Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước với biểu hiện rõ nét là dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, gây áp lực lạm phát và tỉ giá.
Nếu 'quả bom' tín dụng của Trung Quốc phát nổ, cả thế giới sẽ lâm nguy
- Cập nhật : 18/05/2016
(Kinh te)
Nhà sáng lập Kyle Bass của Hayman Capital nhận định nếu quả bom nợ tại Trung Quốc phát nổ thì cuộc khủng hoảng này sẽ lớn gấp 5 lần vụ vỡ bong bóng bất động sản ở Mỹ năm 2007.
Tình hình tín dụng của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm trong những năm gần đây khi tỷ lệ vay nợ ngày càng tăng. Mức tín dụng bình quân của các nền kinh tế mới nổi là 175% GDP nhưng việc các doanh nghiệp phi tài chính tăng cường vay nợ đã khiến tỷ lệ này của Trung Quốc vượt lên rất cao.
Tuy nhiên, những số liệu chính thức từ chính phủ Trung Quốc khác quá xa so với những ước tính của các tổ chức tài chính quốc tế và hệ quả là không ai biết chính xác con số là bao nhiêu.
Thậm chí, hậu quả của việc đỗ vỡ quả bom tín dụng tài chính Trung Quốc vẫn chưa được xác định rõ. Nhà sáng lập Kyle Bass của Hayman Capital nhận định nếu quả bom nợ tại Trung Quốc phát nổ thì cuộc khủng hoảng này sẽ lớn gấp 5 lần vụ vỡ bong bóng bất động sản ở Mỹ năm 2007.
Trái ngược lại, hãng Moody’s cho rằng quả bom tín dụng này sẽ được tháo bỏ an toàn bởi chính quyền Bắc Kinh sẽ có động thái đối phó trước khi chúng phát nổ.
Kích cỡ quả bom
Hãng McKinsey dự đoán bom tín dụng của Trung Quốc hiện vào khoảng 282 %GDP, cao hơn so với mức 158% năm 2007 trước khi khủng hoảng xảy ra.
Trong khi đó, hãng Goldman Sachs ước tính tỷ lệ này là 216% GDP vào tháng 1/2016 trước khi nâng lên mức 270% GDP sau đó vài tháng.
Một tổ chức khác là Macquarie đưa ra con số 35 nghìn tỷ USD vay nợ, tương đương 350% GDP.
Dẫu vậy, con số chính xác vẫn chưa được xác định khi Cục Thống kê Trung Quốc không có được sự tin tưởng từ nhà đầu tư và rất nhiều khoản vay được thực hiện qua hệ thống tín dụng đen.
Cấu tạo quả bom
Tổng nợ của Trung Quốc được tạo nên từ nhiều thành phần, từ nợ công cho đến nợ hộ gia đình. Trong đó, nợ doanh nghiệp chiếm phần lớn.
Theo hãng McKinsey, tỷ lệ nợ doanh nghiệp theo % GDP của Trung Quốc đã cao hơn cả Mỹ, Hàn Quốc, Canada hay Đức mặc dù quốc gia Châu Á này vẫn là nền kinh tế mới nổi.
Theo S&P Global Ratings, tỷ lệ nợ doanh nghiệp tại Trung Quốc hiện đạt 160 % GDP, cao hơn mức 98% GDP năm 2008 và cao hơn mức 70% GDP của Mỹ hiện nay.
Thậm chí, chính Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên cũng phải nhận định nợ doanh nghiệp theo %GDP hiện nay quá cao và có thể gây rủi ro cho nền kinh tế.
Ngòi nổ
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý nợ xấu (NPL) sẽ là nguyên nhân thúc đẩy quả bom tín dụng Trung Quốc phát nổ.
Số liệu chính thức cho thấy NPL của Trung Quốc chỉ có 1,7% trong tổng nợ, nhưng con số này lại cao hơn rất nhiều theo ước tính của các tổ chức tài chính quốc tế. Mức bình quân mà các chuyên gia dự đoán là khoảng 15-21%, trong khi IMF đưa ra con số 15,5%.