tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tại sao các nền kinh tế mới nổi cần theo sát Cục Dự trữ liên bang Mỹ

  • Cập nhật : 11/08/2018

Trong tháng 7, Indonesia và Philippines là hai trong số những thị trường chứng khoán có kết quả tốt nhất thế giới, với chỉ số Jakarta Composite tăng 6% và chỉ số Phillipines Stock Exchange tăng hơn 9%.

Kết quả này có thể một phần là vì thị trường đã an tâm hơn. Cả hai thị trường đã xuống dốc vào hồi đầu năm nhưng xu hướng diều hâu(*) của các ngân hàng trung ương đã cứu vãn lại.

Ngân hàng Indonesia đã tăng đáy lãi suất tổng cộng 1% trong 3 tháng qua. Ngân hàng trung ương Philippines đẩy lãi suất lên thêm 0,5% trong năm nay và dự tính tăng thêm 0,5% nữa trong cuộc họp vào ngày 8/9 tới.

Có người cho rằng đó là do Indonesia và Philippines đã được che chắn khỏi cuộc chiến thương mại toàn cầu đang leo thang gần đây. Các công ty niêm yết của họ đa phần là nội địa và thiên về dịch vụ. Công ty tài chính Nomura Securities cho rằng doanh thu hải ngoại của các nước này chỉ chiếm ít hơn 10% tổng doanh thu.

Nhưng một đồng nội tệ yếu lại là nguy cơ cho các nhà đầu tư dùng USD. Trong năm nay, người nước ngoài đã rút 3,5 tỷ USD từ Indonesia và 1,3 tỷ USD từ Phillipines sau khi gánh chịu một đợt giảm giá lần lượt là 6,3% và 5,9 cho đồng rupiah và đồng peso. Đây là một sự thoái vốn tồi tệ nhất trong vòng ít nhất mười năm trở lại đây.

Mức tăng của các thị trường chứng khoán tại các nước trong tháng 7

Tuần trước, lần đầu tiên kể từ tháng 1, những nhà đầu tư nước ngoài là những người mua ròng cổ phiếu trên cả hai thị trường. Trước khi một dòng chảy nhỏ có thể trở thành một cơn lũ, họ cần phải thấy đồng peso và rupiah ổn định, đặc biệt là khi Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đang dùng đồng nhân dân tệ như một vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Vũ khí tiền tệ

Ở đây còn có một nguy cơ khác: sự tháo chạy khỏi của các thị trường mới nổi có thể vẫn chưa kết thúc. Chất xúc tác mới nhất chính là Ngân hàng Nhật Bản, cơ quan này hồi tuần trước được biết đã chi trả cho các phụ phí bằng cách mở rộng giới hạn lợi tức của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, có thể sẽ cho phép một khoản tăng tới 0,2%, theo thống đốc Haruhiko Hiruda.

Động thái này có thể lôi kéo các nhà đầu tư dài hạn của Nhật Bản, chủ yếu là các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm, khiến họ cắt giảm sở hữu trái phiếu Mỹ. Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm có lợi suất là 3,09%, nhưng nó giảm xuống chỉ còn 0,56% nếu tính cả chi phí bảo hiểm rủi ro.

Nói cách khác, lợi suất của Nhật Bản không cần phải tăng quá nhiều để có thể làm lệch cán cân; và nếu Mỹ có thể chịu đựng sức nặng của việc bán tháo, các thị trường mới nổi sẽ phải chịu thiệt hại.

Chỉ số đồng nhân dân tệ so với rổ các đồng tiền mà nước này theo dõi

Đầu tư vào các thị trường mới nổi phụ thuộc nhiều vào cách diễn tả. Hãy nhìn vào Indonesia, những người phản đối có thể chỉ ra các công ty của nước này có một mùa báo cáo lợi nhuận tồi tệ, thấp hơn dự tính của các nhà phân tích tới 24%, trong đó tổng mức tăng trưởng lợi nhuận là 6,4%.

Những người lạc quan sẽ lưu ý rằng báo cáo GDP mới nhất cho thấy nền sự dẻo dai của nền kinh tế nước này khi đối mặt với xung đột thương mại. Tiêu dùng gia đình, một thước đo quan trọng, tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2014 đến nay.

Chiến tranh thương mại

Nếu đồng rupiah ổn định, Indonesia có thể trở thành một thiên đường cho các dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc.

Các ngân hàng trung ương khắp thế giới cũng sẽ chỉ lựa chọn hành động có liên quan tới đất nước của họ. Cuộc chiến thương mại của ông Trump, sự cắt giảm thuế đã tiếp sức thần kì cho nước Mỹ và quyết tâm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ Fed không làm thị trường tăng nhiệt quá độ; cả 3 việc trên cho thấy ở thời điểm quyết định này, các sự kiện bên ngoài có vai trò rất quan trọng đối với các cơ quan tiền tệ. Các thị trường mới nổi sẽ hoạt động tốt nếu bắt nhịp với Fed.

 

Phương Anh/ Theo Bloomberg/NDH.vn

(*)chính sách diều hâu: lãi suất cao, ngăn lạm phát,

Trở về

Bài cùng chuyên mục