Dệt may và da giày là hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mang về hàng chục tỷ USD mỗi năm. Thế nhưng, lợi nhuận từ việc xuất khẩu này phần lớn lại không thuộc về doanh nghiệp trong nước mà nằm ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
VnSteel dẫn đầu thị phần tiêu thụ thép xây dựng, Hoa Sen vẫn không có đối thủ ở sản phẩm tôn mạ
- Cập nhật : 12/04/2016
(Tin kinh te)
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố báo cáo tình hình sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tháng 3 và quý 1 năm 2016. Theo đó, Vnsteel dẫn đầu thị phần, chiếm 24,65% với sản lượng tiêu thụ 498.220 tấn thép trong Quý 1.
Theo VSA, 5 doanh nghiệp đứng đầu thị phần sản xuất thép xây dựng gồm VnSteel, Hòa Phát, Pomina, Vinakyoei và Việt Ý. Trong đó, VnSteel sản xuất 445.530 tấn thép xây dựng trong quý 1, tiêu thụ 498.220 tấn. Hòa Phán chiếm 19,54% thị phần với sản lượng tiêu thụ 394.906 tấn, sản xuất 362.955 tấn.
5 doanh nghiệp top đầu này chiếm tổng thị phần 68,92%, còn lại các doanh nghiệp khác chiếm 31,08%.
Về tình hình sản xuất ống thép hàn, VSA cho biết, các thành viên sản xuất được 148.020 tấn trong tháng 3, tăng 43,6% so với tháng trước và tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2015. Trong tháng 3, bán hàng ống thép của các thành viên VSA đạt 79.171 tấn, tăng 54% so với tháng trước. Sản lượng xuất khẩu ống thép hàn đạt 9.924 tấn, tăng so với tháng 2 nhưng chỉ bằng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung trong Quý 1/2016, sản xuất và tiêu thụ ống thép của các thành viên VSA đều tăng mạnh. Cụ thể, sản xuất đạt 373.482 tấn, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái và bán hàng đạt 410.347 tấn (tăng 45,9% so với năm ngoái). Tuy nhiên sản lượng ống thép hàn xuất khẩu giảm so, toàn quý đạt 27.668 tấn, chỉ bằng 62,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Ở lĩnh vực ống thép hàn, Hoa Sen dẫn đầu thị trường, chiếm 22,56% thị phần. Sản lượng tiêu thụ toàn quý 1 của Hoa Sen là 92.557 tấn trong khi đó sản xuất được 59.920 tấn.
Bám sát Hoa Sen là Hòa Phát với 22,3% thị phần. Hòa Phát tiêu thụ 91.500 tấn ống thép hàn trong quý 1. Lượng sản xuất ống thép hàn của Hòa Phát cao gấp gần 1,5 lần so với Hoa Sen, đạt 89.500 tấn.
Tiếp theo là các doanh nghiệp Minh Ngọc ở vị trí thứ 3, Thép Việt Đức đứng thứ 4 và SeAH VN đứng thứ 5.
Tổng thị phần 5 doanh nghiệp này chiếm 73,09%. Còn lại các doanh nghiệp khác chiếm 26,91%. Toàn thị trường tiêu thụ 410.347 tấn thép trong quý 1.
Hoa Sen đứng đầu thị phần tôn mạ
Ở sản phẩm tôn mạ KL&SPM, các thành viên VSA sản xuất đạt 354.192 tấn, tiêu thụ 262.972 tấn, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu đạt 99.964 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ.
Trong đó Hoa Sen dẫn đầu thị trường, chiếm 34,1% thị phần. Toàn Quý 1, Hoa Sen tiêu thụ 218.838 tấn tôn mạ, gấp hơn 2 lần so với đơn vị đứng thứ hai là Nam Kim (tiêu thụ 96.094 tấn). Có thể nói ở lĩnh vực này Hoa Sen vẫn chưa có đối thủ mạnh. Hoa Sen là doanh nghiệp bán hàng trong nước lớn nhất ở sản phẩm tôn mạ.
Các đơn vị tiếp theo trong top 5 của sản phẩm tôn mạ là Tôn Đông Á, Sun Steel, Tôn Phương Nam. Tổng thị phần mà doanh nghiệp top 5 chiếm là 77,5%.
Tiêu thụ thép tháng 3/2016 tăng đột biến
Nhận định về thị trường, Hiệp hội Thép cho biết thị trường trong nước dần ổn định khi các nhà sản xuất tuyên bố đảm bảo cung cấp đủ lượng hàng, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng sản xuất và bán hàng thép xây dựng duy trì ở mức cao hơn.
Sản lượng thép xây dựng bán ra vào tháng 3 năm ngoái đạt 621.901 tấn, đây là mức cao kỷ lục của năm 2015. Với mức tăng trưởng dự báo 15% cho năm 2016 thì sản lượng thép bán ra sẽ đạt 715.000 tấn. Tuy nhiên thực tế bán được 1.011.577 tấn, tăng hơn 290.000 tấn. VSA lý giải mức tăng đột biến này do tác động tâm lý của các nhà đầu cơ tích trữ để đưa hàng ra cho các tháng sau.
Dự báo của VSA thời gian tới giá thép sẽ nhích hơn do giá nguyên liệu sản xuất thép đang tăng. Nhu cầu của thị trường tốt hơn bởi đang mùa xây dựng và bất động sản đang đà khởi sắc. Nguyên nhân thứ ba khiến giá thép tăng do tác động bởi quyết định áp thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Hải Minh
Theo Người Đồng Hành