tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

FED không tăng lãi suất, NĐT Việt có nên trữ đồng USD?

  • Cập nhật : 24/09/2015

(Tai chinh)

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không tăng lãi suất nhưng tính toán có nên chuyển tiền gửi từ VND sang USD vẫn khiến nhà đầu tư đau đầu

 

Kịch bản FED sẽ tăng 0,25% lãi suất theo dự đoán của nhiều nhà phân tích có xác suất xảy ra cao nhất đã không diễn ra sau cuộc họp ngày 17/9.

Theo đó, FED giữ nguyên mức lãi suất hiện tại khiến thị trường thở phào nhẹ nhõm. Lúc này, nhiều người bỏ ý định chuyển từ tiền gửi VND sang tiền gửi USD. Tuy nhiên, ở một luồng tư duy khác, việc giữ USD vẫn là "sáng kiến".

Điều này xuất phát từ việc một vài NH cho biết đang tính đến việc tăng lãi suất USD vào giữa năm sau, khi nền kinh tế của Mỹ đã thực sự hồi phục.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II tăng 2,3% so với năm ngoái. Số liệu GDP mới nhất được cải thiện nhờ tiêu dùng vào những mặt hàng lâu bền như xe hơi mới, xe tải và nhà ở.

Tăng trưởng tích cực cho thấy nền kinh tế này đang dần ổn định, giúp cải thiện cả tình hình lao động. Và hơn hết, điều thấy rõ ràng nhất là các chỉ số về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đồng USD tăng giá đang gây áp lực khá lớn lên tỷ giá, lãi suất của một số quốc gia, trong đó có tiền đồng của Việt Nam.

Cùng thời điểm, mặc dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với trước đây, nhưng nhìn chung vẫn ở mức khiêm tốn khi so sánh với các quốc gia khác.

Rõ ràng, ngoài các yếu tố vi mô như kết quả kinh doanh (KQKD) của doanh nghiệp, các yếu tố vĩ mô như GDP, lãi suất, cung tiền, tỷ giá cũng có những mối tương quan mật thiết đến diễn biến nền kinh tế trong nước, nhất là khi hoạt động xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài luôn là một thành phần trọng yếu trong GDP của các quốc gia.

Đứng về mặt lợi ích, một lãnh đạo một NHTM tại TP.HCM khuyên người dân không nên thấy tỷ giá tăng mà chuyển khoản tiết kiệm từ VND sang USD vì sẽ không hưởng được khoản lợi do điều chỉnh tỷ giá.

Bởi khi FED không nâng lãi suất, các kênh đầu tư khác đều tạo ra lợi ích cao hơn hẳn đối với việc đầu tư ngoại tệ.

Trong khi đó, việc mua USD lúc này chỉ có thể trông chờ vào lãi suất, mà lãi suất huy động USD hiện nay rất thấp, chỉ 0,75%/năm, tính ra chuyển đổi từ VND sang USD lúc này người dân thiệt đơn thiệt kép.

Ngược lại, người giữ USD từ đầu năm đến nay đã được hưởng 2% do điều chỉnh tỷ giá thì có thể bán USD lấy VND gửi tiết kiệm vì vừa hưởng được chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá, vừa tận dụng được lãi suất huy động VND đang ở mức khá cao.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cũng có cái nhìn cẩn trọng khi nói rằng người dân nên cân nhắc nhiều yếu tố với kênh đầu tư này.

Bởi NĐT mới nhìn thấy nền kinh tế Mỹ phục hồi, giá USD sẽ còn tăng đến cuối năm mà không tính đến yếu tố cuối năm xuất khẩu tăng sẽ thu nhiều ngoại tệ về, đặc biệt kiều hối về nhiều sẽ kéo giảm giá trị của đồng tiền này.

Thực tế, nếu tính đến yếu tố thời vụ, thì USD sẽ khó có cơ hội bứt phá khi lạm phát đã được khống chế ở mức thấp.

Và khả năng tăng thêm tỷ giá từ nay đến cuối năm cũng khó xảy ra vì nếu tăng sẽ tạo sức ép lên lãi suất, làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp và đó là điều nhà điều hành không mong muốn.

Tuy nhiên, cần phải cân nhắc là điều tồi tệ nhất không phải quyết định tăng giảm của FED mà là bức tranh tương lai khá xám của nền kinh tế toàn cầu, và đặc biệt khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục lao dốc.

Theo đó, dù không mong chờ, chắc chắn môi trường kinh doanh quốc tế đang không thuận lợi cho triển vọng vĩ mô của Việt Nam.

Điều này cũng có nghĩa, nền kinh tế trong nước dù có ổn định đến đâu, xu hướng các NH tính đến chuyện tăng lãi suất USD trong nước từ giữa năm sau khả năng xảy ra là rất lớn.

Chưa kể, riêng với Việt Nam, nơi mà đồng tiền luôn đứng ở thế "chỉ giảm không tăng" so với USD ảnh hưởng rất lớn đến DN xuất nhập khẩu.

Do vậy, theo vị lãnh đạo NH, ảnh hưởng về mặt tâm lý chắc chắn sẽ có nhưng nếu thị trường Việt Nam sụt giảm mạnh vì FED thì có thể đây cũng là cơ hội cho người có tiền.

Chưa nói, việc chuyển từ việc nắm giữ VND sang USD thì việc nắm giữ USD đang cho thấy sự hấp dẫn, trước hết là ở mặt lợi suất của USD so với lãi suất tiền gửi VND có xu hướng tăng lên. Lợi suất của USD được giới phân tích định nghĩa là tỷ lệ % tăng giá của USD so với VND cộng thêm lãi suất tiền gửi USD.

Cụ thể, lãi suất tiền USD đang được kiểm soát ở mức trần 0,75%/năm, lãi suất tiền đồng kỳ hạn 12 tháng phổ biến ở mức 6%/năm.

Nếu sử dụng số liệu công bố của Vietcombank và dự báo của bộ phận vĩ mô RongViet Research về khả năng mất giá của VND, tính toán cho thấy lợi suất kép của việc nắm giữ VND vẫn cao hơn so với USD.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, với tính hấp dẫn về mặt lợi suất, trong ngắn hạn, xu hướng chuyển từ việc nắm giữ VND sang USD vẫn có thể tạo ra cơ hội trong từng thời điểm nhất định...

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục