cửa hàng tiện lợi vào Nhật cũng như góp phần quan trọng thay đổi cục diện ngành bán lẻ Nhật vốn từng hoạt động rất thiếu hiệu quả.
Chủ tịch Lotte Group – Shin Dong Bin vừa bị anh trai "hất" khỏi Hội đồng quản trị một công ty quan trọng trong tập đoàn, nhằm giành lại quyền kiểm soát đế chế này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự