Môn thể golf phát triển đúng hướng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, thu hút khách du lịch đến Việt Nam chơi golf… Tuy nhiên, đầu tư ồ ạt dự án sân golf như hiện nay, thậm chí một tỉnh có 4-5 sân golf, sẽ trở thành “bội thực”.
Phí “gầm bàn” khiến các nhà đầu tư Nhật Bản ái ngại
- Cập nhật : 25/02/2016
(Kinh te)
Những rủi ro trong đầu tư mà doanh nghiệp Nhật Bản tại VN phải đối mặt trong năm 2015 đã tăng lên so với năm ngoái, khi trên 60% doanh nghiệp cho rằng hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện...
Những rủi ro trong đầu tư mà doanh nghiệp Nhật Bản tại VN phải đối mặt trong năm 2015 đã tăng lên so với năm ngoái, khi trên 60% doanh nghiệp cho rằng hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch, thủ tục hành chính phức tạp, hơn 50% phản ảnh thủ tục thuế chậm chạp...
Đưa ra những kết luận tại buổi công bố kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại VN do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện ngày 23-2, ông Yasuzumi Hirotaka, trưởng đại diện JETRO tại TP.HCM, khẳng định môi trường đầu tư của VN đang xấu đi bất chấp những nỗ lực của Chính phủ thời gian qua.
Lý do của tình trạng này, theo ông Yasuzumi Hirotaka, là hệ thống thực thi pháp luật của VN còn rời rạc, chưa minh bạch dù hệ thống lập pháp đang dần hoàn thiện.
Thời gian qua, nhiều luật mới ra đời và có hiệu lực như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài... nhưng đến nay các hướng dẫn cụ thể những luật này vẫn chưa đầy đủ, dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu của bộ máy hành chính.
“Các doanh nghiệp phản ảnh với chúng tôi rằng khi họ bị sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan, thuế hay muốn thúc đẩy tiến độ, thay vì được hướng dẫn để thực hiện lại thì doanh nghiệp được “gợi ý” chi thêm tiền để giải quyết nhanh chóng. Chúng tôi cũng rất đau đầu với tình trạng này nhưng các doanh nghiệp không dám trao đổi cụ thể vì sợ bị đì” - ông Yasuzumi Hirotaka chia sẻ.
Đại diện JETRO cũng cho biết nhà đầu tư Nhật Bản ở những thị trường khác cũng bị tương tự như vậy, tùy quốc gia mà mức độ nhũng nhiễu khác nhau, nhưng tỉ lệ này của VN cao hơn so với một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, ông Hirotaka cũng cho rằng nếu so sánh với các nước xung quanh, VN vẫn là sự lựa chọn sáng giá nhờ VN chưa xuất hiện nhiều điểm bất lợi mới.
Theo đó, 30% doanh nghiệp Nhật Bản trả lời “VN là địa điểm đầu tư nước ngoài đầu tiên”, 60% cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong tương lai, tỉ lệ cao so với các quốc gia khác.
“Các doanh nghiệp kỳ vọng với những hiệp định thương mại mà VN ký kết, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp thuận lợi hóa về thương mại và thuế quan cũng như giấy phép lao động. Điều đáng mừng nữa là tình hình tận dụng các hiệp định của doanh nghiệp trong năm 2015 tăng lên một cách rõ ràng, tăng 9% lên 45%” - ông Yasuzumi Hirotaka nói.