tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

FDI cần gì khi đầu tư bằng phương thức M&A tại Việt Nam?

  • Cập nhật : 08/05/2018

Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và đầu tư), tính trong quý I năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định.

Trong đó, hình thức bơm vốn thông qua M&A những công ty có sẵn trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng được ưa chuộng. Tính riêng trong năm 2017, 70% các thương vụ M&A giá trị lớn là các thương vụ mua lại doanh nghiệp trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài, hình thành nên các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với nguồn lực khổng lồ tại Việt Nam.

Sacombank cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ được thiết kế riêng cho doanh nghiệp FDI

Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc mua bán cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do các thủ tục hành chính. Thực tế, một số doanh nghiệp FDI còn gặp vướng mắc trong thực hiện theo quy định các giao dịch chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam dẫn đến chậm trễ hoặc không thể đầu tư, hay thậm chí là khó chuyển được phần lợi nhuận về bản quốc sau đó.

Nhận thấy tiềm năng và nhu cầu về những giải pháp tài chính – ngân hàng để tháo gỡ những vướng mắc trên của doanh nghiệp FDI, Sacombank đã cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ được thiết kế riêng cho đối tượng khách hàng này. Cụ thể như dịch vụ trung gian thanh toán (escrow account); tài khoản vốn đầu tư trực tiếp/gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam; gói ưu đãi phí dành riêng cho nhóm doanh nghiệp Nhật Bản – Resona Bank; gói sản phẩm dành riêng cho nhóm doanh nghiệp vệ tinh của các Tập đoàn như Samsung, doanh nghiệp Korcharm… và nhiều gói sản phẩm dịch vụ khác dành cho doanh nghiệp FDI lần đầu tiên hợp tác cùng Sacombank.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng các nhu cầu từ vốn kinh doanh, sản xuất, đến đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiết giảm chi phí điều hành, Sacombank còn đang triển khai đa dạng sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp như: các gói vay ưu đãi lãi suất, sản phẩm tiền gửi và dịch vụ thanh toán, sản phẩm tín dụng, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, dịch vụ ngân hàng số (ngân hàng điện tử, hóa đơn điện tử, nộp thuế điện tử, tài trợ thương mại trực tuyến eL/C…).

Đặc biệt, Ngân hàng rất chú trọng phát triển đội ngũ bán hàng am hiểu văn hóa, ngôn ngữ, chuyên nghiệp trong phục vụ để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp từ các nhu cầu tài chính phát sinh đến các thủ tục cần thiết trong quá trình giao dịch như: kết hợp với đối tác chiến lược Resona Bank thành lập tổ phát triển kinh doanh cho phân khúc khách hàng Nhật Bản (Japanese desk) với đội ngũ nhân sự chủ chốt là người bản xứ, am hiểu ngôn ngữ và văn hóa của doanh nghiệp; là thành viên Hiệp hội các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) và các cơ quan ban ngành để hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc trước, trong và sau khi đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài việc gia tăng tiện ích, sản phẩm dịch vụ, Sacombank còn nỗ lực đồng hành cùng Doanh nghiệp trong khâu tiếp nhận yêu cầu giao dịch thông qua cổng thông tin điện tử Sacombank (chuyên mục “Doanh nghiệp đặt hẹn trực truyến”) để phúc đáp nhu cầu của doanh nghiệp trong vòng 8 giờ làm việc. Tiện ích này phần nào giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc giao dịch với Ngân hàng mà không cần phải tiêu phí thời gian chờ đợi.

Mọi thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ:

  • Các điểm giao dịch Sacombank trên toàn quốc;
  • Hotline: (+84) 28 38 469 516, Ext: 2336 (Tiếng Hàn), Ext: 2389 (Tiếng Hoa);
  • Hotline: (+84) 28 39 321 602 (Tiếng Nhật);
  • Email: RM-FDI@sacombank.com;
  • Website: www.sacombank.com.vn

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục