Liên quan đến kế hoạch triển khai công nghệ thu phí không dừng (ETC), liên danh nhà đầu tư TASCO - VETC vừa đề nghị Bộ GTVT bổ sung 15 triệu USD (hơn 30 tỷ đồng) vào tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, vì tiến độ thực hiện cấp bách (đến 1/7 phải hoàn thành), chi phí thuê chuyên gia tăng cao.
Chuyên gia nói gì việc dân xếp hàng, chợ đen “hét” giá 200.000 đồng tờ tiền 100 đồng?
- Cập nhật : 19/04/2016
(Tai chinh)
Tại TP.HCM, dự kiến tờ tiền lưu niệm 100 đồng sẽ được bán từ ngày 22/4 tuy nhiên tờ tiền này tại TP.HCM đã được rao bán với giá lên đến 100.000-200.000 đồng/tờ.
Ngày 12/4, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu mở bán tờ tiền lưu niệm 100 đồng tại hai điểm bán là 16 Tông Đản và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội 45 Lý Thường Kiệt. Lượng người đến xếp hàng chờ mua tại hai điểm ghi nhận tương đối lớn, đặc biệt trong chiều 12/4 và ngày 13/4.
Các cá nhân đến mua tờ tiền 100 đồng được yêu cầu phải mang theo chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ học sinh, sinh viên. Số lượng mua tối đa cho mỗi người là 5 tờ, đối với tổ chức số lượng mua không quá 100 tờ. Giá bán mỗi loại tờ rời là 20.000 đồng/tờ và đối với loại folder là 25.000 đồng/tờ.
Tại TP.HCM, đợt mở bán dự kiến sẽ được thực hiện từ 22/4 tại Cục phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM.
Tuy nhiên, ngay trong ngày 12/4 vừa qua, để sở hữu sớm tờ tiền lưu niệm 100 đồng, người dân TP.HCM đã đặt các dịch vụ xách tay, chuyển phát từ Hà Nội vào với mức giá cao gấp nhiều lần so với quy định.
Thông tin trên Zing, đại diện một số dịch vụ tại TP.HCM cho biết tiền lưu niệm 100 đồng đã có mặt tại TP.HCM vào tối ngày 12/4 với mức giá 100.000-200.000 đồng/tờ.
Ông Nguyễn Văn Hân (TP.HMC), người chuyên sưu tập tiền trong và ngoài nước cho biết, để sớm sở hữu tờ tiền này ông đã nhờ người quen ở Hà Nội xếp hàng mua nhưng không mua được nên ông đành phải đăng ký qua một dịch vụ trung gian với giá 100.000 đồng/tờ tại Hà Nội và về TP.HCM giá đội lên 200.000 đồng.
Thậm chí, thời điểm này, một số đầu mối tại TP.HCM còn nhận đơn hàng đặt mua gom từ Hà Nội chuyển vào TP.HCM bán sớm cho người có nhu cầu, đơn hàng lên đến 200 đơn và phát ra một số thông tin cho biết số lượng bán tại TP.HCM từ ngày 22/4 tới đây sẽ rất hạn chế.
Tuy nhiên, ngày 14/4, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đã có thông báo cho đăng ký sớm, dựa trên nhu cầu đăng ký sẽ tính phương án tổ chức, bố trí nơi bán để người mua có thể giao dịch thuận lợi mà không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác của Ngân hàng Nhà nước.
Tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, để tạo thuận lợi cho người dân mua tiền lưu niệm 100 đồng, tránh tâm lý lo ngại bán tiền chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, Ngân hàng Nhà nước sẽ kéo dài việc bán cho đến khi kết thúc đợt phát hành.
Nêu quan điểm về hiện tượng người dân xếp hàng chờ mua tiền 100 đồng, việc các đầu mối tại TP.HCM rao bán tiền với giá 100.000-200.000 đồng/tờ, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, hiện tượng này xuất phát từ phong trào người khác có, mình cũng phải có, không ngoại trừ khả năng kinh doanh.
“Tại TP.HCM vì thời gian bán sau Hà Nội nên không ít người đã tranh thủ kinh doanh, đầu cơ. Điều này cũng xuất phát từ quyết định để mua phải xuất trình giấy chứng minh thư, đặt điều kiện. Nếu bán thoải mái, được phép mua 1.000 tờ có khi không ai mua nhưng ra điều kiện khắt khe người mua có cảm giác đây là mặt hàng quý hiếm”, ông Long nói.
Cũng theo ông Long, việc bán giá 20.000-25.000 đồng/tờ tiền lưu niệm 100 đồng là mức giá quá cao. Đồng thời cũng đặt câu hỏi, phí in tiền được tài trợ theo như Ngân hàng Nhà nước công bố tại sao không in tiền có khả năng lưu thông vì có nhiều nước để kỷ niệm những sự kiện lớn, ngày lịch sử có thể phát hành tiền mới.
“Bối cảnh hiện nay của Việt Nam cần chưa? In với chi phí lớn như hiện nay đã nên chưa? Hiện thực chất hình thức này là in để làm lưu niệm với giá 20.000-25.000 đồng là quá cao”, ông Long nhấn mạnh.
Trước đó, trong văn bản thông báo của Ngân hành Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hợp tác với 4 đối tác nước ngoài Pháp, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Đức về giấy, mực in, thiết bị bảo an…. được các đối tác trên tài trợ miễn phí.
Kinh phí thu được từ việc bán tiền lưu niệm dùng để bù đắp một số chi phí vận chuyển, bảo quản và phát hành tiền. Số còn lại được hạch toán vào thu nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước và cuối năm được quyết toán nộp ngân sách Nhà nước.