7/8/2017 là ngày thứ 200 kể từ khi Tổng thổng Mỹ Donald Trump lên cầm quyền. Trang Business Insider đã điểm lại một số chỉ số thị trường và kinh tế chính của Mỹ sau 200 ngày đầu tiên trong cương vị ông chủ Nhà Trắng của ông Trump.
Thế giới đang làm gì với rác thải?
- Cập nhật : 04/08/2017
Đối với các nhà nhập khẩu thạo đời, rác thải tái chế nhập khẩu có giá trị cao không kém gì các thùng dầu mỏ.
Đối với các nhà nhập khẩu thạo đời, rác thải tái chế nhập khẩu có giá trị cao không kém gì các thùng dầu mỏ. Nguồn ảnh: cup.com.hk
Hơn 30 năm qua, nhập khẩu hàng hóa tái chế đã hun đúc cơn sốt sản xuất của Trung Quốc. Nhưng gần đây chính phủ nước này tuyên bố sẽ ngưng nhập hầu hết các loại nhựa, giấy, dệt được tái chế cũng như các sản phẩm tái chế khác từ nước ngoài.Theo nước này, quyết định trên là một phần trong chiến dịch chống lại “rác thải ngoại” vốn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Đó là một tuyên cáo làm hài lòng đám đông, nhưng theo một số ý kiến, không những không giải quyết được vấn đề môi trường của Trung Quốc mà còn làm tồi tệ hơn, trong khi làm bốc hơi nhiều việc làm.
Kể từ năm 1980, Trung Quốc đã khuyến khích nhập khẩu các phế liệu có thể tái chế. Nhập các phế liệu nhựa và giấy rẻ hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn là khoan giếng dầu và đốn cây. Nó cũng sạch hơn: tái chế 1 tấn giấy tiết kiệm đủ năng lượng để vận hành một ngôi nhà Mỹ trung bình trong 6 tháng, trong khi sử dụng vật liệu tái chế để sản xuất nhựa giảm năng lượng cần sử dụng lên tới 87%.
Đó là lý do có tới xấp xỉ 180 triệu tấn rác thải tái chế trị giá 87 tỉ USD được giao dịch trên toàn cầu vào năm 2015. Hàng kiện nhựa có kích cỡ như những bó cỏ khô được thu hồi từ những thùng rác thải tái chế Mỹ có thể trông giống như “rác thải nước ngoài” đối với những ai không chuyên. Nhưng đối với các nhà nhập khẩu thạo đời, chúng có giá trị cao không kém gì các thùng dầu mỏ.
Không nơi nào coi trọng những món hàng đó hơn Trung Quốc, vốn là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới các vật liệu tái chế trong 2 thập niên qua. Ngành tái chế Trung Quốc đã tăng trưởng đồng thời với cơn sốt sản xuất của Trung Quốc. Đến giữa thập niên 2000, giấy phế liệu là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc xét về khối lượng. Hầu hết số giấy này đi một vòng rồi quay trở về nơi xuất phát: khởi điểm là bao bì đóng gói cho những hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó được xuất sang Mỹ, rồi bị bỏ vào những thùng rác và xuất ngược trở lại Trung Quốc để tái chế. Có thể nói, nhiều rác thải nước ngoài thực sự chỉ là hàng tái chế của Trung Quốc quay trở về cố hương mà thôi.
Điều này phần nào tốt cho các bên liên quan. Theo một nghiên cứu trong ngành, xuất khẩu phế liệu tạo ra hơn 40.000 việc làm ở Mỹ. Tại Trung Quốc, con số thậm chí còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Dĩ nhiên, việc gì cũng có mặt trái. Chẳng hạn, nhựa tái chế được nhập từ Mỹ có lẫn thực phẩm bị hư hỏng gây nguy hại cho sức khỏe của những người tham gia vào quá trình xử lý nó. Nhiều nhà tái chế quy mô nhỏ của Trung Quốc cũng không tuân theo luật lệ. Nhưng những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực giải quyết vấn đề này và chất lượng tái chế hàng nhập khẩu của Trung Quốc cũng đã được cải thiện hơn rất nhiều.
Nếu mục tiêu là để cải thiện môi trường và sức khỏe thì lệnh cấm rác thải nước ngoài lại có tác dụng ngược. Một số ý kiến cho rằng so với rác thải tái chế nhập khẩu, rác thải ở Trung Quốc thậm chí còn dơ bẩn hơn rất nhiều. Đó là lý do các nhà tái chế Trung Quốc vẫn muốn tiếp tục nhập khẩu rác thải nước ngoài. Không còn hàng nhập khẩu, nhiều đơn vị trong số này sẽ phải đóng cửa. Trong khi đó, phần lớn trong số 7 triệu tấn nhựa và 29 triệu tấn giấy mà Trung Quốc nhập khẩu hằng năm sẽ có kết cục chung là xuất hiện ở những bãi rác và lò đốt rác ở các quốc gia khác.
Khánh Đoan
Theo Nhipcaudautu.vn