Dự án thép quy mô 10,6 tỷ USD tại Ninh Thuận được yêu cầu tạm dừng để làm rõ một số vấn đề liên quan tới môi trường, công nghệ, thiết bị dự án này.

Từ khi cổ phần hóa đến nay, doanh thu của Tổng công ty Thép Việt Nam giảm hơn 14.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại chuyển biến tích cực so với mức lỗ hàng trăm tỷ của các năm trước
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) ghi nhận doanh thu thuần đạt 17.849 tỷ đồng, tăng 4,4% so với năm trước. Tuy mức tăng trưởng khiêm tốn nhưng kết quả này cho thấy sự hồi sinh của VNSteel, bởi từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần vào năm 2011 thì đây mới là lần đầu công ty ghi nhận doanh thu cải thiện hơn năm trước.
Cụ thể từ năm 2012, hoạt động kinh doanh của VNSteel bắt đầu lao dốc khi doanh thu và lợi nhuận liên tiếp giảm. Doanh thu hợp nhất hiện đạt 29.089 tỷ, riêng phần của công ty mẹ đóng góp hơn phân nửa. Giai đoạn đỉnh điểm từ đầu năm 2014 đến 2015, Tổng công ty thất thu hơn 8.000 tỷ đồng và kéo tỷ lệ đóng góp của công ty mẹ xuống dưới 15%.Theo lý giải của ban lãnh đạo Tổng công ty, nguyên nhân khiến kinh doanh ảm đạm suốt nhiều năm liền đến từ việc giá các loại phôi thép và thép cuộn giảm mạnh, cộng thêm thua lỗ từ hàng loạt công ty con và công ty liên kết.
Sau 2 năm liên tiếp rơi vào khủng hoảng, từ năm 2014, Tổng công ty bắt đầu “cuộc chiến” cắt lỗ bằng việc rà soát danh mục đầu tư vào hơn 40 công ty nhằm tái cấu trúc toàn diện, kiên quyết thu hồi toàn bộ vốn đầu tư ngoài thép để tập trung nguồn lực cho lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất thép.
Theo đó, VNSteel thoái vốn 3 khoản đầu tư tài chính dài hạn và thu lãi 91 tỷ đồng trong năm 2015. Năm 2016, tiếp tục thoái toàn bộ và một phần vốn tại 12 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, giao nhận kho vận, xây dựng… và hoàn tất thủ tục giải thể Công ty cổ phần Tấm thép Miền Nam, doanh nghiệp có khoản lỗ lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả chung của khối công ty con.
Tính đến cuối năm qua, VNSteel sở hữu 14 công ty con và 30 công ty liên kết đều hoạt động trong ngành thép, trừ Công ty TNHH Trung tâm Thương mại Quốc tế (IBC – đơn vị xây dựng và vận hành tòa nhà phức hợp Diamond Plaza, quận 1). Trước đó, Hội đồng quản trị đề xuất sửa đề án tái cơ cấu toàn diện nhằm giữ lại phần vốn góp hiện có tại doanh nghiệp này và mua thêm 10% của đối tác để nâng tỷ lệ sở hữu lên 50%. Ban lãnh đạo Tổng công ty giải thích, quyết định có ngoại lệ đầu tư tiếp vào bất động sản xuất phát từ việc cân nhắc lợi ích rất lớn của dự án này mang lại.
Hiện, Tổng công ty cũng hoàn tất chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty mẹ để giảm áp lực sản xuất và quản lý đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết. Theo đó, hàng loạt đơn vị sản xuất trực thuộc được tách thành doanh nghiệp độc lập, tự chủ điều hành và đảm bảo kinh doanh theo chỉ tiêu Tổng công ty giao cho. Đồng thời, giải thể hệ thống chi nhánh cồng kềnh ở cả 3 miền nhằm xây dựng mô hình tiêu thụ gọn nhẹ và giải quyết sự chồng chéo trong kinh doanh. Cơ cấu doanh thu của Tổng công ty trong giai đoạn này thay đổi rõ rệt. Hiện doanh thu bán hàng và thành phẩm thép xấp xỉ 95,5%, nguồn thu rất nhỏ còn lại đến từ cung cấp dịch vụ, phế phẩm và đầu tư bất động sản.
Cũng theo báo cáo hợp nhất, lợi nhuận sau thuế năm nay tăng đột biến 383% so với năm trước, đạt mức 834,6 tỷ đồng. Đây được xem là tín hiệu ghi nhận sự thành công ban đầu của chiến lược cắt lỗ, từ doanh nghiệp chịu gánh nặng tài chính hơn 800 tỷ đồng đến nay đã duy trì mạch 3 năm liền tăng trưởng và thoát lỗ.
Theo kế hoạch đề ra tại đại hội cổ đông, Tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất giai đoạn 2016 đến 2020 đạt 124.800 tỷ đồng, tương đương gần 24.960 tỷ đồng mỗi năm và lợi nhuận sau thuế là 440 tỷ. Điều này đồng nghĩa việc sau giai đoạn “hồi sinh, công ty đang đặt kỳ vọng chiếm lại thị phần sản phẩm thép đang bị chia nhỏ bởi nhiều doanh nghiệp tư nhân.
Dự kiến trong năm 2017, Tổng công ty tiếp tục tinh gọn bộ máy tổ chức, sàng lọc đầu tư và đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm đối tác nước ngoài có uy tín, tiềm lực kinh tế để tham gia làm đối tác chiến lược cho kế hoạch bán một phần vốn Nhà nước đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ 93,93% xuống còn 51%.
Phương Đông
Theo Vnex
Dự án thép quy mô 10,6 tỷ USD tại Ninh Thuận được yêu cầu tạm dừng để làm rõ một số vấn đề liên quan tới môi trường, công nghệ, thiết bị dự án này.
Tiêu thụ cao su của ANRPC năm 2017 sẽ tăng 1,8%, từ 8,04 triệu tấn năm 2016 lên 8,19 triệu tấn. Trong đó, chỉ có Ma-lai-xia có lượng tiêu thụ giảm khoảng 1% xuống 490.000 tấn so với 498.000 tấn năm 2016.
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã thông qua sáng kiến về “Thúc đẩy Công nghiệp hỗ trợ APEC” do Nhật Bản và Việt Nam đồng chủ trì.
BMI cũng không cho rằng ngành khai thác than có thể phục hồi được trong thời gian tới.
San Miguel, hãng bia lớn nhất Philippines, đang cân nhắc và có thể sẽ chào mua cổ phần Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Theo Nikkei, PMI lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã tăng từ mức 54,2 điểm của tháng 2 lên 54,6 điểm trong tháng 3, cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang đứng trước nhiều sức ép lớn khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong ASEAN về 0% từ năm 2018.
Còn quá nhiều bất cập sau nhiều năm triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá lại hệ luỵ của dự án trước khi tái khởi động.
Trong 5 - 10 năm tới, sẽ chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam, trong đó, công nghiệp đóng tàu chiếm một vị trí quan trọng và được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Tại 2 dự án bauxite, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo phải chú trọng công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ chất thải, lắp đặt bổ sung hệ thống quan trắc, hoàn nguyên các khu vực đã khai thác…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự