Theo Dự thảo Phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đầu tuần này, những ngành, lĩnh vực có dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) được ưu tiên số một.
Ngành dệt may: Lo lợi ích vào tay doanh nghiệp FDI
- Cập nhật : 12/11/2015
(Kinh te)
Để phát triển công nghiệp nhẹ, Đài Loan có ưu đãi rõ ràng về thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu… Nếu cứ bình đẳng thì DN trong nước khó có thể đọ được”.
Gia tăng xuất khẩu, thu hút được nhiều vốn FDI... được xem là những cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam khi hội nhập. Song, nếu doanh nghiệp không tìm đối sách đầu tư thì lợi ích các hiệp định tự do sẽ chủ yếu mang lại cho doanh nghiệp FDI.
Thua doanh nghiệp FDI
Thông tin tại buổi tọa đàm “Dệt may cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập” tổ chức mới đây, các chuyên gia đều cho rằng: việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), dệt may là ngành hưởng lợi nhiều nhất.
Cơ hội đầu tiên được giới chuyên gia cũng như doanh nghiệp nhìn nhận là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Ví dụ như với FTA Việt Nam- EU, xuất khẩu sang EU sẽ tăng 50% trong năm đầu tiên thực hiện hiệp định và những năm tiếp theo thụ hưởng thêm 20%.
Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam có cơ hội thu hút được nguồn vốn FDI nhiều hơn vào đầu tư phát triển nguyên phụ liệu để hạn chế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cơ hội này bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam phải cải cách, tự tái cấu trúc để có thể hội nhập và nâng cao sứccạnh tranh trong nước. “Nếu không thay đổi, dù cơ hội xuất khẩu lớn nhưng đến một lúc nào đó tỷ trọng đầu tư của FDI vào những ngành này lớn lên thì doanh nghiệp sẽ khó cạnh tranh”, ông Hà nói.
Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhìn nhận, xuất khẩu dệt may 9 tháng đầu năm 2015 đạt 20 tỷ USD, trong khi nhập khẩu chỉ 12,3 tỷ USD. Như vậy, ngành dệt may đạt thặng dư gần 8 tỷ USD.
Hơn nữa, việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chứng tỏ sự quan trọng của ngành dệt may trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng kèm theo đó là rất nhiều thách thức. Ông Giang cho biết, xuất khẩu trong 9 tháng tăng trên 10% nhưng tỷ trọng của doanh nghiệp dệt may trong nước càng ngày càng thu hẹp, khoảng cách với doanh nghiệp FDI.
Tính toán của VITAS cho thấy, trong 27,5 tỷ USD xuất khẩu có đến 67% tỷ trọng thuộc về doanh nghiệp FDI. “Với đà này, nếu doanh nghiệp không tìm đối sách đầu tư thì lợi ích các FTA sẽ chủ yếu mang lại cho doanh nghiệp FDI. Đây là thách thức vô cùng lớn”, ông Giang chia sẻ.
Theo phân tích của ông Giang, do doanh nghiệp FDI có công nghệ dệt may phát triển hàng trăm năm, có sự hỗ trợ từ Chính phủ, Nhà nước về vốn, công nghệ, chưa kể đến họ quản trị doanh nghiệp tốt. Do vậy, khi họ dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.
Xem lại cách xúc tiến
Câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp cũng như giới chuyên gia đặt ra là “những thách thức này ai sẽ tháo gỡ”. Theo ông Trần Bắc Hà, để một ngành phát triển phải có cả điều kiện cần và đủ. Chính phủ cần giải quyết phát triển thể chế đồng bộ, trong đó có giải pháp cho ngành dệt may, có chính sách ưu đãi hỗ trợ.
Ông Hà dẫn chứng: “Để phát triển công nghiệp nhẹ, Đài Loan có ưu đãi rõ ràng về thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu… Nếu cứ bình đẳng thì DN trong nước khó có thể đọ được”.
Điều được vị Chủ tịch BIDV nhấn mạnh là phải quan tâm đến vùng nguyên liệu bởi để tìm 1.000ha trong 5 năm tới là không tìm được. “Bộ Công Thương phải báo cáo ngay với Chính phủ và làm việc với các tỉnh để quy hoạch quỹ đất, ưu tiên cấp cho nhà đầu tư có năng lực của Việt Nam”, ông Hà đề xuất.
Đáng chú ý, việc ký kết các FTA là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng dệt may Việt Nam nhưng Việt Nam cần phải tổ chức xúc tiến thương mại tốt hơn nữa.
Vị chủ tịch của BIDV rất “tâm trạng” khi nhắc tới vấn đề xúc tiến thị trường, xúc tiến thương mại và cho rằng phải xem lại cách tiếp cận thị trường.
Ông Trần Bắc Hà kể, trong chuyến thăm CH Séc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, BIDV được giao nhiệm vụ tổ chức diễn đàn “Hợp tác kinh tế - du lịch Việt Nam tại Séc”. Thật bất ngờ khi có người nhận xét, 10 năm nay chưa có diễn đàn nào đông đảo như vậy. Tuy nhiên, đến khi kết nối, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam “vắng” hết, chỉ còn mấy nhân viên đi kết nối. Kỳ lạ!
"Mục đích của chuyến đi là kết nối, tìm kiếm khách hàng thì doanh nghiệp đã biến thành cuộc đi chơi. Phải xác định rằng, dù là tiền của ai (doanh nghiệp hay Nhà nước) thì cũng phải xác định là tiền của đất nước này. Tôi cho rằng, cần phải rà soát lại cách xúc tiến. Đi xúc tiến về mà ít người kể lể chuyện làm ăn, chỉ khoe hàng hiệu”, ông Hà nói.