Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.
Hai rủi ro khách hàng dễ ‘‘dính’’ khi vay tiêu dùng
- Cập nhật : 25/10/2015
(Tai chinh)
Đề nghị người dân cần chú ý đọc thật kỹ hợp đồng. Trong đó chú ý lãi suất cho vay, người tư vấn phải tư vấn cho kỹ để người vay quyết định khả năng trả lãi suất. Thứ hai là phương thức trả nợ, theo dư nợ giảm dần hoặc theo nợ gốc ban đầu", ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết.
Theo ông Minh, tại TP.HCM tín dụng tiêu dùng là sản phẩm được các tổ chức tín dụng, công ty tài chính quan tâm mở rộng hoạt động thời gian qua. Trong vòng 3 năm qua tín dụng tiêu dùng tại thành phố đã tâng hơn 3 lần, đạt con số khoảng 80 nghìn tỷ.
Với nhu cầu của người dân thì tín dụng tiêu dùng còn tăng trưởng mạnh nữa. Các ngân hàngsẽ ngày càng quan tâm mảng này hơn nữa bởi vừa tạo điều kiện cho người dân vừa tăng doanh thu lợi nhuận cho ngân hàng.
Cũng theo ông Minh, tại các ngân hàng, công ty tài chính hiện có 2 hình thức cho vay tiêu dùng gồm có đảm bảo và không có đảm bảo bằng tài sản. Trong đó, vay đảm bảo bằng tài sản chiếm khoảng 17,6%, phần còn lại chủ yếu là vay tín chấp không có đảm bảo bằng tài sản.
Tại TP.HCM, cho vay tiêu dùng ở NHTM nhà nước và cổ phần có lãi suất dao động từ 9-11%, riêng các công ty tài chính phổ biến từ 39-49%... Dĩ nhiên các công ty tài chính vẫn có các sản phẩm với lãi suất thấp nhưng phổ biến ở mức này. Như vậy có thể thấy lãi suất ở các công ty tài chính cao hơn nhiều so với ngân hàng.
Vấn đề đặt ra là nếu đối chiếu với quy định pháp luật thì lãi suất cao như vậy có vi phạm hay không? Ông Minh cho rằng không. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Thông tư 12 năm 2010 của NHNN cũng đã cho phép hoạt động cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Đến thời điểm này NHNN chỉ khống chế trần cho vay của 5 lĩnh vực ưu tiên, cho vay ngắn hạn bằng VND.
Tuy nhiên với biểu lãi suất này, đối chiếu với các ngân hàng, mặt bằng lãi suất toàn quốc thì thấy có hơi cao, do tính chất nguồn vốn và rủi ro hoạt động. Thời gian qua qua tín dụng tiêu dùng có phát triển nhanh, nhưng rủi ro cho vay tiêu dùng tại TP.HCM khá lớn. Cụ thể, nợ xấu vay tiêu dùng trên dưới 5%, gấp đôi nợ xấu của ngành ngân hàng tại TP.HCM. Nợ xấu TP.HCM cuối tháng 9/2015 là 4,2%, trừ đi nợ xấu của các ngân hàng bị mua 0 đồng thì còn 2,4%.
Tại buổi tọa đàm, ông Minh đã lưu ý đến hai điểm khi vay tiêu dùng. Tín dụng tiêu dùng là hoạt động có hồ sơ thủ tục đơn giản, nhưng càng đơn giản thì người dân càng cần chú ý đọc thật kỹ hợp đồng. Thứ nhất là lãi suất cho vay. Trong đó người tư vấn vay phải tư vấn cho kỹ để người vay quyết định khả năng trả lãi suất.
Thứ hai là phương thức trả nợ, gồm thu nợ theo dư nợ giảm dần và thu theo gốc ban đầu. Đề nghị người vay cần đọc thật kỹ 2 điểm này bởi đa phần các trường hợp "dính’’ ở hai điểm này dẫn đến rủi ro xảy ra.
Ông Minh cho rằng các ngân hàng, công ty tổ chức tài chính cần minh bạch hơn với các lĩnh vực, không riêng gì lĩnh vực tài chính tiêu dùng.