Một cuộc chiến tranh tiền tệ ở châu Á và Fed trì hoãn nâng lãi suất. Theo lời các chuyên gia được CNBC trích dẫn, đây chính là những tác động tiềm ẩn mà động thái phá giá đồng nhân dân tệ vừa được Bắc Kinh thực hiện có thể gây ra cho châu Á.
Không quốc gia nào là mãi mãi nghèo: Bài học từ một nước kém phát triển vươn lên giàu có bậc nhất thế giới của Phần Lan
- Cập nhật : 09/08/2017
Quay ngược dòng lịch sử, Phần Lan vốn là một quốc gia không phát triển về công nghiệp do cách xa trung tâm Châu Âu cũng như gặp khó khăn về điều kiện khí hậu. Phần Lan thời kỳ đó bị coi thường trong xã hội thượng lưu Châu Âu do trình độ và kinh tế kém phát triển.
Sản phẩm chủ lực của nước này cho đến cuối thế kỷ thứ 19 vẫn là gỗ và giấy. Những người dân Phần Lan thời kỳ đó bị coi thường trong xã hội thượng lưu Châu Âu do trình độ và kinh tế kém phát triển.
Mới đây, báo cáo tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu đã khiến nhiều chuyên gia phải ngạc nhiên bởi một quốc gia phát triển như Phần Lan lại có tỷ lệ thất nghiệp khá cao, vào khoảng 8,7% và đứng top 10 nước có số người thất nghiệp cao nhất khu vực.
Trớ trêu thay, số liệu của Hiệp hội xây dựng Phần Lan (CFI) cho thấy 37% doanh nghiệp xây dựng của nước này đang gặp khó khăn do thiếu nhân lực. Nguyên nhân chính là do các công ty thường xuyên sa thải các nhân viên lành nghề khi không có nhiều dự án và biến lĩnh vực này thành một nghề không có sự đảm bảo.
Nói đến Phần Lan, người ta thường nhắc đến những hình ảnh đối lập khi chất lượng sống cao đi kèm tỷ lệ thất nghiệp cao. Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến quốc gia này được mệnh danh là “người bệnh của Châu Âu” nhưng tỷ lệ tăng trưởng gần đây lại cho thấy gã bệnh này không hề yếu chút nào.
Trong khoảng 2011-2015, hàng loạt những thông tin xấu như vụ sụp đổ của Nokia, cấm vận của Nga với ngành gỗ hay một dân số đang già nua cùng ảnh hưởng suy thoái đã khiến các chuyên gia có nhận định khá tiêu cực về nền kinh tế này.
Dẫu vậy, Phần Lan lại khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên lần nữa với tốc độ tăng trưởng 1,2% vào quý I năm nay so với quý trước đó và 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng trung ương Phần Lan (BoF) cũng dự đoán nước này sẽ tăng trưởng 1,6% trong năm 2017, cao hơn mức 1,4% của năm 2016.
Không quốc gia nào mãi mãi nghèo
Phần Lan là một nền kinh tế phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người tương đương các quốc gia như Pháp, Đức, Anh hay Thụy Điển. Mức GDP bình quân đầu người tại đây đạt 43.090 USD vào năm 2016.
Ngành dịch vụ chiếm tới 72,7 % đóng góp GDP toàn quốc trong khi mảng sản xuất và luyện kim chiếm tới 31,4%. Mặc dù có nhiều tài nguyên gỗ nhưng Phần Lan lại rất cẩn trọng trong vấn đề khai thác nhằm vừa đảm bảo thu hoạch được lợi ích nhưng cũng giữa nguyên được môi trường sống cho người dân.
Nền giáo dục tại Phần Lan đứng thứ 4 ở Châu Âu trong khi quốc gia này đứng đầu bảng xếp hạng ngành kinh tế liên quan đến công nghệ thông tin (GIT) năm 2014. Quốc gia này cũng là nền kinh tế duy nhất ở Bắc Âu tham gia thị trường đồng tiền chung Eurozone.
Quay ngược dòng lịch sử, Phần Lan vốn là một quốc gia không phát triển về công nghiệp do cách xa trung tâm Châu Âu cũng như gặp khó khăn về điều kiện khí hậu. Sản phẩm chủ lực của nước này cho đến cuối thế kỷ thứ 19 vẫn là gỗ và giấy. Những người dân Phần Lan thời kỳ đó bị coi thường trong xã hội thượng lưu Châu Âu do trình độ và kinh tế kém phát triển.
Thậm chí vào năm 1867-1868, khoảng 15% dân số của Phần Lan đã tử vong do chết đói. Phải đến tận thập niên 1930, ngành kinh tế Phần Lan mới có những bước chuyển mình đáng kể. Dẫu vậy cho đến cuối thập niên 1950, khoảng 40% GDP của nước này vẫn đến từ những ngành sản xuất thô thiếu kỹ thuật.
Đến sau Thế chiến thứ II, Phần Lan bắt đầu tích cực mở cửa hơn nữa. Ngành giáo dục của nước này bắt đầu bùng nổ khi hàng loạt người dân sang nước ngoài học tập và đem về những kiến thức mới.
Vào đầu thập niên 1970, GDP bình quân đầu người của Phần Lan bắt đầu đuổi kịp các nước như Anh, Nhật Bản nhưng phần lớn là do số lượng dân cư thấp của nước này hỗ trợ.
Bước sang thập niên 1980, nền kinh tế của Phần Lan bắt đầu bùng nổ do chính phủ cổ phần hóa các công ty quốc doanh cũng như mở cửa hơn nữa thị trường. Ngoài ra, việc hướng đến ngành tài chính cũng như các mảng kinh tế công nghệ cao cũng giúp Phần Lan có tiếng nói của mình trên thị trường quốc tế cũng như làm ngạc nhiên rất nhiều chuyên gia kinh tế.
Đặc biệt, việc chính phủ đầu tư mạnh cho giáo dục, công nghệ cũng như sự đồng tình của người dân khi chấp nhận trả thuế cao cho đầu tư công đã khiến mức sống tại Phần Lan cải thiện rất nhiều. Thêm vào đó, việc đầu tư lớn cho kiến thức và trình độ lao động giúp Phần Lan phát triển được những ngành công nghiệp kỹ thuật cao mà không phải trông cậy vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên.
Tiêu biểu cho thành công của thời kỳ này là tập đoàn sản xuất điện thoại Nokia thống trị mảng sản xuất điện thoại di động trong thập niên 1990-2000.
Tuy nhiên, tình trạng tăng trưởng quá nóng cũng như gia tăng tín dụng quá mạnh khiến Phần Lan rơi vào suy thoái vào năm 1991. GDP giảm 13% còn tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Chính phủ đã phải bơm hơn 10 tỷ Euro nhằm giải cứu ngành ngân hàng.
Nhờ những động thái thích cực của chính phủ, khủng hoảng kinh tế tại Phần Lan đã dần biến mất vào năm 1993. Đến khi quốc gia này gia nhập EU vào năm 1995, sự mở cửa của các thị trường đã thúc đẩy xuất khẩu, nhất là mảng sản phẩm công nghệ cao của Phần Lan, qua đó giúp nền kinh tế này có mức tăng trưởng thuộc hàng đầu của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Từ đó cho đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Phần Lan song hành cùng Châu Âu cũng như cũng chịu ảnh hưởng nặng khi khủng hoảng tài chính diễn ra một lần nữa.
Vượt qua khó khăn
Tính đến năm 2015, Phần Lan đã trải qua 4 năm liên tiếp tăng trưởng âm hoặc giảm tốc bất chấp những dấu hiệu hồi phục từ nhiều nền kinh tế cũng chịu thiệt hại từ khủng hoảng như Hy Lạp.
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này trước hết phải nói đến Nokia. Trong suốt thời kỳ 1998-2007, tập đoàn sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới này đã làm mưa làm gió trên thị trường quốc tế và đóng góp đến 1/4 tăng trưởng GDP cho Phần Lan.
Số liệu của ETLA cho thấy Nokia chiếm tới 30% tổng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trên toàn quốc cũng như 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong vòng 1 thập niên cho đến năm 2007, hãng điện thoại này đóng tới 23% tổng số thuế doanh nghiệp của Phần Lan
Chính vì vậy, việc Nokia sụp đổ đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước này trong giai đoạn sau khủng hoảng 2008. Năm 2000, Nokia đóng góp tới 4% GDP của Phần Lan thì đến năm 2013, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 0,5%.
Thêm vào đó, việc gần 50% số sản phẩm xuất khẩu của Phần Lan là nguyên liệu, thiết bị cho các nhà máy sản xuất trong khi ngành này đang chịu tác động của suy thoái đã khiến nền kinh tế chịu ảnh hưởng.
Ngoài ra, chi phí nhân công cao thứ 7 tại Châu Âu cũng khiến các nhà máy tại Phần Lan chuyển hướng đầu tư sang nước ngoài và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Tuy nhiên, lại một lần nữa Phần Lan làm các chuyên gia kinh tế phải giật mình khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dần hồi phục bất chấp các đợt suy giảm trước đó.
Dòng vốn đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp sản xuất xe hơi, đóng tàu đã vực lại nền kinh tế Phần Lan.
Chính phủ Phần Lan cũng đã hy sinh hình ảnh quốc gia có chất lượng sống cao để buộc Công đoàn nước này thỏa thuận nâng số giờ làm lên và hạ mức lương xuống. Chi phí nhân công của Phần Lan năm 2015 cao hơn các nước trong khu vực khoảng 10-15% nhưng đang dần thu hẹp bởi lương nhân công tại nhiều quốc gia như Đức, Thụy Điển cũng đang tăng mạnh.
Trong quý I/2017, xuất khẩu của Phần Lan tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, đầu tư tăng 3,9% còn chi tiêu đầu tư của mảng tư nhân tăng 1,5%.
Theo BT - Thời đại