Trung Quốc mặc dù chưa phải là nước đẩy mạnh M&A trên thế giới, tuy nhiên lượng vốn M&A vào Việt Nam đang tăng khá mạnh. Dự báo cho 3 năm tiếp theo, Trung Quốc sẽ đứng vị thứ 3 trong danh sách các nhà đầu tư chính vào Việt Nam, đi sau Nhật Bản và Hàn Quốc.
FT: Việt Nam đứng thứ 4 về thu hút FDI ở châu Á – Thái Bình Dương
- Cập nhật : 27/05/2017
Việt Nam đứng thứ tư trong khu vực về thu hút FDI với lượng vốn đạt 36,6 tỷ USD trong năm 2016.
Theo một báo cáo của fDi Intelligence thuộc Financial Times (FT), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2016 đạt 348,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2015. Số dự án tăng 1% và số việc làm mới tăng thêm 6%.
Với số vốn tăng 2% đạt 62,3 tỷ USD, Ấn Độ giữ vững “ngôi vương” trong thu hút FDI trong khu vực. Trung Quốc đứng thứ hai với lượng vốn tăng 3% lên mức 59,1 tỷ USD dù số dự án có giảm 10%.
Dòng vốn FDI vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016.
Kazakhstan gây chú ý khi lần đầu tiên lọt Top 10. Vốn ngoại đổ vào Kazakhstan tăng đột biến nhờ Tập đoàn Chevron đầu tư 36,8 tỷ USD vào việc mở rộng khai tác dầu khí tại mỏ Tengiz của nước này. Khoản đầu tư này sẽ bắt đầu năm 2017 và đưa công suất khai thác ở đây tăng 70% lên 850.000 thùng dầu/ngày vào năm 2022.
Cũng theo báo cáo này, Việt Nam đứng thứ tư trong khu vực về thu hút FDI với lượng vốn đạt 36,6 tỷ USD trong năm 2016. Số dự án FDI cũng tăng 18% lên 265 trong năm này.
Số dự án FDI ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016.
Theo báo cáo, Tập đoàn bất động sản Malaysia Pavilion Group, Genting Group đã hợp tác với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát triển dự án Saigon Peninsula với tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD tại Quận 7, TP. HCM.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tư), tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần tại Việt Nam năm 2016 đạt 24,4 tỷ USD.
Vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm có giảm hơn so với cùng kỳ năm 2015 do trong năm 2016 không có nhiều dự án quy mô lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
MINH TUẤN
Theo Bizlive.vn