tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Bao giờ mới hết trừng phạt Triều Tiên?

  • Cập nhật : 07/08/2017

Lệnh trừng phạt mới nhắm vào Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 6-8 khiến nhiều người ngán ngẩm. Đây đã là lệnh trừng phạt thứ 7 kể từ năm 2006.

hinh anh nha lanh dao trieu tien kim jong un xuat hien tai noi cong cong o nhat ban sau vu thu ten lua thanh cong hoi thang 7 - anh: reuters

Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện tại nơi công cộng ở Nhật Bản sau vụ thử tên lửa thành công hồi tháng 7 - Ảnh: Reuters

“Chúng ta đừng nên tự huyễn hoặc mình rằng đã giải quyết được vấn đề Triều Tiên. Mối đe dọa đó vẫn tiếp tục đeo bám nhân loại và ngày càng trở nên nguy hiểm

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley cảnh báo Hội đồng Bảo an ngày 5-8

11 năm, 7 lệnh trừng phạt “cứng rắn chưa từng có” và Triều Tiên đang ngày tiến gần hơn tới việc sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới Mỹ.

Lệnh trừng phạt đầu tiên của Liên Hiệp Quốc là vào năm 2006, sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên. Hành động lần này của Liên Hiệp Quốc là sự phản ứng trước các vụ thử ICBM của Bình Nhưỡng trong tháng 7-2017.

Ai cứng rắn hơn ai?

Lệnh trừng phạt do Mỹ đề xuất lần này nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của 15 nước thành viên trong Hội đồng Bảo an, bao gồm cả Trung Quốc, một trong năm nước thường trực có quyền phủ quyết.

Nghị quyết 2371 (2017) của Hội đồng Bảo an đánh trực tiếp vào lĩnh vực xuất khẩu, kiều hối và đầu tư của Triều Tiên.

Cụ thể, Bình Nhưỡng bị cấm xuất khẩu than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản. Nó cũng cấm các quốc gia tăng số lượng lao động Triều Tiên so với hiện tại, cấm các liên doanh mới với Bình Nhưỡng và bất kỳ khoản đầu tư nào vào các liên doanh hiện hữu.

Trong vòng 90 ngày, các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm báo cáo lên cơ quan này mức độ thực thi nghị quyết trừng phạt.

Giới quan sát nhận định lệnh trừng phạt lần này là một bước đi cứng rắn, có thể khiến thị trường xuất khẩu và giá trị xuất khẩu 3 tỉ USD/năm của Bình Nhưỡng teo nhỏ.

Nghị quyết lần này cũng cho thấy sự quyết tâm của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh bước đi của Hội đồng Bảo an. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley thừa nhận để đi được tới kết quả cuối cùng như vậy là cả “một quá trình đàm phán gay gắt”.

“Tôi nghĩ phía Trung Quốc đã nhận ra quyết tâm đẩy vấn đề của Mỹ, nhưng họ đã hồi đáp và chúng tôi đánh giá cao cách họ hợp tác với Mỹ trong cuộc đàm phán lần này” - Reuters dẫn lời bà Haley cho biết.

Trừng phạt! Rồi sao nữa?

Trên thực tế, việc cấm xuất khẩu không mới, điểm đáng chú ý nhất nằm ở chuyện cấm tiệt tăng lao động và liên doanh với Triều Tiên.

Hội đồng Bảo an đã tạo lợi thế rất lớn cho Washington trong các vấn đề liên quan tới Triều Tiên sau này bằng nghị quyết 2371.

Một nhà bình luận cảnh báo không loại trừ khả năng Washington sẽ đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào bất kỳ nước nào nếu phát hiện có quan hệ làm ăn với Triều Tiên.

Đó là điểm mới và còn hàng tá những vấn đề tồn đọng chưa thể giải quyết xung quanh bán đảo Triều Tiên.

Các cuộc tập trận thường niên Mỹ - Hàn Quốc vẫn được tiến hành, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ vẫn hiện diện tại Hàn Quốc bất chấp những phản ứng của Trung Quốc và Triều Tiên.

Ngay sau khi nghị quyết được thông qua, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Lưu Kết Nhất đã kêu gọi Washington hoãn việc triển khai THAAD và dỡ bỏ tất cả các thành phần liên quan tại Hàn Quốc.

Khi được hỏi về áp lực đàm phán của Mỹ, ông Lưu không trả lời mà chỉ nói chung chung: “Bắc Kinh phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt đơn phương nào bên ngoài khuôn khổ thống nhất là các nghị quyết của Hội đồng Bảo an”.

Trung Quốc là quốc gia thân cận và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên. Hơn 80% giá trị xuất khẩu của Bình Nhưỡng là sang Trung Quốc, bao gồm những mặt hàng vừa bị cấm.

Một ngân hàng và một công ty Trung Quốc đã bị Mỹ trừng phạt vì nghi có giao dịch tài chính giúp Triều Tiên.

Nói như một nhà quan sát, câu trả lời của đại sứ Lưu đã chuyển một thông điệp mang tính đánh tiếng trước với Mỹ: Trung Quốc sẽ phản ứng nếu Mỹ tiếp tục đơn phương trừng phạt các công ty của nước này dưới cáo bu ộc làm ăn với Triều Tiên.

Việc trừng phạt các thực thể vi phạm nghị quyết phải do Hội đồng Bảo an tiến hành, nơi mà Trung Quốc đã cầm chắc một phiếu phủ quyết.

Triều Tiên kiếm được bao nhiêu từ xuất khẩu?
Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc ước tính Bình Nhưỡng có thể thu về tới 251 triệu USD từ xuất khẩu sắt và quặng sắt trong năm 2017, 113 triệu USD từ chì và quặng chì và hơn 295 triệu USD từ hải sản.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc năm 2015, khoảng 50.000 lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài và gửi về nước khoảng 1,2-2,3 tỉ USD mỗi năm.

 

DUY LINH
Theo Tuoitre.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục