Việt Nam đứng thứ tư trong khu vực về thu hút FDI với lượng vốn đạt 36,6 tỷ USD trong năm 2016.

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như vốn đầu tư cho phát triển kinh tế phụ thuộc lớn vào hệ thống ngân hàng.
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp 2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, lãi suất cho vay của Myanmar ở mức 13%/năm, Indonesia là 11,9%/năm, Thái Lan là 6,3%/năm, Singapore là 5,4%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của Việt Nam hiện nay nằm trong khoảng 6-11%/năm, như vậy, lãi suất vay của Việt Nam thấp hơn Myanmar và Indonesia nhưng cao hơn Thái Lan và Singapore.
Thống đốc cũng cho biết lãi suất cho vay bằng ngoại tệ trong khoảng 3-4% vẫn ở mức tương đối hợp lý với tương quan kinh tế vĩ mô.
Một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc có lãi suất cho vay thấp là vì lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định; khả năng dự báo và hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cao; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Lý giải lãi suất cho vay tại Việt Nam cao hơn, lãnh đạo NHNN cho rằng, Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội của tất cả các khu vực kinh tế đều ở mức cao, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định nhưng các cân đối lớn của nền kinh tế chưa thực sự bền vững, kỳ vọng lạm phát còn cao và dễ biến động, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chưa phát triển đồng bộ dẫn tới nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như vốn đầu tư cho phát triển kinh tế phụ thuộc lớn vào hệ thống ngân hàng,... Các yếu tố này đã ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD).
Thống đốc cho biết, từ năm 2016, NHNN đã kiên trì điều hành các giải pháp phù hợp để giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, qua đó hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Theo Thống đốc, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay diễn biến ổn định từ năm 2016 đến nay, đặc biệt từ cuối tháng 9/2016, một số TCTD đã giảm 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Như vậy, mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm mạnh, chỉ bằng 40% lãi suất cuối năm 2011.
Nghị quyết số 24 của Quốc hội ngày 8/11/2016 đã chỉ đạo giao ngành Ngân hàng phấn đấu đến năm 2020 giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.
Thời gian tới, Thống đốc cho hay, NHNN sẽ tiếp tục bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành lãi suất ổn định, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát; tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Đặc biệt quan tâm đến lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên, DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Nhật Duy
Theo Nhipcaudautu.vn
Việt Nam đứng thứ tư trong khu vực về thu hút FDI với lượng vốn đạt 36,6 tỷ USD trong năm 2016.
Tổng cục Thuế vừa nhận được công văn của Cục thuế TP Đà Nẵng, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và Cục thuế TP Hà Nội đề nghị về giải pháp lắp đặt máy tính tiền tại các cơ sở kinh doanh để thực hiện kết nối thông tin quản lý doanh thu kinh doanh.
Tiếp sau Moody’s, Fitch Ratings vừa nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên tích cực, đồng thời dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ tăng dần lên mức 6,3% trong năm 2017 và 6,4% trong năm 2018.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận thuế phí của Việt Nam hiện nay đang cao nhất trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến thực tế này là xuất phát từ các khoản phí bảo hiểm, không phải do thuế.
NATS (National Air Traffic Solutions), một công ty chuyên cung cấp các giải pháp hàng không có trụ sở tại Anh, đã không giấu giếm tham vọng đặt chân vào thị trường hàng không Việt Nam. Ông Niall Greenwood, Giám đốc Điều hành NATS châu Á - Thái Bình Dương cũng đã cho biết, sân bay Long Thành cũng là một mối quan tâm của NATS. Nhã Nam thực hiện.
Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình (dài 5,9 km, tổng mức đầu tư khoảng 34.734 tỷ đồng) nhiều khả năng sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản.
Ngày 21/5. tại Trung tâm Nghệ thuật Âu cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, đêm chung kết cuộc thi I-INVEST! 2017 sẽ diễn ra, hứa hẹn màn tranh tài gay cấn của các gương mặt sinh viên tài năng trên lĩnh vực tài chính, chứng khoán
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng đạt lợi nhuận cao trong quý 1 nhờ tích cực đẩy mạnh cho vay. Một số ít có được lợi nhuận cao nhờ hoạt động dịch vụ.
Vay vốn ODA từ Ngân hàng ADB và Nhật Bản để hoàn thiện tuyến đường sắt đô thị là cần thiết nhưng cần phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành Quyết định số 942/QĐ-UBND công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh giai đoạn 2017 - 2018 và định hướng đến năm 2020, nhằm khai thác tiềm năng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự