Một cơ chế tỷ giá linh hoạt hoàn toàn phải là do thị trường tự điều tiết. Trong khi đó, chính sách tỷ giá của NHNN tuy là “thả nổi có kiểm soát” nhưng thiên về kiểm soát hơn là thả nổi – tức là về bản chất cũng không khác gì so với trước đây.

Với diễn biến thị trường như mấy ngày qua, theo TS. Bùi Quang Tín, các NHTM sẽ không dại gì mà hủy ngang hợp đồng kỳ hạn với NHNN vì họ đang có lợi.
Cùng với tỷ giá trung tâm, trong cơ chế điều hành tỷ giá mới áp dụng từ đầu năm 2016, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng thực hiện bán USD qua thị trường kỳ hạn cho các ngân hàng thương mại (NHTM). Nếu NHTM muốn mua ngoại tệ, NHNN sẽ bán cho một hợp đồng phái sinh với giá bán cao hơn nhất định. Trong quan hệ với doanh nghiệp, các NHTM cũng phải áp dụng giao dịch kỳ hạn với ngoại tệ theo quy định tại Thông tư số 15 có hiệu lực từ ngày 5/10/2015.
Sau khi ban hành Quyết định 2730/QĐ-NHNN ngày 31/12/2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/1/2016 về việc công bố tỷ giá trung tâm của VNĐ với USD, tỷ giá tính chéo của VNĐ với một số ngoại tệ khác, NHNN vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho các giao dịch kỳ hạn USD giữa NHNN với NHTM, đặc biệt là cách tính phí ra sao khi NHTM huỷ ngang hợp đồng kỳ hạn mua USD từ NHNN.
Hợp đồng mua bán kỳ hạn USD được xác định ra sao ?
Theo thông tin tổng hợp từ các NHTM, bảng lãi suất huy động và cho vay trung bình các kỳ hạn của VNĐ và USD tính đến ngày 6/1/2016 như sau:
Công thức tính tỷ giá kỳ hạn (forward rate):
Trong đó:
Tỷ giá có kỳ hạn 3 tháng của giao dịch này là: 22.700 đồng
Điểm kỳ hạn là 2,5 đồng/ngày.
Trong khi đó, theo khảo sát tại các NHTM lúc 16h ngày 6/1/2016, điểm kỳ hạn cho các giao dịch bán kỳ hạn USD là 3,3 đồng/ngày và cho các giao dịch có kỳ hạn trên 2 tháng là 2,9 đồng/ngày. Theo công thức trên, chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền VNĐ và USD để tính công thức kỳ hạn vào khoảng 4,7 – 5,3%, tức là tỷ giá kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn là vào khoảng từ 23.557 – 23.693 đồng cho kỳ hạn 1 năm.
Ngược lại, ở chiều mua kỳ hạn vào thì các NHTM thực hiện điểm kỳ hạn vào khoảng từ 2,3 – 2,7 đồng/ngày, tức là chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền VNĐ và USD vào khoảng 3,7 – 4,3%, tức là tỷ giá kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn là vào khoảng từ 23.332 – 23.468 đồng cho kỳ hạn 1 năm.
Do đó, sau khi mua kỳ hạn từ NHNN với chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và USD là 4%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, NHTM bán cho khách hàng được từ 4,7 – 5,3% cho giao dịch kỳ hạn ở các kỳ hạn khác nhau, tức là NHTM có mức lợi nhuận từ 0,7 – 1,3% (chưa tính các chi phí khác).
NHNN tính phí phạt ra sao khi NHTM huỷ ngang hợp đồng giao dịch kỳ hạn USD?
Theo tác giả, có 2 cách sau để NHNN có thể tính phí phạt khi các NHTM huỷ ngang hợp đồng mua kỳ hạn USD của NHNN
Tính tỷ lệ phí phạt cố định
Hiện nay các giao dịch bán kỳ hạn USD trên thị trường của NHTM cho khách hàng có chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền VNĐ và USD để tính công thức kỳ hạn từ 4,7 – 5,3%/năm, tức là điểm kỳ hạn từ 2,9 – 3,3 đồng/ngày, trong khi đó giao dịch bán kỳ hạn USD giữa NHNN và NHTM là 4%/năm và điểm kỳ hạn là 2,5 đồng/ngày.
Nếu thị trường vẫn diễn ra trong điều kiện như hiện nay thì NHTM sẽ không huỷ ngang hợp đồng kỳ hạn với NHNN, vì điểm kỳ hạn của NHTM với NHNN chỉ là 2,5, thấp hơn điểm kỳ hạn giao dịch trên thị trường. NHTM hoàn toàn có lợi khi tiếp tục thực hiện hợp đồng kỳ hạn với NHNN.
Tuy nhiên, khi các điều kiện trên thị trường thay đổi, ví dụ như cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ trên thị trường thì điểm kỳ hạn trên thị trường nhiều khả năng sẽ giảm xuống thấp hơn so với điểm kỳ hạn mà NHTM đã ký với NHNN, từ đó nhiều khả năng NHTM sẽ huỷ hợp đồng với NHNN.
Trong trường hợp đó, NHNN nên áp dụng tỷ lệ phí phạt là từ 2-3% của chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền VNĐ và USD, tức là từ 2-3% so với mức giá bán ra hiện nay của các NHTM. Hay nói cách khác mức phí này tối thiểu bằng mức chênh lệch giữa mức 4,7 – 5,3%/năm ở trên và mức tăng giá USD/VNĐ khoảng 2-3%/năm bình quân trong các năm trước đây.
Phí phạt thay đổi
Tuỳ tình hình trên thị trường, NHNN sẽ có sự thay đổi mức phí phạt phù hợp khi NHTM huỷ ngang hợp đồng mua kỳ hạn USD. Sự thay đổi trên thị trường có thể là do sự điều chỉnh chính sách tiền tệ của NHNN, cung cầu ngoại tệ trên thị trường thay đổi, biến động trên thị trường thế giới, …..
Tóm lại, tác giả vẫn cho rằng NHNN nên áp dụng mức phí huỷ ngang hợp đồng giao dịch kỳ hạn USD giữa NHTM với NHNN thay đổi tuỳ theo tình hình trên thị trường và chỉ nên mang tính tượng trưng trong giai đoạn đầu sắp tới khi mà NHNN đang chủ trương phát triển thị trường phái sinh ngoại tệ, khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế tham gia giao dịch nhiều hơn trên thị trường này nhằm giảm rủi ro trong giao dịch ngoại tệ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, các giao dịch kỳ hạn USD cần được NHNN tiến hành thường xuyên hơn với các loại kỳ hạn khác nhau nhằm hỗ trợ cho các chủ thể tham gia được chủ động chọn lựa trong điều kiện của mình.
Một cơ chế tỷ giá linh hoạt hoàn toàn phải là do thị trường tự điều tiết. Trong khi đó, chính sách tỷ giá của NHNN tuy là “thả nổi có kiểm soát” nhưng thiên về kiểm soát hơn là thả nổi – tức là về bản chất cũng không khác gì so với trước đây.
Nhấn mạnh điều này, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, một trong các nguyên nhân khiến lãi suất cho vay tiêu dùng hiện vẫn ở mức cao là vì số lượng người tham gia vào thị trường này chưa nhiều. Nói cách khác là thị trường chưa khai phá hết tiềm năng của nó.
HSBC dự báo giá USD cuối năm 2016 sẽ lên 23.000 đồng/USD, từ mức 22.500 đồng/USD của năm 2015.
Nếu tỷ giá điều hành linh hoạt hơn thì các mặt hàng xuất khẩu sẽ không bị mất tính cạnh tranh nhiều so với cách điều hành trước đây. Tuy nhiên, cơ chế này lại tạo ra thách thức cho những thành phần được lợi từ việc tỷ giá hối đoái ổn định, đó là DN vay nợ bằng ngoại tệ và các nhà đầu tư chứng khoán.
Mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra cơ chế tỷ giá mới không phải để tác động cho sản xuất, mà để chống găm giữ ngoại tệ, giảm đô la hóa. Do đó tác động đến xuất nhập khẩu cũng sẽ là lâu dài và hiện chưa cảm nhận được.
Việc dự đoán của giới đầu cơ sẽ trở nên khó khăn hơn khi Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm có thể lên xuống hàng ngày tùy diễn biến thị trường.
Tỷ giá được liên tục điều chỉnh nhằm tránh áp lực tích lũy một thời gian dài lên tỷ giá như đã diễn ra trong những tuần gần đây lên dự trữ ngoại hối (dự trữ ngoại hối đã giảm mạnh trong 8 tháng qua).
Ngày 4/1/2016, tỷ giá kỳ hạn 360 ngày tại một số ngân hàng lớn được xác định trong khoảng 23.780 - 23.841 VND. Tính toán một cách tương đối, tỷ giá cuối năm nay đang được một bộ phận chính trên thị trường kỳ vọng sẽ tăng trong khoảng 5-5,7%.
Theo lãnh đạo ngân hàng Vietinbank, cơ chế tỷ giá trung tâm sẽ giúp cho các doanh nghiệp và TCTD chủ động nhiều hơn so với cơ chế điều hành tỷ giá trước đây trong việc quyết định hoạt động kinh doanh của mình liên quan đến ngoại tệ.
Đại diện các ngân hàng, quỹ đầu tư và chuyên gia tài chính kỳ vọng thông tin về cơ cấu tỷ giá sẽ góp phần giúp thị trường tài chính minh bạch hơn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự